Pfizer thử nghiệm lâm sàng thành công loại thuốc mới điều trị viêm da dị ứng
Thử nghiệm lâm sàng của Pfizer khẳng định loại thuốc mới abrocytinib hoạt động tốt hơn giả dược (dữ liệu thu được sau 12 và 16 tuần sử dụng) và hiệu quả hơn dupilumab trong điều trị viêm da dị ứng.
Những bệnh nhân bị viêm da dị ứng nặng hiện có hy vọng chữa khỏi căn bệnh khó chịu bằng chế phẩm thử nghiệm abrocytinib của hãng dược phẩm Pfizer – Ảnh: aboutkidshealth.ca
Theo PharmaTimes, những bệnh nhân bị viêm da dị ứng nặng hiện có hy vọng chữa khỏi căn bệnh khó chịu bằng chế phẩm thử nghiệm của hãng dược phẩm Pfizer. Được biết, loại thuốc thử nghiệm này đã đạt đến giai đoạn cuối của các thử nghiệm lâm sàng trên người.
Thử nghiệm lâm sàng đã khẳng định tính hiệu quả và an toàn của thuốc. Các chi tiết của các thử nghiệm không được tiết lộ, nhưng có thông tin rằng abrocytinib hoạt động tốt hơn giả dược (dữ liệu thu được sau 12 và 16 tuần sử dụng) và hiệu quả hơn dupilumab.
Dupilumab là một kháng thể đơn dòng của con người, có tác dụng ngăn chặn tác động của các hợp chất gây viêm (interleukin) bằng cách liên kết với chúng. Còn abrocytinib là một chất ức chế chọn lọc của Janus kinase 1 (JAK1). Đây là một enzyme cần thiết để báo hiệu một số phân tử thông tin.
Michael Corbo, giám đốc phát triển sản phẩm toàn cầu của Pfizer nhận định rằng kết quả thử nghiệm thuốc mới rất tích cực, và hy vọng Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ cấp phép cho thuốc dự kiến vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Vũ Trung Hương
Nguy cơ mắc viêm da dị ứng cấp tính ở trẻ nhỏ do dùng thuốc tùy tiện
Bệnh nhi T.B.K nhập viện ngày 20/2 trong tình trạng sốt, lở toàn bộ 2 môi, xoang miệng, mắt và bộ phận sinh dục. Nguyên nhân có thể là do dùng thuốc tùy tiện.
Ảnh minh họa
Một bệnh nhi 3 tuổi bị viêm da dị ứng cấp tính (hội chứng Stevens-Johnson) do dùng thuốc tùy tiện đã được các bác sỹ tại Cần Thơ điều trị thành công, giúp bé tránh được các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có khả năng dẫn đến tử vong.
Bệnh nhi T.B.K (nữ, 3 tuổi, ngụ tại tỉnh Hậu Giang) nhập viện ngày 20/2 trong tình trạng sốt, lở toàn bộ 2 môi, xoang miệng, mắt và bộ phận sinh dục.
Trên da bé có nhiều bóng nước đã vỡ với kích thước khác nhau, nốt nhỏ nhất 3x4mm, nằm rải rác toàn thân.
Theo thông tin từ gia đình, lúc đầu bé sốt, ho khan, chảy mũi, được điều trị tại phòng khám tư 3 ngày với chẩn đoán viêm hô hấp và cho uống thuốc ngoại trú (không rõ loại), bé hoàn toàn bình thường, không biểu hiện lạ.
Bé giảm ho và giảm chảy mũi nên được ngưng uống thuốc. Sau đó, mẹ bé thấy bé còn ho ít nên mua thêm siro ho thảo dược cho uống.
Uống được 2 liều siro ho, bé có vài vết phồng nước ở môi và dần có thêm nhiều vết phồng nước rải rác toàn thân, kèm lở loét trong miệng, âm hộ, mắt đỏ, lở, rịn ít dịch vàng lẫn máu.
Bé được khám và điều trị nội trú tại địa phương. Tình trạng bệnh không giảm, các vết loét ngày càng nhiều nên gia đình đưa bé nhập viện.
Theo ghi nhận của các bác sỹ, bệnh nhi bị sốt, ăn uống kém, môi đỏ, lở loét 2 môi, rịn nước vàng và máu ít, da có nhiều bóng nước đã vỡ toàn thân, nhiều vết loét trong miệng, kết mạc mắt 2 bên viêm có loét, rịn máu khi khóc, loét vùng âm hộ, đau rát khi tiểu.
Các bác sỹ hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhi bị hội chứng Steven-Jonhson kèm viêm phổi (nghi do thuốc). Bệnh nhi được chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm, điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng và chăm sóc chuyên biệt theo phác đồ.
Hiện bệnh nhi đã ăn uống khá hơn, các mụn ngoài da khô mặt, các vết loét đã giảm nhiều, vết lở loét ở môi khô và bong tróc dần, không đau miệng khi ăn, ăn uống khá hơn...
Hội chứng Stevens-Johnson là tình trạng dị ứng nặng có thể do nhiều nguyên nhân như thuốc, nhiễm siêu vi, vi trùng; biểu hiện đặc trưng là những nốt phồng nước ngoài da kèm lở loét các lỗ tự nhiên trên cơ thể như mắt, miệng, bộ phận sinh dục. Biến chứng sẽ rất nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.
Các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ đến khám tại các bệnh viện có uy tín, tuyệt đối không tùy tiện cho uống thuốc ngoài đơn bác sỹ kê.
Khi đang cho các bé dùng thuốc, nếu thấy những biểu hiện bất thường, cần ngưng ngay thuốc đang dùng; nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khám.
Phụ huynh cần mang theo đầy đủ toa thuốc cũng như thuốc đang dùng, giúp nhân viên y tế nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.
Việc chẩn đoán nhanh, điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng, mau chóng hồi phục sức khỏe./.
Ánh Tuyết
Theo TTXVN/Vietnamplus
Viêm kết mạc mùa xuân: Phòng, trị có dễ? Bệnh viêm kết mạc mùa xuân là một trong những loại viêm kết mạc do dị ứng. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân. Khi đó hoa nở rộ và chính phấn hoa là nguyên nhân chính gây ra dị ứng. Mỗi độ xuân về, một số em thiếu niên thấy mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt và hay tái phát. Khi lộn...