PFA kêu gọi FIFA ra biện pháp bảo vệ an toàn cho Rooney
Giám đốc điều hành của Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp (PFA) Gordon Taylor vừa lên tiếng bày tỏ những quan ngại liên quan tới khả năng dính chấn thương của các cầu thủ từ đồ vật gắn bó sự nghiệp của họ.
Chấn thương của Rooney trong trận gặp Fulham mùa trước
Gordon Taylor cho rằng Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và những nhà sản xuất giày thi đấu cần phải họp bàn để đưa ra quy định mới về độ an toàn của các mẫu giày được làm theo công nghệ hybrid. Nỗi lo của ông Gordon Taylor xuất hiện sau chấn thương của tiền đạo Wayne Rooney hồi đầu tháng.
Pha va chạm với hậu vệ Phil Jones đã để lại trên trán của Rooney vết rách dài tận 8 cm, khiến anh phải khâu 10 mũi và đeo băng quấn bảo vệ đầu trong những trận ra sân gần đây trong màu áo Man United. Đáng nói, đây là lần thứ 2 Rooney dính chấn thương nặng như vậy.
Mùa trước, Rooney đã phải nghỉ thi đấu hơn 1 tháng do bị rách bắp đùi sau cú va chạm với cầu thủ Hugo Rodallega trong trận đấu với Fulham. Đội ngũ y tế của Man United cho biết, nếu vết rách này sâu thêm chỉ 1 milimet nữa thôi, nó sẽ chạm phải động mạch đùi của Rooney, gây nên chấn thương nghiêm trọng.
Cả 2 chấn thương trên của Rooney đều được cho là do đôi giày theo công nghệ hybrid kết hợp giữa đinh kim loại truyền thống với lớp nhựa kiểu mới để có thể tạo ra sự chắc chắn cho bề mặt đế, gây nên.
Taylor đã lo ngại vấn đề này sau chấn thương của Rooney mùa trước. Từ thời điểm đó, ông đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với các nhà sản xuất giày thi đấu. Nhưng các hãng này vẫn dự tính sẽ giới thiệu công nghệ an toàn Kitemark cho các sản phẩm của mình mà không theo quy định hiện tại của FIFA.
“Wayne là cầu thủ hàng đầu và những chấn thương như trên có thể chấm dứt sự nghiệp của cậu ấy. Tôi nghĩ những hãng sản xuất sẽ cần phải nhận thức nhiều hơn về vấn đề này. Theo tôi, đây là sự cần thiết để hài hòa giữa bóng đá, sức khỏe và an toàn. Sẽ thật là nguy hiểm nếu như phớt lờ chuyện này” – Taylor chia sẻ trên tờ Independent.
Video đang HOT
Giày đinh được giới thiệu lần đầu tiên bởi Adidas vào giữa những năm 1990 khi cựu tiền vệ của Liverpool Craig Johnston thiết kế đế giày Traxion kết hợp với đôi giày Predator của anh. Thiết kế mới này nhằm cải thiện khả năng đổi hướng của cầu thủ khi đang ở tốc độ cao. Johnston đã bán bằng sáng chế của mình cho Adidas vào năm 1998 và cho đến nay nó vẫn là công nghệ được ưa chuộng.
4 năm sau đó, Trung tâm nghiên cứu y tế của FIFA đã tiến hành thống kê. Mặc dù có tới 61 trường hợp bị rách, cắt và trầy da chỉ trong 1 mùa giải ở châu Âu, nhưng họ kết luận rằng giày mới này không nguy hiểm hơn giày đinh truyền thống.
Roy Keane từng bị chấn thương nặng năm 2005
Sir Alex Ferguson đã cấm Man United sử dụng loại giàu này vào năm 2005 sau khi nó liên quan tới một số chấn thương đầu gối và xương bàn chân. Giờ, các hãng sản xuất tạo ra phiên bản đế hybrid của riêng họ như biện pháp an toàn. Nhưng vẫn còn đó mối lo ngại cho các cầu thủ.
“Tôi không hiểu sao không ai nhận ra đó là vấn đề lớn. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các cầu thủ kiện một hãng giày bởi vì ai làm việc trong nền công nghiệp đó đều nhận ra hiểm nguy. Các hãng và FIFA cần phải ngồi lại cùng nhau và làm điều gì đó”, tiếp lời ông Taylor.
Ông Taylor cho biết sẽ tiếp tục bàn luận vấn đề này ở cuộc họp tới đây của FifPro, cơ quan đại diện cho quyền lợi của cầu thủ.
Khi được liên hệ, đại diện của FIFA xác nhận sẽ mở lại cuộc điều tra về chuẩn an toàn của giày thi đấu theo yêu cầu của PFA.
Theo VNE
Cầu thủ Việt kiều Pháp bỏ đại học để đá bóng
Ngoài việc chơi bóng, Michel Lê còn học rất giỏi, đỗ đại học ngành ngân hàng với điểm số cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, vào năm thứ 3, anh đã phải xin dừng học để có thể toàn tâm toàn ý cho việc trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Hành trình 2 năm để tới được Pháp của bố mẹ Michel Lê
Ông bà Lê Việt Hùng và Nguyễn Thị Hương làm ăn chăm chỉ đầu tắt mặt tối ở mảnh đất Phan Rí (thị trấn ven biển nằm phía nam của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhìn một số gia đình hàng xóm giàu lên nhờ có người đi nước ngoài liên tục gửi đồ về, ông bà quyết định tìm đường xuất ngoại làm kinh tế để thoát khỏi cảnh đói nghèo.
"Năm 1990, một đứa cháu gọi chồng tôi bằng cậu tổ chức chuyến tàu sang Philippines. Trên chuyến tàu đó có 20 người, toàn gia đình, anh em họ hàng cả. Tôi và chồng lúc đó mang theo đứa con trai đầu mới 4 tuổi. Chúng tôi lênh đênh trên biển mấy ngày trời, vừa đói vừa sợ. Có lúc biển bão tưởng như sẽ phải bỏ xác ngoài khơi. May nhờ trời thương chiếc tàu không chìm, cập bến an toàn", mẹ Michel Lê kể lại những ngày tháng gian khó của gia đình.
Gia đình Michel Lê ở Philippines 2 năm kiếm tiền rồi tìm đường sang Pháp. Năm 1992, ông Hùng bà Hương định cư ở Metz thì tới năm 1993 họ sinh Michel Lê. Trung vệ vừa về thử sức trong màu áo U23 Việt Nam là con thứ 3 trong gia đình, cậu có hai anh trai và một em trai.
"Lúc mới sang Pháp gia đình cũng nghèo lắm nên chấp nhận sống ở vùng ngoại ô không mấy tốt đẹp của Metz. Đó là vùng tệ nạn, thanh niên nghiện hút rất nhiều. Thú thực, vợ chồng tôi lúc nào cũng thấp thỏm lo con mình sẽ bị chúng bạn rủ rê, dính vào ma túy. Cũng may nhờ trời thương, 4 anh em Michel Lê đều không sa vào con đường chết người đó. Có lẽ cũng nhờ bóng đá mà Michel Lê ngoan ngoãn. Nó chỉ biết có mỗi bóng đá, cứ đi học về là đi luyện bóng, hiếm hoi lắm mới có ngày nó thong dong ra ngoài với bạn bè. Chưa bao giờ Michel Lê đi chơi quá 11h đêm, nó cũng không biết hút thuốc và uống cafe nữa", mẹ Michel Lê kể.
Hai mẹ con Michel Lê.
Trong lúc kể về cậu con trai thứ 3, bà Hương luôn miệng khen ngoan. Bà kể cậu quý tử trong nhà đá bóng mỗi tháng kiếm được từ 7 tới 8 nghìn euro nhưng chẳng tiêu hoang phá hại, chỉ tiết kiệm để giúp đỡ gia đình. Mới đây Michel Lê đã bỏ tiền đặt vé cho anh trai cả về Việt Nam du lịch vòng quanh đất nước hưởng tuần trăng mật. Ngoài ra cầu thủ này còn đang tiết kiệm để mua cho bố một căn nhà lớn tại Bình Thuận để sau này ông hồi hương dưỡng già.
Bỏ đại học để theo đuổi giấc mơ cầu thủ chuyên nghiệp
Từ bé Michel Lê đã mê bóng đá, suốt ngày ôm trái bóng mẹ tặng rồi bắt hai ông anh của mình chơi cùng. Và năm 10 tuổi, trong một lần thi đấu cho đội thiếu nhi của địa phương, cậu nhóc sinh năm 1993 đã lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển trạch của CLB Metz. Đội bóng đang thi đấu ở hạng hai Pháp cử người tới tận nhà Michel Lê thuyết phục bố mẹ cho phép em vào lò đào tạo trẻ của CLB.
Được đào tạo chuyên nghiệp, Michel Lê đã phát triển hết tài năng với trái bóng của mình. Tới tháng 5 vừa qua cầu thủ này chính thức "tốt nghiệp", Đặc biệt, trong số hàng trăm cầu thủ nhí gia nhập lò đào tạo Metz cùng thời điểm năm 2003, chỉ có Michel Lê và 3 cầu thủ châu Âu khác được CLB đang thi đấu tại hạng hai Pháp ký hợp đồng đưa lên đội một.
"Michel Lê vừa chính thức ký hợp đồng có thời hạn 1 năm với Metz hôm 29/5 vừa qua. Tới ngày 31/5 thì cháu cùng tôi bay về Việt Nam để tìm cơ hội thử sức trong màu áo U23 QG", mẹ Michel Lê hồ hởi cho hay.
Tuy nhiên, để có thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp như hiện tại, Michel Lê cũng đã phải hi sinh không ít, nổi bật là việc anh phải chấp nhận bỏ dở chuyện học đại học.
"Suốt ngày đá bóng nhưng Michel Lê vẫn học giỏi, đặc biệt là môn toán. Nó đã thi đậu vào trường đại học kinh tế, chuyên nghành ngân hàng với điểm số cao. Tuy nhiên, học tới năm thứ 3 thì Michel Lê buộc phải xin nghỉ để tập trung cho bóng đá. Lúc nghe nó nói chuyện đó, vợ chồng tôi cũng hơi sốc, tuy nhiên, phải tôn trọng quyết định của con thôi. Thêm vào đó Michel Lê nói nó chỉ bỏ học tạm thời chứ không bỏ hẳn, đến khi 30 tuổi không chơi bóng đá đỉnh cao được nữa nó sẽ xin đi học lại để trở thành một nhân viên ngân hàng giống như anh cả nó hiện tại", mẹ Michel Lê kể lại.
Để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, Michel Lê đã phải tạm dừng học đại học.
"Bỏ học tôi rất tiếc nhưng quả thực là không còn cách nào khác. Muốn thành cầu thủ chuyên nghiệp, tôi buộc phải toàn tâm toàn ý cho bóng đá. Chính lãnh đạo CLB Metz cũng đã đưa ra gợi ý chuyện tôi nên dừng học để tập trung chơi bóng. Dẫu sao sau này tôi cũng sẽ trở lại tiếp tục học đại học, theo đuổi ngành ngân hàng mà mình thích. May là ở Pháp sau bao lâu xin tạm dừng bạn vẫn có thể xin học lại", Michel Lê tâm sự.
Cũng vì tập trung toàn tâm toàn ý cho bóng đá mà Michel Lê đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết thế nào là yêu. Mỗi lần mẹ hỏi sao chưa có người yêu, cầu thủ hiện đang thuộc biên chế của Metz lại nói: "Có người yêu sớm làm gì ạ. Dính vào các cô gái rắc rối lắm, không tập trung chơi bóng được".
Theo TTVH
Brooklyn Beckham thử việc ở QPR Không thành công ở Chelsea, cậu cả nhà Becks đang tìm kiếm cơ hội trở thành cầu thủ chuyên nghiệp tại QPR. Becks và con trai cả Brooklyn. Ảnh: SS. Hồi tháng 1 vừa qua, cậu con trai cả của Becks, Brooklyn được Chelsea tạo cơ hội cho thử việc ở đội trẻ của CLB. Với danh tiếng của bố, những tưởng cậu...