Pfizer đề nghị Mỹ cấp phép chính thức cho thuốc Paxlovid trong điều trị COVID-19
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ ngày 30/6 cho biết hãng đang đề nghị Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ cho sử dụng thuốc Paxlovid điều trị bệnh COVID-19.
Hiện loại thuốc kháng virus này đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA).
Thuốc điều trị COVID-19 của hãng Pfizer. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Pfizer, trong đơn xin cấp phép thuốc mới đối với Paxlovid, hãng đề nghị cho phép dùng thuốc này điều trị COVID-19 cho những người đã tiêm chủng cũng như chưa tiêm chủng có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng. Đề nghị này cơ bản phù hợp với giấy phép EUA cấp cho thuốc này. Pfizer dẫn số liệu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết thuốc Paxlovid đã được sử dụng cho 50-60% dân số Mỹ.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng do Pfizer thực hiện với những người chưa tiêm phòng cho thấy Paxlovid nếu được dùng trong 5 ngày ngay sau khi có triệu chứng COVID-19 sẽ giảm 88% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân là người trưởng thành, chưa nhập viện và có nguy cơ cao.
Các dữ liệu nghiên cứu tại Israel đầu tháng này cũng cho thấy thuốc Paxlovid giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong vì COVID-19 ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên đã tiêm hoặc chưa tiêm phòng, song chưa có bằng chứng thuốc này giảm nguy cơ bệnh trở nặng đối với người trưởng thành trẻ tuổi hơn.
WTO kêu gọi các nước đồng thuận với gói thỏa thuận thương mại 'chưa từng có'
Sáng sớm 17/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala đã công bố với các quốc gia thành viên một loạt dự thảo thỏa thuận thương mại, trong đó có các cam kết về y tế, cải cách và an ninh lương thực, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên đồng thuận về gói thỏa thuận thương mại "chưa từng có" này.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được đưa ra khi Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) tại Geneva (Thụy Sĩ) đã kéo dài hơn dự kiến hai ngày. Gói thỏa thuận trên không bao gồm 2 thỏa thuận quan trọng nhất đang được cân nhắc: thỏa thuận về đánh bắt cá và thỏa thuận về miễn một phần việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại thuốc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, các đoàn đại biểu cho biết các thỏa thuận này có thể được bổ sung sau.
Hội nghị MC12, với sự tham gia của hơn 100 bộ trưởng thương mại, là hội nghị đầu tiên của WTO trong 4 năm qua và được xem là "phép thử" cho khả năng đạt thỏa thuận thương mại đa phương trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tăng cao. Trước đó, ngày 16/6, các bộ trưởng đã nhất trí kéo dài thời gian miễn áp dụng quy định đánh thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong thư gửi tài liệu trên tới các bộ trưởng, bà Okonjo-Iweala kêu gọi các thành viên tính đến "sự cân bằng mong manh" đã đạt được sau 5 ngày họp gần như chạy đua với thời gian. Thư nêu rõ: "Bản chất thỏa hiệp là không ai có mọi thứ mình muốn. Chúng ta hãy hoàn thành công việc của mình trong hôm nay" để có thể đáp ứng mong mỏi của những người đang chờ đợi WTO công bố kết quả.
Theo thông lệ của WTO, 164 quốc gia thành viên phải nhất trí đồng thuận, chỉ một phiếu chống về một chủ đề cũng có thể làm ảnh hưởng các cuộc đàm phán.
Anh xem xét mở rộng việc sử dụng thuốc kháng virus của Pfizer Anh sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thuốc kháng virus điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer cho thêm hàng nghìn người, bằng cách bổ sung phương pháp này vào một cuộc thử nghiệm để đánh giá cách thức sử dụng loại thuốc này một cách hiệu quả nhất trong cộng đồng dân số được tiêm chủng cao. Paxlovid -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Động thái đầu tiên gây bất ngờ của bà Phạm Kim Dung giữa lúc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
Sao việt
22:42:24 20/05/2025