PGĐ Bệnh viện K nêu 9 dấu hiệu của các loại ung thư, nếu có nên đi khám càng sớm càng tốt
Ung thư đang trở thành gánh nặng của toàn cầu khi số người mắc mới và số người tử vong ngày càng tăng lên. Trong khi đó bệnh nhân đều phát hiện khi bệnh đã muộn.
94 nghìn người Việt chết vì ung thư mỗi năm
Mới đây, tại “Diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương” Giáo sư Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương đưa ra báo cáo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khoảng 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008 có 36 triệutrường hợp là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%).
GS Thuấn nhấn mạnh, ung thư – một trong những nguyên nhân gây tử vong cao do bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tậm đặc biệt của toàn xã hội.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.
Theo GS Thuấn, 5 loại bệnh ung thư thường gặp hiện nay ở nam giới đó là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan,
Ở nữ giới đứng đầu là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Hiện nay ở hai giới đáng báo động nhất đó là ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày.
Ở người bình thường, các tế bào của cơ thể sinh sôi để giữ cho cơ thể khoả mạnh, hoạt động tốt. Các tế bào chết sẽ có tế bào mới thay thế nhưng tế bào ung thư tăng trưởng không theo an bài, sinh sôi nảy nở không ngừng trở thành tế bào bất tử. Các tế bào tích tụ lại thành khối u bướu.
Ung thư có rất nhiều loại, mỗi bệnh có những biểu hiện khác nhau. Dấu hiệu và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào ung thư ở bộ phận nào và độ lớn của khối ung thư ảnh hưởng lên các bộ phận nội tạng của cơ thể cũng như tế bào.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư có thể khá chung chung và không rõ rệt. Nguyên do là tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể cung cấp, hoặc chúng tiết ra những chất thay đổi quá trình hấp thụ năng lượng của cơ thể từ thức ăn.
Bệnh nhân ung thư xạ trị tại BV K Tân Triều (Ảnh: Thùy Linh/Báo Lao Động)
9 dấu hiệu cần nhớ
PGS.TS Lê Văn Quảng – Phó Giám đốc BV K Trung ương, Chủ nhiệm Bộ môn Ung thư – Đại học Y Hà Nội cho biết, việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư rất quan trọng nhưng hiện nay người Việt đa số phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. PGS Quảng đã đưa ra 9 gợi ý dấu hiệu khuyến cáo người dân cần đi kiểm tra sức khoẻ ngay.
1. Ho kéo dài (gợi ý ung thư phổi) các đợt ho kéo dài và không thuyên giảm gây cho người bệnh nhiều phiền toái. Loại trừ ho do cảm lạnh, cúm và các bệnh dị ứng, đôi khi ho do một tác dụng phụ của thuốc. Ho kéo dài được định nghĩa là kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần
Video đang HOT
2. Tiết dịch bất thường (ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Theo một số nghiên cứu cho biết, chảy máu âm đạo ở thời kỳ mãn kinh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thu buồng trứng.
PGS.TS Lê Văn Quảng.
3. Đi ngoài ra máu (ung thư đại trực tràng) có thể phân biệt đi ngoài ra máu, nếu chảy máu do trĩ là triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu do ung thư đại trực tràng như máu gà cắt tiết phủ lên trên phân.
Khi đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân thì phải nghĩ tới ung thư đại tràng do máu chảy. Ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
4. Rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi thói quen đại tiện (ung thư đường tiêu hóa và ung thư tiết niệu).
Đại tràng là nơi chứa phân, bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như: đi táo, đi lỏng thất thường, hôm thì táo hôm thì lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài cần đi kiểm tra ngay để phát hiện được sớm bệnh.
5. Đau nửa đầu , ù tai (ung thư vòm họng). Do tai – mũi – họng có mối liên hệ với nhau chính vì vậy những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng cũng sẽ gặp phải triệu chứng khá điển hình, đó là suy giảm thính lực, ù tai, nhức đầu một bên.
6. Nói khó, nuốt vướng (ung thư thanh quản thực quản), khi có cảm giác nuốt nghẹn, nuốt vướng trong thời gian kéo dài mọi người nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mắc bệnh.
Rất nhiều người khi được chẩn đoán ung thư thực quản đều tỏ ra khá ngạc nhiên và cho biết họ đã có triệu chứng nuốt vướng đã xuất hiện được một thời gian khá dài trước đó.
7. Nổi u cục bất thường (ung thư phần mềm). Khối u thường cứng, ít di động, bản thân nó không đau nhưng có thể gây đau ở tổ chức chung quanh. Khối u lớn nhanh. Thường thấy xuất hiện dưới da hoặc dính vào da, đặc biệt là ở vú, tinh hoàn, các hạch, mô mềm…
8. Nổi hạch bất thường (ung thư hạch) . Các hạch thường nằm ở cổ, nách và bẹn và các hạch này có thể hơi to nếu bị nhiễm trùng và sẽ nhỏ đi khi nhiễm trùng được điều trị hoặc khỏi hẳn.
Tuy nhiên, nếu hạch vẫn to dần lên trong hơn 1 tháng, hoặc tạo thành những khối không hết hẳn và không liên quan tới nhiễm trùng, thì nên cảnh giác với khả năng ung thư, như ung thư máu và ung thư hạch.
9. Thay đổi tính chất nốt ruồi (ung thư sắc tố). Nốt ruồi (u hắc tố) ở da bổng dưng lớn nhanh, gồ lên, ngứa, chảy máu là những dấu hiệu báo động u hắc tố (melanoma) có thể chuyển thành ung thư (melanocarcinoma).
PGS Quảng nhấn mạnh, không cần phải chờ có dấu hiệu mới đi khám mà cần khám sàng lọc phát hiện sớm để đánh giá mỗi cá thể hay cộng đồng khỏe mạnh về mặt lâm sàng, nhằm phát hiện ung thư tiềm ẩn hoặc tình trạng tiền ung thư.
Nếu bản thân ai đó có tiền căn hoặc trong gia đình có người bị ung thư hoặc bản thân có thói quen sinh hoạt chưa đúng như hút thuốc nhiều… cần sớm đi khám sàng lọc bệnh ung thư.
Theo Soha
Nhiều người kiêng đường vì sợ đường làm khối u phát triển nhanh hơn: Đâu là sự thật?
Hiện nay vẫn có những quan niệm sai lầm về các nguyên nhân gây ra ung thư có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết về sức khỏe của bạn.
Hiện nay nhiều chứng bệnh ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Với sự phát triển vượt bậc của y học, trong tương lai sẽ thêm nhiều chứng bệnh khác được chữa khỏi như vậy.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những quan niệm sai lầm về các nguyên nhân gây ra ung thư có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết về sức khỏe của bạn.
Hãy cùng Timothy J. Moynihan, M.D., một chuyên gia ung thư tại trung tâm Y khoa Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Mỹ) giải mã những tin đồn hoang đường đó.
Lời đồn: Sản phẩm giảm tiết mồ hôi và lăn khử mùi là nguyên nhân gây ra ung thư vú
Sự thật là:
Theo Tổ chức chống ung thư quốc tế (IARC) và các nghiên cứu khác, không có bằng chứng nào để kết luận có sự liên quan giữa việc sử dụng các sản phẩm giảm tiết mồ hồi hay lăn khử mùi và ung thư vú.
Tuy nhiên, một vài báo cáo đã đưa ra giả thuyết là những sản phẩm này có thể chứa các thành phần độc hại cho cơ thể, ví dụ hợp chất của nhôm, paraben và những chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể thông qua da hay qua những vết trầy xước.
Nhưng phần lớn những bằng chứng cho đến ngày hôm nay đều cho rằng những sản phẩm này không gây ra ung thư vú. Nếu bạn vẫn còn lo sợ thì hãy chọn những sản phẩm không chứa những chất hóa học làm bạn lo lắng.
Lời đồn: Hộp nhựa hay giấy gói đựng thức ăn khi quay trong lò vi sóng tiết ra chất độc hại có thể gây ung thư
Sự thật là:
Những hộp nhựa và giấy gói đựng thức ăn có dán mác an toàn với lò vi sóng thì được chứng nhận an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng. Nhưng những hộp nhựa không dùng được trong lò vi sóng có thể tan chảy và có khả năng lọt vào thức ăn của bạn.
Vì thế, đừng sử dụng các vật dụng không thích hợp trong lò vi sóng. Chẳng hạn đừng bỏ nguyên hộp bơ thực vật vào lò để làm nóng mà hãy lấy nó ra bỏ vào hộp an toàn rồi hẵng làm nóng.
Hãy kiểm tra chắc chắn là bất kỳ hộp nào bạn định dùng trong lò vi sóng đều phải dán mác an toàn.
Lời đồn: Bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì đường có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn
Sự thật là:
Đường không làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Tất cả các tế bào, kể cả tế bào ung thư đều phải dựa vào đường (glucose) để tạo năng lượng.
Nhưng cung cấp nhiều đường không làm cho tốc độ phát triển của tế bào ung thư nhanh lên được. Tương tự như vậy, lấy bớt đường cũng không làm cho khối u phát triển chậm lại.
Quan niệm sai lầm này có thể do hiểu sai lệch về nguyên lí của chụp PET, phương tiện sử dụng một lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ, điển hình là một dạng của glucose.
Tất cả các mô của cơ thể đều hấp thu một phần các đồng vị phóng xạ này nhưng những mô sử dụng nhều năng lượng hơn (bao gồm các tế bào ung thư) hấp thu một lượng lớn hơn.
Vì lý do này, một số người kết luận cho rằng tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn nếu có nhiều đường. Nhưng điều này thật sự không đúng.
Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ nhiều đường có thể liên quan đến gia tăng các yếu tố nguy cơ của hầu hết các loại ung thư vì nó làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường mà những bệnh này lại có thể làm tăng yếu tố nguy cơ mắc ung thư.
Lời đồn: Những người tốt thì không bị ung thư
Sự thật là:
Trong thời cổ đại, bệnh tật thường được coi như là sự trừng phạt cho những người có hành động hay suy nghĩ xấu xa. Trong một số nền văn hóa, quan điểm này dường như vẫn tồn tại đến tận bây giờ.
Nếu điều này đúng, vậy bạn giải thích như thế nào về việc một đứa trẻ 6 tháng tuổi hay một em bé mới sinh ra lại mắc ung thư? Tất nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy bạn mắc bệnh ung thư bởi vì bạn đáng bị như vậy.
Lời đồn: Ung thư là một bệnh lây nhiễm
Sự thật là:
Không cần thiết phải xa lánh một người bị ung thư vì bạn không thể bị lây. Vẫn không sao nếu bạn đụng chạm hay dành thời gian cho những người mắc bệnh ung thư.
Thực tế, sự hỗ trợ của bạn lại có nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với người bệnh.
Mặc dù, ung thư bản thân nó không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng đôi khi sự lây nhiễm những loại virus gây bệnh lại có thể gây bệnh ung thư. Một vài ví dụ về những loại virus có thể gây ung thư, bao gồm:
Virus gây u nhú ở người (HPV) - một trong những loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư khác.
Virus gây viêm gan B hay C - virus lây truyền qua con đường quan hệ tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm có thể gây ra ung thư gan.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách phòng ngừa, bảo vệ bản thân khỏi những loại virus này.
Theo Tin tức online / Trí thức trẻ
Mỗi năm thêm 126.000 người Việt phát hiện bị ung thư Phần lớn người bệnh ung thư tại nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém, nguy cơ tử vong cao. Ngày 20/4, tại diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại...