PGĐ Sở Giáo dục phát điên vì… quá giỏi!
Một phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo tỉnh có tài vẫn phải nhập viện tâm thần điều trị vì áp lực công việc.
LTS: Kinh tế khó khăn, cuộc sống ngộp thở với mức leo thang của giá cả trong khi đồng lương chưa được cải thiện, văn hóa – đạo đức xã hội xuống cấp… Tỷ lệ nhiều trí thức mắc chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… phải vào viện tâm thần để điều trị đang tăng cao đột biến trong thời gian gần đây. Chuyên đề “Trí thức tâm thần” hé mở phần nào về bức tranh màu xám này với mong muốn cung cấp thông tin và những kỹ năng cần thiết cho độc giả xây dựng một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.
Tâm thần vì quá giỏi?
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành Tâm thần, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào viện điều trị, không ít người giỏi giang, có bằng cấp, có địa vị cao trong xã hội.
Bác sĩ Dũng đã từng điều trị cho một vị phó giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh bị trầm cảm, khủng hoảng tinh thần cực độ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng. Ảnh: La Hoàn
Bác sĩ Dũng kể: “Cô ấy từng là thư ký của UBND tỉnh T.Q, rất chi là giỏi. Vì nghề của cô là giáo viên nên cô được chuyển lên làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh T.Q. Là một trong những người giỏi nhất ở Sở, cô đã lập được nhiều dự án, xây dựng nhiều công trình cho tỉnh.
Cô ấy kiêm luôn thủ quỹ của cơ quan. Khi cô làm chung đề tài với ông Giám đốc Sở thì hai người vênh nhau, cô không chịu ký nhận những hóa đơn của ông thủ trưởng vì cho rằng nó không minh bạch. Tình hình căng thẳng, ông Giám đốc sở họp và phê bình cô trước hội đồng Sở. Cô không cãi nhưng về nhà rất lo âu, mất ăn mất ngủ. Kết hợp với giai đoạn mãn kinh ở tuổi 42 nên càng lo âu. Cô bị mắc chứng mất ngủ, trầm cảm nên phải đến bệnh viện điều trị.
Sau khi điều trị 2 tháng, tâm lý đã ổn định, cô về cơ quan làm việc một thời gian thì bị chuyển công tác xuống cơ sở làm Hiệu trưởng của một trường. Lúc đầu mới về cơ quan cô rất bình thường nhưng chính việc chuyển công tác lại khiến cô bị sang chấn tâm lý. Là thư ký UBND tỉnh, lên chức phó Giám đốc Sở, giờ về làm Hiệu trưởng một trường. Cô cảm thấy mình là người thấp kém, hèn mọn. Cô nổi nóng mọi lúc mọi nơi, không biết sợ gì. Cô đuổi hết tất cả nhân viên dưới quyền. Cơ quan lại cho cô đến bệnh viện điều trị”.
Nghịch lý đau lòng
Video đang HOT
Có một nghịch lý đau lòng là, người càng giỏi, càng tận tụy với công việc thì càng dễ phát điên càng dễ hoảng loạn, trầm cảm. Bệnh tâm thần trong trí thức đang trở thành một căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại.
Bác sĩ Dũng kể về trường hợp tâm thần của một kế toán trưởng giỏi giang, ngay thẳng, trực tính bị tâm thần vì quá lo cho chuyện thu chi trong cơ quan:
“Cô này 36 tuổi, Tốt nghiệp ĐH Tài chính Kế toán, làm ở một cơ quan lớn bên Gia Lâm. Là người ngay thẳng, trực tính nên cô có những quyết sách riêng cho việc thu, chi của cơ quan.
Khi giám đốc đi tiếp khách và lấy biên lai thì cô không chịu thanh toán vì cho rằng đó là các khoản chi ngoài cơ quan. Cô rất lo lắng cho chuyện thu chi cho cơ quan. Cô thẳng tính nên nói với giám đốc là việc đó sai và cô không thể chấp nhận việc đó vì cô là người cầm tài chính của cơ quan.
Một nam sinh viên (trái) đang tắm cho bệnh nhân tâm thần. Ảnh: DT
Giám đốc liền chuyển cô đi làm văn thư. Làm ở văn thư cô vẫn tiếp tục có những can thiệp vào hoạt động tài chính kế toán của cơ quan. Cô tìm ra những lỗ hổng mà lãnh đạo thực hiện. Lãnh đạo không cho cô làm nữa. Cô sinh ra bệnh trầm cảm, không muốn giao tiếp với ai, sợ mọi người đến hại.
Đặc biệt khi kiểm toán nhà nước đến làm việc thì cô sợ hãi, đóng chặt cửa, 3 tuần không ra khỏi phòng. Lúc cô đương chức kế toán trưởng, cũng đã có biểu hiện bệnh, khi kiểm toán nhà nước đến làm việc thì cô sợ hãi, đốt hết tài liệu đi”.
Bác sĩ Dũng cho biết, bình thường đầu óc giới trí thức đã “căng như dây đàn” vì tập trung làm việc với cường độ cao, khi gặp phải những tác động từ bên ngoài vượt ngưỡng chịu đựng của họ thì sẽ mắc bệnh. Rối loạn tâm thần ở giới trí thức chủ yếu là loạn thì cấp (loạn theo giai đoạn).
“Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này đó là do sang chấn tâm lý và sau bệnh tật. Gia đình không hòa thuận, mâu thuẫn thế hệ, con cái hư hỏng, kinh tế thất thoát, mâu thuẫn trường diễn ở cơ quan, đấu tranh chức quyền, nghỉ hưu…là những tác động dẫn đến sang chấn tâm lý. Mất ngủ triền miên, lo âu quá mức, thoái triển cơ thể, mãn kinh cũng dễ dẫn đến rối loạn tâm thần”, bác sĩ Dũng nói.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở người tâm thần là mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, dễ cáu giận, xa lánh, ít giao tiếp với mọi người. Dẫn đến kết quả công việc giảm sút, cơ thể suy kiệt. “Bệnh nặng thì hoang tưởng, kích động đập phá, sợ hãi có người theo dõi”, bác sĩ Dũng mô tả.
Theo bác sĩ Dũng, những người tìm đến bác sĩ để điều trị chủ yếu là những trường hợp bệnh đã khá nặng. Việc lờ đi những triệu chứng ban đầu, ngại thăm khám thường xuyên dẫn đến quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn.
Bác sĩ Dũng khẳng định, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi nhanh, trở lại với cuộc sống bình thuờng. Nếu phát hiện muộn, bệnh tiến triển mãn tính, khó hồi phục.
12 triệu người Việt có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần
Theo nghiên cứu của bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội), năm 2003, tỷ lê người bênh tâm thân và có dâu hiêu liên quan đên bênh tâm thân tại Viêt Nam chỉ khoảng 14% (10 triêu người). Tuy nhiên, đên năm 2010 thì tỷ lê này đã tăng lên khoảng 15% dân sô. Những người này có dâu hiêu mắc phải các triêu chứng tâm thân như tâm thân phân liêt, trâm cảm, rôi loạn lo âu, nghiên/lạm dụng rượu, ma túy và châm phát triên trí tuê. Như vây, ở Viêt Nam hiên có khoảng 12 triêu người cân được chăm sóc sức khỏe tâm thân. Nghiên cứu của bác sĩ La Đức Cương cũng chỉ ra kinh phí hằng năm mà chính phủ dành cho viêc chăm sóc sức khỏe tâm thân toàn dân ngày môt tăng (năm 2010 là 60 tỷ đông còn năm 2011 là 70 tỷ đông). Tuy nhiên, sô lượng bác sĩ chuyên khoa vê tâm thân vân còn rât thiêu: chỉ hơn 800 bác sĩ, với tỷ lê 1 bác sĩ/100.000 dân. So với tỷ lê trên thê giới (1 bác sĩ/30.000 dân) thì rõ ràng Viêt Nam cân có 1.500 bác sĩ tâm thân.
Theo La Hoàn
Vietnamnet
Ma túy: Từ "phê" thành "điên"
Rất nhiều người sử dụng ma túy tổng hợp bị tâm thần (Ảnh minh họa)
Ma túy tổng hợp đang đẩy không ít bạn trẻ vào bệnh viện tâm thần vì rối loạn tâm thần tức thời ngay sau khi sử dụng. Nguyễn Khắc H. (26 tuổi, Hà Nội) đã điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội gần hai tháng. Khoảng một năm trước, H. được đưa vào đây trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Vì sao?
Sau khi hít ma túy đá, H. chìm trong ảo giác kỳ lạ, tưởng mình là chim nên cứ thế bật tung cửa bancông trên tầng ba rồi... nhảy xuống đất. May mắn, kết quả cú nhảy bất thường chỉ là hai gót chân bị gãy giập. Nhưng ra viện, cai được vài tháng H. lại "phập" vào đường cũ. Bạn bè dùng ma túy để thức liên tục vài ngày không ngủ, "chơi tới bến" đủ thứ như cờ bạc, nhảy nhót thâu đêm, còn H. chỉ dùng cùng vợ. "Nó đem lại cho cả hai vợ chồng hưng phấn đặc biệt", H. không giấu giếm. Theo H., nhiều cặp vợ chồng trẻ, mới cưới như H. rất ưa dùng ma túy tổng hợp để phục vụ chuyện "riêng tư". "Nhưng chỉ được một thời gian" - H. bộc bạch.
Không đơn giản dùng ma túy để khoe độ chơi như nhiều người nghĩ, nhiều bạn trẻ như H. đang lặng lẽ chơi thứ hàng chết người này để thỏa mãn "bản lĩnh giới tính". H. lý giải đó là lý do cậu không phải thành phần hư hỏng, đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm tử tế, còn vợ cũng là trưởng phòng một công ty du lịch, cả hai đã có con, có nhà riêng mà vẫn tìm đến ma túy đá. Theo H., dù chơi rất hạn chế, nhưng hơn một năm hai vợ chồng cũng chi hết 400-500 triệu đồng để "đập đá".
Bác sĩ thăm khám cho Nguyễn Khắc H.- người đã hai lần nhập viện tâm thần do dùng ma túy tổng hợp - Ảnh: Ngọc Hà
Số ca bệnh tăng nhanh
Thống kê tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả năm 2010 chỉ có chín bệnh nhân nhập viện thì năm 2011 số bệnh nhân tăng hơn 10 lần, lên đến 93 người. Riêng ba tháng đầu năm 2012, nguyên số bệnh nhân ra viện sau điều trị bệnh lý này đã là 15 người. Bệnh nhân gia tăng, phác đồ điều trị chưa có, đặc điểm bệnh lý nhiều nét đặc thù... buộc bệnh viện đang gấp rút xây dựng một đề tài nghiên cứu về những rối loạn tâm thần do sử dụng Amphetamine và dẫn xuất.
H. chỉ là một trong nhiều bệnh nhân tâm thần vì ma túy tổng hợp đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Sự gia tăng của dạng bệnh này khiến khoa H. - khoa điều trị nghiện chất - trở nên quá tải. Hơn 50 giường bệnh của khoa luôn tiếp nhận điều trị trên 60 bệnh nhân.
Bác sĩ Lý Trần Tình - giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - khẳng định xã hội vẫn dồn lo lắng vào tình trạng nghiện heroin, nhưng gần đây các hệ lụy từ nghiện các loại ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và dẫn xuất (như "ma túy đá", thuốc lắc Ecstasy...) mới là vấn đề đáng báo động. "Nhiều người dùng ma túy tổng hợp còn tìm cách thỏa mãn hưng phấn bằng cách sinh hoạt tình dục bừa bãi, thậm chí sinh hoạt tình dục tập thể" - bác sĩ Tình nói.
Bệnh nhân trí thức
Theo bác sĩ Tình, ma túy có thể chia làm các nhóm chất gây nghiện: chất dạng thuốc phiện các chất kích thần nhóm Amphetamine, Methamphetamine, Ecstasy các chất yên dịu gây ảo giác. Trong đó nhóm chất Amphetamine và các dẫn xuất (hay còn gọi là ma túy tổng hợp) đang trở thành nỗi ám ảnh của bác sĩ chuyên ngành tâm thần. Bệnh nhân chịu những rối loạn về thần kinh thường biểu hiện tức thời sau khi sử dụng.
"Biểu hiện phổ biến là nói nhiều, tự cao, đa nghi và kích động, tăng ham muốn tình dục, tăng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Khi sử dụng liều cao, bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái loạn thần như hoang tưởng, ảo giác" - bác sĩ Tình phân tích. Bệnh nhân không chỉ nằm ở nhóm "thanh niên hư hỏng" như thường thấy ở người nghiện thuốc phiện, tại các đô thị lớn người nghiện ma túy tổng hợp đang xuất hiện nhiều hơn ở giới công chức, những người có trình độ, tốt nghiệp các trường đại học lớn...
Gia đình có thể phát hiện sớm người thân mình sử dụng ma túy tổng hợp qua các biểu hiện dễ thấy như: không ngủ 3-7 ngày liên tục, nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn, có các hoạt động thể chất liên tục (liên tục vặn vẹo hoặc đan các ngón tay vào nhau, tháo lắp sửa chữa đồ vật, đứng ngồi không yên)...
Bác sĩ Nguyễn Quang Bính - trưởng khoa H Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - cho biết hiện vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân nghiện ma túy tổng hợp, mà chỉ điều trị trên những triệu chứng riêng lẻ. "Nguy hiểm là nhóm chất kích thích, thuốc lắc này thường gây ảo giác mạnh, có thể khiến người dùng gây tội ác ngay sau khi sử dụng. Có đến 48% người nghiện ma túy "có vấn đề" với pháp luật chính là những người nghiện Amphetamine" - bác sĩ Bính nói.
Theo Ngọc Hà (Tuổi trẻ)
Huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến tai biến mạch máu não Chị em phụ nữ khi có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường chủ quan và cho rằng do thay đổi thời tiết, do gặp lạnh, áp lực công việc, stress... Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp mà chị em thường bỏ qua. Theo các bác sĩ, chị em phụ nữ thường rất chủ quan và...