PGĐ Sở VH-TT-DL nói gì sau phát biểu “không đọc sách báo”?
Xung quanh câu chuyện Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Đắk Nông – Lê Khắc Ghi “không hề đọc sách, báo” gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, chiều ngày 29/8, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi thêm với ông Ghi.
Ông Ghi cho biết, ngày 23/8, tại Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông tổ chức cuộc họp “Kiểm tra việc thực hiện cấp báo, tạp chí, ấn phẩm theo Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ”. Cuộc họp này gồm có các đơn vị là: Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông, Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh Đắk Nông, Báo Đắk Nông, Bưu điện tỉnh Đắk Nông. Ông Ghi cho biết ông tham dự cuộc họp này với tư cách đại diện cho Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông.
Tại buổi họp hôm đó, ông có một bài phát biểu dài 15 đến 20 phút liên quan đến việc cấp sách báo tại địa phương, chứ không phải phát biểu chuyện “đọc hay không đọc”.
Ông Ghi cho rằng, tại địa bàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc anh em khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ gồm: M’nông, Mạ, Ê-đê. Cho nên thói quen văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc sinh sống tại Đắk Nông không phải là văn hóa đọc, mà là văn hóa nghe, văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng. Không những thế, văn hóa đọc nay lại bị lấn át thêm bởi văn hóa mới là truyền hình, báo mạng, internet, đài phát thanh, điện thoại di động… Cho nên, đa phần học sinh, giới trẻ, người dân tại địa phương thường xem các chương trình truyền hình, đọc báo mạng, truy cập internet nhiều hơn. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc cấp sách, báo cho bà con địa phương, người đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Nông.
Đối với đồng bào như thế, ông Ghi cho rằng việc cấp phát sách báo, tạp chí cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, trực quan và đa dạng nguồn. Ngoài ra cần trang bị kệ sách, có chỗ để báo cho người đồng bào xem và đọc. Bên cạnh việc cấp phát các ấn phẩm báo chí, cần phải có các điểm internet để phục vụ người dân.
Ông Lê Khắc Ghi – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Đắk Nông.
Thưa ông, mới đây báo chí đã đưa tin lời phát biểu của ông: “…những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí…”. Điều này có nghĩa là những năm gần đây ông không quan tâm đến tình hình thời sự của nước nhà cũng như lĩnh vực mà mình phụ trách?
Như tôi đã nói, với văn hóa đọc bây giờ, các loại hình sách báo in hết sức khó khăn cho người đọc. Vì bây giờ thông tin trên mạng rất sẵn, khi ta đọc, ta khai thác trên mạng, rất thuận tiện.
Như bản thân tôi, máy ở cơ quan kết nối internet, điện thoại di động kết nối internet, iPad hiện giờ cũng kết nối internet. Những thông số đó nếu như kiểm tra thì cũng rất dễ thôi, Bưu điện xem thử ông Lê Khắc Ghi hàng tháng đọc báo hết bao nhiêu tiền là có trên mạng hết.
Xem đài truyền hình, nghe radio cũng hết sức thông thường với tôi. Kể cả bây giờ tôi chứng minh, lấy cái máy di động mở ra, thu các chương trình radio như các chương trình văn nghệ hết sức phong phú, ngâm thơ, đọc truyện… đều có hết!
Video đang HOT
Tủ sách cá nhân của tôi đây, mời xem thử, có các loại sách khoa học. Số này thì đọc rồi! Nhưng mua mới thì cũng hơi đắt. Tôi đọc trên mạng tiên hơn, đi đâu cũng mang theo được.
Nếu như vậy thì lý do gì mà trong cuộc họp hôm đó, ông lại phát biểu “…những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí…”?
Tại vì nói trong ngữ cảnh, để giải thích thêm cho câu nói của tôi, cho các ý mà tôi đã viết trong sổ họp. Ý nói là người đọc bây giờ họ lười đọc sách, báo in vì có sẵn trên mạng rồi! Bản thân tôi cũng vậy thôi, thì lúc trước, vài năm trước thì một tháng có một vài số báo đặt, mua; rồi sách cũng mua được vài cuốn hoặc không có thì mượn của thư viện đọc. Chứ bây giờ nguồn thông tin có sẵn ở trên mạng, hết sức phong phú, cứ bật lên là có!
Cho nên ý nói là muốn nói đến việc đó, chứ không phải là không đọc sách báo! Đọc cũng có nhiều loại đọc chứ, đọc báo điện tử, đọc báo in, rồi xem đài truyền hình cũng là xem báo mà!
Ông có cho rằng hiện nay một bộ phận công chức không có văn hóa đọc, lười đọc?
Văn hóa đọc thì đương nhiên lúc nào cũng có. Nhưng văn hóa đọc báo in thì ít. So với ngày xưa thì bây giờ có nhiều người nói cả năm hầu như không mua báo.
Sau lời phát biểu “không đọc sách báo” của ông, dư luận đang nghi ngờ về trình độ văn hóa cũng như năng lực quản lý của ông?
Độc giả họ có quyền bình luận. Tuy nhiên đôi lúc một bài báo cũng chưa nói hết được vân đê. Chứ bản thân tôi nói không phải khoe, tôi đã học qua 2 bằng đại học: Ngữ văn – Đại học hành chính quốc gia, sau đó học Cao cấp lý luận chính trị, rồi sau đó tôi học thạc sĩ về Văn hóa học ở Viện nghiên cứu Văn hóa Hà Nội, bây giờ tôi đang làm Nghiên cứu sinh tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Một người như thế không thể không đọc được! Đúng không? Tôi mà không đọc thì không đi học được nhiều như vậy!
Còn năng lực thì tùy theo mỗi người, mỗi năm tôi đều hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm việc gì cũng cần mẫn, cũng đem hết sức mình để cống hiến.
Những ngày qua ông có chịu áp lực sau khi lời phát biểu của mình được được đăng trên báo?
Tôi thấy môt thông tin khi được đưa ra phản ánh trên báo chí phải xác thực, người phản ánh phải trung thực; khi đưa ra một thông tin phải có đầu, có cuối, phải có trước có sau, phải có những ý chính và ý giảng giải, chứ chỉ phản ánh không như thê thì không đầy đủ.
Cho nên khi đọc bài báo, tôi đã nghĩ “tại sao lại phản ánh một chiêu thôi!?”. Có rất nhiều nội dung mà tôi phản ánh trong cuộc họp thì không nói, lại chỉ nói chuyện đọc báo và không đọc báo.
Về phía cá nhân, áp lực cũng có nhưng cũng có mức độ thôi.
Xin cảm ơn ông!
Thủy Nguyên (thực hiện)
Theo Dantri
Phát lộ thêm tàu cổ vật
Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam kéo nhau lặn tìm cổ vật được cho là của một con tàu bị đắm. Theo các chuyên gia, đây có thể là tàu đắm thuộc hàng cổ nhất được tìm thấy ở vùng biển miền Trung.
Sáng sớm 25/8, chúng tôi theo chân hai anh em thợ lặn Nguyễn Vỹ (39 tuổi, trú thôn 1, xã Tam Hải) dong chiếc thuyền máy ra vùng biển phía trước nhà để chuẩn bị cho một ngày lặn tìm cổ vật.
Dễ kiếm được tiền triệu
Nơi anh Vỹ neo thuyền cách bờ chừng 500 m. Nơi đây người địa phương gọi là vùng rạn Nhọn, cách mũi Bấc của đồi Bàn Than khoảng 300 m về phía Tây.
Hai người soạn sẵn ống dẫn khí, khoác bộ đồ lặn lên người rồi nhảy xuống biển lặn tìm cổ vật. Trong khi đó, trên thuyền, máy trợ thở hoạt động liên tục. Khoảng 30 phút sau, 2 người lần lượt ngoi lên mặt nước cùng một số mảnh vỡ của bát, dĩa, lọ bằng gốm sứ. Sau đó, cứ 5-7 phút, họ lại mang lên nhiều cổ vật khác, trong đó có nhiều lọ gốm nhỏ còn nguyên vẹn, bị đất cát bám xung quanh.
Anh Vỹ cho biết cách đây hơn 1 tháng, trong khi lặn bắt cá, một số ngư dân phát hiện tại vùng rạn Nhọn có nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ. Nghi là đồ cổ nên nhiều người lặn và tìm được nhiều bình gốm, chén dĩa, hũ loại nhỏ. Nghe tin, nhiều thợ lặn từ nơi khác cũng mang thiết bị đến trục vớt cổ vật nhưng đã bị người dân ở đây ngăn cản.
Một thợ lặn đưa cổ vật lên tàu
Theo anh Vỹ, vùng biển tìm thấy cổ vật sâu khoảng 4 m, phía dưới có rất nhiều đá, cổ vật bị vùi lấp dưới cát chừng nửa cánh tay. Có lẽ do gần bờ lại bị sóng đánh mạnh vào mùa đông nên nhiều cổ vật đã vỡ.
"Lúc mới phát hiện, ngư dân địa phương lặn tìm được rất nhiều cổ vật, đa số là chén dĩa, hũ nhỏ bằng sứ. Cũng có chậu, bình gốm sứ cỡ lớn nhưng đều bị vỡ. Hiện nay, giá bán những chiếc đĩa loại nhỏ là trên 1 triệu đồng, hũ gốm nhỏ từ 200.000 đồng trở lên, tùy màu sắc và hoa văn. Ngay cả mảnh vỡ cũng được thương lái mua khoảng 15.000 đồng/kg. Có người bán được hàng chục triệu đồng từ cổ vật, người ít cũng kiếm được vài triệu đồng" - anh Vỹ thuật lại.
Theo quan sát của chúng tôi, đa số cổ vật ngư dân ở đây tìm được có kích thước nhỏ, nhiều họa tiết, hoa văn vẽ bông hoa, chim chóc.
Dấu vết tàu cổ
Anh Vỹ cho biết cách đây vài hôm, tại một khu vực gần cửa Lở - nơi con sông Trường Giang đổ ra biển - nhiều ngư dân đã tìm thấy nhiều mảnh gỗ nghi là thân của tàu cổ bị đắm. Một mảnh đã bị gãy dài hơn 1,2 m, rộng gần 0,5 m, dày khoảng 0,1 m. Mảnh thứ hai nhỏ hơn, giống chi tiết nối ghép thân tàu cổ, có cả những vị trí chốt nêm. Ngoài ra, còn có 2 đoạn gỗ tròn như trụ xoay bánh lái. Mỗi đoạn gỗ tròn này dài hơn 3,5 m, đường kính hơn 0,4 m, có nhiều họa tiết và chữ Hán.
Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 23/8, sở đã cử đoàn đến vùng biển người dân trục vớt cổ vật để khảo sát. Sau khi được ngư dân cung cấp hiện vật vừa trục vớt được, sở đã gửi một số tiêu bản cho TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.
Qua phân tích, TS Khôi nhận định: Đây là những hiện vật của con tàu đắm thuộc hàng cổ nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại được tìm thấy ở vùng biển miền Trung. "Dựa vào loại hình đồ gốm sứ, chúng tôi nhận định các cổ vật này có niên đại vào thời Tống - Nguyên (thế kỷ XII-XIII)" - TS Khôi cho biết.
Rõ dần "nghĩa địa" tàu cổ Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, đây rất có thể là một trong những địa điểm của hành trình con đường gốm sứ trên biển. Căn cứ vào các hiện vật gốm sứ cổ được tìm thấy ở xã Tam Hải, kết hợp với việc tỉnh Quảng Ngãi đang khai quật nhiều tàu cổ, giả thuyết về một "nghĩa địa" tàu cổ ở khu vực biển Quảng Nam - Quảng Ngãi đang rõ dần. Ông Hồ Xuân Tịnh cho biết việc xác định giá trị cổ vật vừa được tìm thấy sẽ góp phần quan trọng vào việc xác định giá trị to lớn của con đường gốm sứ trên vùng biển phía Tây tỉnh Quảng Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam để có phương án bảo vệ, thăm dò và trục vớt tàu cổ bị đắm.
Theo Trân Thường
Thợ săn ngầm và con tàu chở cổ vật thế kỷ XIV Độ sâu dưới biển từ 50-70m đều bị thợ săn ngầm ở làng chài Bình Châu đặt chân tới. Có khi trời nổi sóng gió ào ào, các tàu khai thác cổ vật rút hết, thợ săn ngầm ở làng lại xuất hiện để chinh phục đáy đại dương, bật nắp kho cổ vật để tìm hàng độc. Thợ lặn xuống đáy biển...