PG-60: Niềm vui cho những người bị bệnh…”khó nói”
Viện Y dược học dân tộc TPHCM vừa chuyển giao thành công phương pháp “Nội soi ống cứng can thiệp – Tiêm xơ búi Trĩ” cho Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng (BVYHCT) theo Đề án 1816.
Việc ứng dụng thành công công nghệ mới này tại BVYHCT Đà Nẵng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…
Điều trị bệnh trĩ bằng tiêm PG- 60 tại BVYHCT Đà Nẵng đem lại hiệu quả cao, an toàn, giảm chi phí, đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Ảnh: P.V
Bệnh trĩ là bệnh rất thường gặp; chiếm tỷ lệ khá cao, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa và đứng đầu trong các bệnh ở hậu môn, trực tràng. Vị trí bệnh nằm tại một bộ phận khá tế nhị trên cơ thể, nên không ít người bệnh thường e ngại, xấu hổ không dám tìm đến những phòng khám trĩ để điều trị dù đã có biểu hiện bệnh trĩ rõ ràng. Đây là một trong những nguyên nhân, khiến tình trạng căn bệnh… “khó nói” này diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
Thấu hiểu nỗi niềm khó nói ấy, nhiều năm qua, BVYHCT TP Đà Nẵng là bệnh viện tin cậy của khu vực miền Trung- Tây Nguyên, điều trị thành công nhiều ca bệnh trĩ; trong đó, có không ít ca bệnh nặng, phức tạp. Đầu tháng 9-2019, Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh chuyển giao thành công phương pháp “Nội soi ống cứng can thiệp- Tiêm xơ búi Trĩ” cho BVYHCT Đà Nẵng theo Đề án 1816. Việc tiếp nhận phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm PG-60 của BVYHCT Đà Nẵng được xem là một bước đi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân. Đây thật sự là tin vui cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân bị bệnh lâu năm, từng chữa trị ở nhiều nơi, uống thuốc nhiều năm mà không khỏi, đều rất hài lòng khi được điều trị thành công bằng PG- 60 tại BVYHCT Đà Nẵng.
Sau hơn 1 tuần tiếp nhận phương pháp mới, đội ngũ y, bác sĩ BVYHCT Đà Nẵng trực tiếp thực hiện phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm PG-60 ban đầu đối với 120 lượt bệnh nhân và số lượng bệnh nhân đăng ký điều trị bằng thủ thuật tiêm PG-60 ngày càng tăng lên đáng kể. Bác sĩ Lê Văn Nhân – Trưởng khoa Ngoại phụ, BVYHCT Đà Nẵng cho biết: “Các bệnh nhân sau khi được tiêm PG-60 đều đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, không có biến chứng sau tiêm, những trường hợp điều trị xong chưa có dấu hiệu tái phát. Tất cả bệnh nhân đều cảm thấy dễ dàng trong sinh hoạt và lao động hàng ngày”..
HỒNG NHẬT
Theo CAND
Bé sốt cao: Khi nào mẹ cần lo lắng và khi nào không quá đáng ngại?
Bé sốt cao khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, đặc biệt đối với ai lần đầu làm cha mẹ. Dù bạn có cẩn thận tới đâu thì bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ đối mặt với cơn sốt.
Bé sốt cao - Khi nào mẹ cần lo lắng và khi nào không đáng lo?
Video đang HOT
Bé sốt cao khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, đặc biệt đối với ai lần đầu làm cha mẹ. Tuy nhiên dù bạn có cẩn thận tới đâu thì bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ phải đối mặt với cơn sốt.
Điều quan trọng nhất là các phụ huynh phải biết mình làm gì khi con bị sốt. Đầu tiên là mẹo đo nhiệt độ cho bạn:
Nên dự trữ sẵn ở hộp y tế trong gia định một loạt các nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ từ loại nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử đo tai hoặc trán mới hơn. Bạn có thể dùng bất kỳ thiết bị đo nhiệt độ nào nhưng nên ưu tiên nhiệt kế điện tử hơn vì sẽ dễ dùng đối với những bé khó tính.
Nhiệt độ chính xác nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đo ở trực tràng. Đối với trẻ lớn hơn, đo nhiệt độ ở miệng là chính xác nhất.
Luôn dự trữ sẵn nhiệt kế ở trong nhà phòng trường hợp bé sốt cao vào giữa đêm
Khi nào bé sốt cao nhưng bố mẹ không cần quá lo sợ?
Sốt được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể cao trên 38C. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37C và sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và một số yếu tố khác. Vì thế đứng quá lo lắng nếu bé có nhiệt độ tăng cao một chút. Con số để xác định trẻ bị sốt là 38C.
Bạn không cần phải quá lo lắng nếu như cơn sốt của bé có các biểu hiện sau:
Bé sốt cao dưới 5 ngày: kèm theo các thói quen sinh hoạt vẫn như bình thường. Bé bị sốt nhưng vẫn ăn uống và hoạt động như bình thường. Dù có thể, trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi hơn ngày thường những không ảnh hưởng nhiều.
Bé sốt cao lên tới 39C: Đối với trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi hoặc tối đa 395C đối với trẻ lớn hơn. Trẻ sốt ở nhiệt độ này khá phổ biến và hầu hết đều không đáng lo.
Trẻ sốt sau khi tiêm phòng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị sốt sau khi tiêm phòng một số loại vắc xin ngừa bệnh. Sốt được coi là phản ứng phụ của một số loại vắc xin nên thường không đáng lo nếu bé sốt liên tục dưới 48 giờ.
Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi trong cả ngày, khác nhau từng lứa tuổi nhưng trên 38C được xác định là sốt
Khi nào bé sốt cao có dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức
Các trường hợp sốt cao là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Đó là:
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt: Đây là phản ứng duy nhất của trẻ sơ sinh khi đối mặt với căn bệnh nghiêm trọng nào đó.
Sốt kéo dài hơn 5 ngày: Bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để biết được đâu là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị sốt liên tục kéo dài.
Trẻ sốt cao hơn 40C
Trẻ sốt cao không hạ kể cả sau khi uống thuốc hạ sốt và chườm ấm
Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, mất nước: không uống đủ nước và chất lỏng. Đối với trẻ sơ sinh thì nếu trẻ không làm ướt 4 cái tã mỗi ngày và trẻ lớn hơn thì không đi tiểu trong thời gian 8 - 12 giờ là dấu hiệu bị mất nước có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bé sốt cao sau tiêm chúng: Có nhiệt độ cao hơn 39C hoặc sốt kéo dài hơn 48 giờ.
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị sốt cần đi khám bác sĩ ngay
Bất kỳ khi nào con của bạn có dấu hiệu nào ở trên khi sốt thì bố mẹ cũng đều phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay hoặc gọi điện trực tiếp để hỏi ý kiến bác sĩ.
Phải làm gì nếu như trẻ sốt cao co giật?
Sốt cao co giật là một tác dụng phụ đáng sợ của cơn sốt ở một số trẻ. Co giật được thống kê xảy ra từ 2 - 4% trẻ dưới 5 tuổi khi bị sốt. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn co giật đều gây cử động giật trong cơ thể. Khi đó bạn cần:
Đặt trẻ về phía mình
Không cho bất cứ vật gì vào miệng của trẻ
Gọi cấp cứu nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút
Nếu cơn động kinh kéo dài dưới 5 phút, bạn có thể thực hiện các phương pháp sơ cứu tại nhà. Sau khi hết cơn co giật, có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ.
Phải làm sao khi trẻ sốt cao liên tục?
Nếu như con bạn bị sốt kéo dài hoặc thành các đợt và bác sĩ nhi khoa không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Bạn nên đưa trẻ tới khám ở bác sĩ chuyên khoa như bệnh truyền nhiễm ở trẻ em có thể giúp tìm nhanh ra vấn đề.
Tâm Đào
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Kết hợp điều trị bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, trong đó xu hướng kết hợp giữa đông y và tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị. Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ...