Pfizer dự đoán thời điểm đại dịch Covid-19 chấm dứt
Các lãnh đạo của hãng dược Pfizer đã đưa ra dự đoán về thời điểm Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu như cúm mùa.
Các nước tăng cường xét nghiệm và tiêm chủng vaccine để kiểm soát làn sóng Covid-19 mới (Ảnh minh họa: AFP).
“Chúng tôi tin rằng Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu, có khả năng vào năm 2024″, Nanette Cocero, chủ tịch toàn cầu của Pfizer Vaccines, cho biết trong cuộc trao đổi với các nhà đầu tư hôm 17/12.
Các chuyên gia cho rằng Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi cộng đồng có đủ khả năng miễn dịch nhờ tiêm vaccine hoặc hồi phục sau khi nhiễm bệnh, từ đó giúp kiểm soát tình trạng lây nhiễm, nhập viện và tử vong, ngay cả khi virus vẫn tiếp tục lây lan.
“Kịch bản này xảy ra khi nào và bằng cách nào còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh, mức độ hiệu quả của việc tiêm chủng vaccine cũng như các phương pháp điều trị, và sự phân phối công bằng vaccine đến những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng có thể tác động đến diễn biến của đại dịch”, Giám đốc khoa học của Pfizer Mikael Dolsten cho biết.
Theo Dolsten, thời gian Covid-19 chuyển thành bệnh đặc hữu có thể thay đổi tùy theo từng nơi.
Video đang HOT
“Có vẻ như trong một hoặc hai năm tới, một số khu vực sẽ chuyển sang mô hình coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, trong khi các khu vực khác sẽ tiếp tục ở trong tình trạng đại dịch”, Dolsten dự đoán.
Dự đoán của các lãnh đạo Pfizer được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang đối phó với làn sóng Covid-19 tăng mạnh do biến chủng Delta, trong khi biến chủng Omicron cũng đang lây lan nhanh chóng. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky hôm 17/12 cho biết, số ca nhập viện mới do Covid-19 trung bình trong 7 ngày qua tăng 4% so với tuần trước đó.
Angela Hwang, chủ tịch Pfizer Biopharmaceuticals Group, cho biết vaccine và các phương pháp điều trị Covid-19 như thuốc kháng virus của Pfizer có thể trở nên phổ biến hơn khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu.
Dự đoán của các lãnh đạo Pfizer được đưa ra trong bối cảnh thế giới vừa xuất hiện siêu biến chủng Omicron. Mặc dù hiện có rất ít thông tin, nhưng Omicron đang gây lo ngại do biến chủng này chứa lượng đột biến cao chưa từng có.
Giới khoa học đang chạy đua để “giải mã” Omicron, trong đó có việc giải mã câu hỏi liệu Omicron có dễ lây lan hơn, dễ né miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine không. Các hãng dược cũng không loại trừ kịch bản thế giới phải điều chỉnh chiến dịch tiêm chủng vaccine để đối phó biến chủng mới.
Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019. Đến nay, đại dịch này đã khiến gần 275 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, hơn 5 triệu người tử vong. Nhiều chuyên gia tin rằng, Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu theo mùa vào khoảng năm sau với điều kiện độ phủ vaccine toàn cầu đủ lớn.
Tỷ phú Bill Gates thừa nhận biến chủng Omicron “đang gây lo ngại”, nhưng cũng nhấn mạnh với tốc độ phát hiện biến chủng mới như hiện nay cùng với việc phát triển vaccine và thuốc điều trị, ông hy vọng Covid-19 sẽ trở thành một bệnh đặc hữu vào năm 2022.
Trong khi đó, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách vấn đề Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 15/12 cho rằng thế giới sẽ có đủ công cụ để thoát đại dịch vào năm 2022.
Hồi tháng 10, WHO đã đưa ra chiến lược nhằm đạt mục tiêu độ phủ vaccine Covid-19 toàn cầu 70% vào giữa năm sau. Vaccine được coi là một trong những công cụ hiệu quả để ngăn đà lây lan của đại dịch. Theo WHO, biến chủng Omicron có thể làm giảm hiệu quả của vaccine, điều này đồng nghĩa với việc thế giới có thể cần triển khai chiến lược tiêm chủng mũi vaccine tăng cường hoặc điều chỉnh vaccine.
Chuyên gia Mỹ cảnh báo "sóng thần" Omicron với người chưa tiêm vaccine
Mỹ đang chứng kiến một đợt bùng phát Covid-19 mới, và chuyên gia cảnh báo biến chủng Omicron có khả năng lây lan cao có thể kéo theo "sóng thần" lây nhiễm cho những người chưa tiêm chủng vaccine.
Số ca Covid-19 mới trung bình mỗi ngày ở Mỹ hiện là gần 130.000 ca (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, hiện mỗi ngày Mỹ ghi nhận trung bình gần 130.000 ca Covid-19 mới, tăng vọt so với chỉ 70.000 ca hồi đầu tháng 11. Đợt bùng phát mạnh này được cho một phần là do biến chủng Omicron.
"Biến chủng Omicron có khả năng lây lan rất cao. Nó dễ lây lan như bệnh sởi. Đó là virus dễ lây lan nhất mà chúng tôi từng biết", ông Jonathan Reiner, giáo sư về dược và phẫu thuật của Đại học George Washington cho biết. Ông cũng cảnh báo, Omicron có thể gây ra "sóng thần" lây nhiễm cho những người chưa tiêm chủng ở Mỹ.
Các nhà khoa học cho rằng còn quá sớm để xác định Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng khác của SARS-CoV-2. Tuy vậy, theo ông Reiner, với khả năng lây lan cao, Omicron vẫn sẽ gây sức ép lớn cho hệ thống y tế.
"Làm sao chúng ta có thể bước vào cuộc chiến đó khi không được trang bị vũ khí. Vaccine sẽ giúp bảo vệ các bạn, đặc biệt là những người đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19. Những người chưa tiêm vaccine thì không nên chần chừ nữa. Hãy nhanh chóng tiêm chủng", ông Reiner nói.
Theo ông kể cả khi Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ, người dân vẫn cần thận trọng để tránh kịch bản hệ thống y tế "vỡ trận". Theo số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, hiện hơn 69.000 người ở nước này đang phải nằm viện để điều trị Covid-19, công suất sử dụng giường bệnh điều trị tích cực là hơn 20%.
Thực tế, các làn sóng dịch liên tiếp do biến chủng Delta gây ra đã khiến các nhân viên y tế Mỹ kiệt sức. "Giường bệnh không phải là vấn đề. Đó là vấn đề thiếu các y tá phụ trách giường bệnh... Tất cả đều là do số ca mắc Covid-19 gia tăng nhanh chóng và các y tá của chúng tôi đều đã kiệt sức", bác sĩ Lisa Hays, giám đốc một bệnh viện ở thành phố Kansas, Missouri, cho biết. Dù Delta hiện đang lan rộng ở Mỹ, nhưng các chuyên gia dự đoán, Omicron sẽ trở thành biến chủng trội tại nước này chỉ sau vài tuần nữa.
Ông Reiner khuyến cáo: "Chúng ta cần bảo vệ hệ thống y tế, đó là lý do tại sao tất cả người Mỹ nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tiêm vaccine đầy đủ bởi hệ thống y tế của chúng ta đang bị đe dọa".
Đến nay, khoảng hơn 61% dân số Mỹ đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19, khoảng 32% đã tiêm mũi tăng cường. Một dữ liệu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chỉ ra, người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tử vong do Covid-19 gấp 20 lần và có nguy cơ nhiễm bệnh cao gần 10 lần so với người đã tiêm vaccine mũi tăng cường.
Ông Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ cho biết, hai liều vaccine mRNA như Pfizer/BioNTech và Moderna giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh nặng do Covid-19, tuy nhiên, với Omicron, mức độ bảo vệ này giảm đi đáng kể. Ông cũng cho biết, vaccine liều tăng cường có thể giúp tăng khả năng bảo vệ trước Omicron.
Toàn thế giới đã ghi nhận 275,14 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 20/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 275,14 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 5,37 triệu người không thể qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục hiện là trên 246,91 triệu người. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh ngày 18/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Châu Âu đang...