PGS giảng bài mưa gió là trời đất quan hệ tình dục
Trong quan niệm truyền thống các dân tộc Đông Nam Á đều suy nghĩ như vậy, khoa học vẫn phát triển, nhưng nếp nghĩ không thay đổi được.
Quan niệm của một tộc người trong một lễ hội nhất định
Ngày 29/9, trên cộng đồng mạng có lan truyền một hình ảnh chụp lại slide hình ảnh bài giảng ở trường Đại học Hoa Sen.
Trong đó, nội dung có đưa ra: “Mưa gió, trong quan niệm dân gian xưa, không phải là kết quả của sự bốc hơi nước được tích tụ, không phải do sự chênh lệch áp suất khí quyển mà chỉ là cuộc sinh hoạt tình dục của Trời và Đất mà thôi. Những hạt mưa như tinh dịch, giúp Mẹ Đất sinh ra muôn loài cây trái.
(Ngô Văn Doanh – Vũ Quang Thiện (1997), Phong tục các dân tộc Đông Nam Á, nxb VHDT, tr.331)”.
Trước thông tin trên, Đất Việt đã liên hệ ngay với PGS.TS Ngô Văn Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, chủ biên của cuốn sách để nghe giảng giải rõ về quan niệm trên.
Chia sẻ với Đất Việt, ông Doanh cho biết: “Đây là quan niệm của một tộc người cụ thể, được sử dụng trong một lễ hội, sự kiện diễn ra tại thời điểm linh thiêng nào đó, thì họ giải thích như vậy, chứ không phải là quan niệm của tất cả một dân tộc.
Thậm chí, với các dân tộc quan niệm như thế thì họ chỉ quan niệm tại thời điểm đó, tại lễ hội đó.
Tôi lấy ví dụ ngay như người Việt quan niệm, khi thấy gió xoáy, thì cho rằng đó là rồng đen lấy nước được mùa, còn rồng trắng thì khô hạn.
Chắc chắn trong truyền thống, người dân không quan niệm được như khoa học, nắng thì nước bốc hơi lên thành mây, mây gây ra mưa, ngày xưa chưa lý giải được.
Hình ảnh được chia sẻ
Có như thế chuyện của cha ông mới có ông Đùng, bà Đoàng, ông Sấm, bà Chớp, thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên, rồi có thần Mây, thần Mưa, làm ra các hiện tượng đó, tất cả đều có các vị thần.
Tất cả đều do hiện tượng siêu nhiên, chứ không phải tự nhiên, vì thế nắng hạn dân làm lễ Cầu đảo, trong lễ này hình tượng mang mưa đến là con rồng, dân gian nghĩ rồng làm ra mưa.
Video đang HOT
Còn quan niệm mưa như sinh hoạt tình dục giữa Trời và Đất chính là quan hệ âm dương, coi như Trời là cha, Đất là mẹ, mưa từ trên trời xuống, nó sẽ làm cho đất sinh sôi, nảy nở, một hình tượng rất phổ biến, từ xưa đến nay cả khu vực người Việt, các dân tộc đều quan niệm như vậy.
Nó như kết hợp Âm dương, quan niệm lưỡng hợp, một phần của tín ngưỡng phồn thực, khiến cho mọi vật sinh sôi, nảy nở.
Nó là biểu trưng cho nền văn hóa lúa nước, đất nước nông nghiệp, “lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày”, đó là quan niệm chung. Còn thể hiện thì cũng tùy vào từng lễ hội, từng hoàn cảnh”.
Lấy ví dụ cụ thể, ông Doanh chỉ ra, như Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày cũng có tục lệ Ném còn, biểu hiện cho kết hợp Âm dương, quả còn ném thủng qua vòng tròn và còn nhiều tục lệ khác như hát giao duyên.
Nói chung lễ hội đầu năm xuống đồng làm ruộng, cấy lúa, đều gắn với quan niệm Âm dương trên, để làm cây lúa sinh sôi, nảy nở.
Cho đến bây giờ, thì trong quan niệm truyền thống các dân tộc Đông Nam Á họ đều suy nghĩ như vậy, tất nhiên, khoa học vẫn phát triển, nhưng truyền thống vẫn là văn hóa không thay đổi được.
Một triết lý dân gian
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, theo ông Doanh, quan niệm sinh sôi giữa Trời và Đất quá bình thường, bây giờ thì con người không nói đến mức như vậy, vì nó đã mang tính vũ trụ, chứ không còn là hiện tượng cụ thể.
Chỉ còn người cha chung vũ trụ, người mẹ chung cũng là vũ trụ, và nó trở thành một triết lý trong triết học.
Hiện nay trong các lễ thức của một số lễ hội dân tộc vẫn còn rước sinh thực khí, Nõ – Lường, Linga – Yoni làm các động tác diễn tả hình tượng cụ thể để thể hiện quan niệm này nhưng không nêu ra cụ thể.
Khi giảng dạy vào trong nhà trường, theo ông Doanh, sách vở cũng nói nhiều, nhưng nói sao cho thiết thực, các bậc nghiên cứu Ths, TS vẫn được học nhiều.
Qua bao nhiêu năm nghiên cứu, thì quan niệm trên vẫn chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, có nền văn minh lúa nước, vì cần đến mưa, không mưa không có nước cây cối không phát triển được.
Đây là một truyền thống văn hóa, là cả một triết lý dân gian, chứ không phải là một điều gì cụ thể, một đặc trưng văn hóa.
Theo Đất Việt
Giảm béo bằng hít thở đúng cách
Nhiều người nghĩ rằng, khi chúng ta cố gắng giảm cân, chất béo sẽ được đào thải qua phân, thế nhưng thực tế, phổi mới là cơ quan "giải tán" các axit béo này ra khỏi cơ thể.
Béo - vòng tròn luẩn quẩn
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các tế bào trong cơ thể chúng ta đều bắt đầu từ những nguyên bào trong tủy xương.
Dưới các điều kiện khác nhau thì các nguyên bào ấy sẽ biến hóa thành tế bào sinh cơ, sinh xương hay sinh mỡ. Mỡ trong cơ thể thực tế cũng tồn tại dưới 2 dạng tế bào là: tế bào mỡ nâu và tế bào mỡ trắng.
Tế bào mỡ trắng là tế bào gây béo và thường có kích thước lớn hơn tế bào mỡ nâu và đặc điểm của nó là có thể thay đổi kích thước gấp 20 lần ban đầu.
Không những vậy, nó còn không ngừng phát triển về số lượng, nên từ một tế bào mỡ, nó có thể phát triển thành một mô mỡ, từ một mô mỡ nhỏ, nó có thể thành một mô mỡ lớn hơn. Chính đặc điểm này khiến tế bào mỡ trắng rất dễ tích tụ, đặc biệt là ở những phần cơ thể mà chúng ta ít vận động như bụng, đùi...
Ngoài khả năng lớn nhanh, sinh đẻ nhiều, mỡ trắng còn đóng vai trò như là một nội tiết tố, tiết ra những chất giúp chúng ta ăn ngon hơn, thèm ăn, cũng như có tác dụng kích thích các tế bào bên cạnh sinh đẻ nhanh hơn.
Chính vì vậy, với những người thừa cân, béo phì thì phản xạ thèm ăn của họ cũng nhiều hơn. Tiếp tục như vậy, nó sẽ thành một cái vòng tròn luẩn quẩn: càng béo càng thèm ăn và càng thèm ăn thì càng béo. Điều này khiến những người béo phì khó thoát khỏi béo phì hơn nếu như những tế bào mỡ trắng phát triển ngày càng nhiều hơn trong cơ thể.
Ảnh minh họa
84% chất béo đào thải qua đường thở
Mặc dù các công trình nghiên cứu khoa học đã ghi nhận: tế bào mỡ trắng rất kèm nhạy cảm với sự thay đổi nên quá trình đốt cháy nó gặp không ít khó khăn, thế nhưng, chỉ bằng việc hít thở đúng cách, chúng ta đã có thể loại bỏ được lượng mỡ này ra khỏi cơ thể.
Điều này vừa được hai nhà khoa học là Andrew Brown - người chuyên nghiên cứu chất béo thuộc trường Đại học New South Wales và nhà cựu tâm thần học Ruben Meerman người Úc ghi nhận trong nghiên cứu mới nhất của mình.
Theo đó, hai ông cho rằng, các tế bào mỡ trắng được cấu tạo chủ yếu từ carbon, hydrogen và khí ôxy. Khi tiến hành giảm cân, tế bào mỡ trắng sẽ được giải phóng vào máu, thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Theo quá trình vận động, chúng dần được chuyển hóa thành nước và CO2. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: bao nhiêu phần trăm của một phân tử chất béo bị biến thành nước và CO2?
Sau khi tiến hành thu thập các dữ liệu, hai nhà khoa học này phát hiện ra rằng nước sinh ra từ quá trình chuyển hóa chỉ chứa 16% chất béo, và đương nhiên chất béo trong CO2 sẽ chiếm tới 84%.
Thông thường, CO2 sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường thở, thế nên, điều này có nghĩa là thở đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong việc đào thải chất béo. Do đó, nếu các bài tập của bạn càng dùng nhiều đến phổi, khả năng giảm cân càng nhanh.
Ở một khía cạnh vật lý khác, các nhà khoa học cũng ghi nhận, nếu hít thở đúng cách, vùng cơ bụng sẽ được vận động nhiều hơn bình thường. Quá trình này sẽ tác động đến các vùng mỡ thừa, làm tiêu hao năng lượng tích tụ ở đây.
Hít sâu, thở đều, chậm rãi, êm dịu
Đó là nguyên tắc vàng khi chúng ta tập hít thở. Việc hít sâu sẽ giúp tiếp thêm khí ôxy cho cơ thể, tạo thành các phản ứng hóa học giúp đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Thở đều, chậm rãi, êm dịu giúp điều hòa các cơ quan nội tạng.
Theo Dummies, cách tập thở sau đây sẽ rất có ích cho bạn trong việc giảm cân:
- Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái
-Đặt một tay trên ngực, tay còn lại đặt trên bụng, ngay phía dưới xương sườn
-Hít thật sâu bằng mũi.
-Thở ra nhẹ nhàng bằng mồm cho đến khi đẩy hết khí ở trong bụng ra. Lúc này môi mím lại như đang huýt sao để khí thoát ra từ từ
-Tập trung cảm nhận bàn tay đặt ở bụng và di chuyển cùng với bụng.
Bài tập này rất thích hợp với những người ngồi nhiều và tích lũy mỡ chủ yếu ở vùng bụng. Nó tương đối đơn giản và bạn có thể tập ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay tại bàn làm việc. Thế nên, hãy thở đúng cách để loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.
Theo Alobacsi
Nữ GS Toán: 'Đừng bắt bạn trẻ ăn đói làm khoa học' "Thời của tôi và thế hệ đi trước có thể ăn đói, chịu đựng khó khăn mà vẫn say mê làm khoa học và cống hiến, nhưng đừng bắt các bạn trẻ phải như thế", GS Lê Thị Thanh Nhàn nói. Con đường trở thành GS Toán học Sinh ra trong gia đình bố là bộ đội, mẹ làm giáo viên cấp 1,...