PFA cấm nhân viên cá độ bóng đá
Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh ( PFA) đã ra biện pháp cứng rắn với tất cả các nhân viên của mình sau vụ GĐĐH của cơ quan này, Gordon Taylor bị cáo buộc trốn nợ cá cược.
Cuối tháng 08/2013, Taylor bị phát giác vung tới 4 triệu bảng Anh vào hơn 2.000 vụ cá cược lớn nhỏ, trong đó có không ít các trận đấu ở Premier League và tuyển Anh. Hơn thế nữa, ông này bị tố cáo chây ỳ ôm nợ 100.000 bảng của một công ty cá cược. Trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận, Chủ tịch PFA, Clarke Carlisle đã phải ban bố lệnh cấm tất cả cá nhân viên không được dính dáng tới bất kỳ hình thức cá độ bóng đá nào.
PFA cấm nhân viên cá độ bóng đá
Video đang HOT
Carlisle nói: “Các cầu thủ vẫn sẽ thực hiện theo luật của Premier League, UEFA và FIFA. Cái mà chúng tôi đang nói tới là vấn đề tổ chức. Nếu như bạn làm việc cho PFA, tất cả mọi người đều phải tuân thủ điều này. Các nhân viên được yêu cầu tránh xa cá độ bóng đá để bảo đảm tính toàn vẹn của nghiệp đoàn”.
Theo VNE
Vì sao nước Anh sở hữu nhiều "bad boy"
Từ Paul Gascoigne, Stan Collymore, Joey Barton cho tới Andy Carroll, Ravel Morrison... Trải qua bao thế hệ cầu thủ, nước Anh chưa bao giờ thiếu những cầu thủ với cá tính "siêu dị" và ưa nổi loạn. Nhưng nguyên nhân vì sao xứ Sương mù lại sản sinh ra nhiều "bad boy" đến như thế?
Clarke Carlisle, cựu "ngôi sao" của đội bóng hạng 3 Northampton Town và nay là chủ tịch Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) từng có nhận xét cũng khá đáng lưu tâm về chuyện "bad boy - cầu thủ": "Người ta cứ nghĩ chúng tôi chỉ ra sân, đá quả bóng và chạy, đó là tất cả những gì một cầu thủ có thể làm. Chẳng ai cho rằng cầu thủ cũng là người, cũng có trí tuệ, cũng có khả năng diễn thuyết. Nhiều người trong chúng tôi có khả năng ấy. Vấn đề ở chỗ, họ chỉ đánh giá cầu thủ qua những cuộc phỏng vấn trước báo chí. Điều đó không công bằng. Mọi vận động viên khi đã trải qua 90 phút thi đấu sẽ luôn vào phòng họp báo với tình trạng không hề ổn. Trong đầu họ chỉ toàn andrenaline và điều đó khiến họ gặp khó khăn để diễn đạt ý kiến".
Tất nhiên, những gì Carlisle chia sẻ chỉ giải thích được phần nhỏ của vấn đề. Ngoài những buổi họp báo "điên rồ", Joey Barton làm sao có thể mang theo cả andrenaline tới sân tập để chọc điếu thuốc vào mắt đồng đội, hay chẳng lẽ Ravel Morrison vừa thi đấu xong liền về nhà hành hung bạn gái?! Nguyên nhân tất nhiên không đơn giản như vị chủ tịch PFA tâm sự.
Điều đầu tiên cần đề cập đến là đặc trưng của xã hội Anh quốc. Đất nước bên bờ biển Manche là cái nôi của công nghiệp, với hệ thống thuộc địa vô cùng rộng lớn. Hơn thế, là nước có đông người nhập cư bậc nhất thế giới (7,8 triệu người - năm 2013), chỉ sau Mỹ, Nga, Đức và Ả-rập Saudi, chẳng ngạc nhiên khi quốc gia nổi tiếng với câu "Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh" này có môi trường xã hội vô cùng phức tạp. Nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực xảy ra thường xuyên như "cơm bữa".
Trong môi trường ấy, những đứa trẻ sinh ra khó có thể tránh khỏi nguy cơ bị tác động mạnh tới tính cách. Và như mọi quốc gia khác, để hy vọng đổi đời, những cậu bé sống ở "khu ổ chuột" thường là những người tìm thấy tương lai trong trái bóng. Họ có thể có tài năng thực sự, có thể trở thành những cầu thủ nổi tiếng, nhưng bản chất bạo lực và hoang dã khi còn nhỏ thì không thể thay đổi. Và "bad boy" ra đời...
Tất nhiên, không phải mọi cầu thủ "trái tính trái nết" đều xuất thân theo cách ấy. Đa phần những gia đình có điều kiện hơn đưa con cái vào những hệ thống đào tạo trẻ của các CLB. Tại đây, các đội bóng đầu tư cơ sở vật chất khá cẩn thận, họ rèn luyện bóng đá cho trẻ em và "kiêm" luôn việc dạy văn hóa. Nhưng tất nhiên, chơi bóng là chính và văn hóa chỉ là phụ, có cũng được, không có cũng xong. Tài năng như Wayne Rooney thì có lẽ cũng chẳng cần biết tính căn bậc hai vẫn được lên lớp. Những trường hợp như Frank Lampard với khả năng nói tiếng Latin trôi chảy, Mikel Arteta "làu làu" 7 ngôn ngữ hay Juan Mata đang thi văn bằng hai... có lẽ không nhiều trong giới "quần đùi áo số".
Ngoài ra, nguyên nhân thứ 3 khiến tình trạng "bad boy" lan rộng trong bóng đá Anh là bởi sự dễ dãi của các đội bóng, các HLV và các ông chủ, đặc biệt với những ngôi sao. Họ cần thành tích hơn cả, và hình ảnh CLB có bị ngôi sao ấy "dìm" 1 chút thì cũng chẳng sao. Miễn là anh ta vẫn đều đều ra sân và tỏa sáng, anh ta sẽ luôn luôn được nâng niu, bao bọc, cũng giống như cái cách Brendan Rodgers và ban lãnh đạo Liverpool từng ra sức bênh vực Luis Suarez dù anh này hành động đôi khi chẳng khác gì một tên lưu manh.
Một yếu tố nữa khiến nước Anh sở hữu nhiều "bad boy" hơn nước bạn là bởi vấn đề muôn thuở: Giới truyền thông. Họ "lăng-xê" cầu thủ và đội bóng cũng giỏi, mà bới móc, "dìm hàng" những ngôi sao cũng tài. Nhìn sang Italia, nơi Antonio Cassano quậy phá "tưng bừng", ngủ với hơn 600 người đẹp, ăn cắp xe máy, ném áo vào trọng tài... Ấy vậy mà họ đâu có làm ầm lên bằng chuyện Wilshere... hút thuốc lá như nước Anh. Nếu ở xứ Sương mù, hẳn Cassano đã đi vào "huyền thoại".
Nói tóm lại, với môi trường sống và cách giáo dục văn hóa của người Anh, sẽ còn nhiều những Morrison, Paul Gascoigne hay John Terry mới ra đời. Người dân Anh với cá tính bảo thủ có lẽ cũng sẽ chẳng lấy đó làm phiền lòng, miễn là những "ông sao" trái tính trái nết của họ vẫn chơi tốt và giúp ĐTQG cũng như CLB giành được vinh quang.
Theo VNE
PFA kêu gọi FIFA ra biện pháp bảo vệ an toàn cho Rooney Giám đốc điều hành của Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp (PFA) Gordon Taylor vừa lên tiếng bày tỏ những quan ngại liên quan tới khả năng dính chấn thương của các cầu thủ từ đồ vật gắn bó sự nghiệp của họ. Chấn thương của Rooney trong trận gặp Fulham mùa trước Gordon Taylor cho rằng Liên đoàn bóng đá thế giới...