Pfizer xin phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ vị thành niên ở Canada
Người phát ngôn hãng dược phẩm Pfizer Christina Antoniou xác nhận Pfizer dự kiến “trong vài tuần tới” sẽ gửi các tài liệu cần thiết tới Bộ Y tế Canada để xin phê duyệt vaccine COVID-19 sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-15.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Mississauga, Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh chưa có vaccine COVID-19 nào được chấp thuận sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi ở Canada.
Hồi tháng trước, Tiến sĩ Supriya Sharma – cố vấn Bộ Y tế Canada, cho biết “có khả năng” vaccine của Pfizer, “nếu tất cả dữ liệu đều ổn”, trở thành vaccine đầu tiên được chấp thuận sử dụng cho trẻ em ở Canada. Tiến sĩ Sharma khẳng định Bộ Y tế Canada sẽ xem xét mọi dữ liệu “để đảm bảo rằng vaccine an toàn, hiệu quả và tất nhiên, có chất lượng cao và có thể được sử dụng cho trẻ em”.
Cuối tuần qua, Pfizer và đối tác Đức BioNTech cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng tại Mỹ mở rộng đối tượng sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi 12-15.
Tháng trước, Pfizer và BioNTech đều khẳng định vaccine COVID-19 của hãng được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo phản ứng kháng thể mạnh mẽ ở trẻ em trong thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của trên 2.200 em trong độ tuổi 12-15. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer, ông Albert Bourla bày tỏ hy vọng việc tiêm chủng cho nhóm tuổi này có thể bắt đầu trước năm học mới.
Video đang HOT
Trung tuần tháng 12/2020, vaccine COVID-19 do Pfizer-BioNTech SE đồng phát triển đã trở thành vaccine đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Canada, nhưng chỉ được sử dụng cho người từ 16 tuổi trở lên. Theo Bộ Y tế Canada, “tính an toàn và hiệu quả của vaccine ở người dưới 16 tuổi vẫn chưa được thiết lập”.
Tính đến ngày 9/4, trên 181.000 ca mắc COVID-19 tại Canada là từ 19 tuổi trở xuống. Điều đó có nghĩa là khoảng 17,7% tổng số ca mắc ở quốc gia Bắc Mỹ là trẻ em và thanh thiếu niên. Tiến sĩ Zain Chagla, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học McMaster ở Hamilton, cho biết tiêm chủng cho nhóm tuổi này sẽ có ý nghĩa “cực kỳ quan trọng” trong những tháng tới, để các trường trung học an toàn hơn khi mở cửa trở lại.
Trên phạm vi toàn quốc, Canada đã có trên 1.058.000 ca mắc COVID-19, trong đó trên 23.300 người đã tử vong. Tính đến ngày 7/4, đã có 6,5 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech đã được phân phối trên toàn Canada.
Biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh tại Canada
Theo mạng truyền hình Canada (CTV), tính đến chiều 10/4 (giờ địa phương), Canada ghi nhận tổng cộng 30.108 ca nhiễm 3 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 và sự lây lan của các loại biến thể này được cho là nguyên nhân khiến làn sóng dịch bệnh thứ ba tại Canada đang có chiều hướng nghiêm trọng.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Mississauga, Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Các số liệu thực tế cho thấy số ca nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 tại Canada đã tăng vọt trong vài tuần gần đây, tăng từ mức 2.000 ca vào 1 tháng trước, lên tới hơn 30.000 ca ở mức hiện nay. Cụ thể, có 28.624 ca nhiễm biến thể phát hiện tại Anh (tức khoảng 90% tổng số ca nhiễm biến thể), 1.133 ca nhiễm biến thể tại Brazil và 351 ca nhiễm biến thể tại Nam Phi.
Theo Giám đốc Y tế công cộng Canada, bà Theresa Tam, biến thể phát hiện ở Anh đã xuất hiện tại tất cả các tỉnh và 2 vùng lãnh thổ thuộc Canada và đang dần thay thế chủng gốc virus SARS-CoV-2 trở thành nguyên nhân lây nhiễm tại nhiều địa phương.
Bà Theresa Tam bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm biến thể tại Brazil khi biến thể này có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19. Do đó, bà cho rằng kiểm soát sự lây lan của biến thể này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Bà Theresa Tam nêu rõ "cuộc chạy đua" giữa vaccine ngừa COVID-19 và các biến thể đang ở thời điểm quan trọng và giới chức y tế cần có biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn trong bối cảnh các biến thể đang khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng ở nhiều địa phương của nước này.
Người trẻ ở Canada là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả trong làn sóng dịch bệnh thứ ba này với tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở những người từ 20 đến 39 tuổi, trong khi số bệnh nhân dưới 60 tuổi cần nhập viện và điều trị trong các phòng bệnh chăm sóc tích cực tăng cao.
Theo giới chuyên gia, làn sóng dịch bệnh thứ ba tại Canada có thể kéo dài đến tháng 6 do công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này còn chậm chạp. Số liệu của Cơ quan Y tế công của Canada cho biết tính đến ngày 9/4, nước này đã tiêm chủng 7.569.321 liều vaccine.
Trong khi đó, Bộ Y tế Cuba ngày 10/4 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 5 ca tử vong do COVID-19 và 1.040 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong và dương tính với virus này lên tới con số lần lượt 453 ca và 85.572 ca.
Cơ quan chức năng Cuba cho đây là dấu hiệu tiêu cực phản ánh tỷ lệ lây nhiễm cao cùng diễn biến dịch COVID-19 phức tạp của nước này. Phần lớn số ca nhiễm mới đều tập trung tại thủ đô La Habana, hiện là tâm dịch COVID-19, tiếp sau là các tỉnh Matanzas và Granma.
Cũng trong ngày 10/4, một ngày trước khi tổ chức tổng tuyển cử, Peru đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 là 384 ca, cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
Ở thời điểm hiện tại, Peru đã ghi nhận tổng cộng 54.669 ca tử vong và hiện lực lượng nhân viên y tế đang chống trọi với tình trạng thiếu vật tư y tế cứu chữa bệnh nhân.
Trước đó, ngày 7/4, Peru lần đầu tiên thông báo số ca tử vong cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát hồi tháng 3/2020, 314 ca/ngày.
Liên quan đến công tác tiêm chủng, Peru đã tiêm chủng 1,5 triệu liều vaccine cho người dân nước này, sử dụng vaccine của Sinopharm và Pfizer/BioNTech.
Hàng loạt chính khách Canada 'trả giá đắt' khi xuất ngoại Ngày 4/1, hàng loạt chính khách Canada đã buộc phải từ chức hoặc bị giáng chức sau khi du lịch nước ngoài trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh, bất chấp lời kêu gọi của chính phủ về việc hạn chế những chuyến đi không cần thiết trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19. Nhân viên y tế...