PewPew lên tiếng sau phát ngôn: “Streamer cần thay đổi, không thể cứ nói những thứ mình thích…”
PewPew đã có những chia sẻ về vấn đề “streamer cần thay đổi, không phát ngôn tục tĩu trên livestream”.
Đoạn phóng sự có tiêu đề “Streamer – Tự do và trách nhiệm” được phát sóng trên chương trình Tiêu điểm – VTV24 đang thu hút nhiều sự chú ý cũng như ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
Cụ thể, phóng sự này đề cập đến chuyện ngoài việc bình luận game, những câu chuyện đời sống ngoài lề được các streamer đưa vào một cách duyên dáng, gần gũi cũng là yếu tố giúp người xem giải trí. Tuy nhiên, “khi không được kiểm soát, ngôn từ của những câu chuyện này có thể vượt quá ngưỡng tự do ngôn luận, để rồi các video stream với ngôn từ tục tĩu, chửi thề xuất hiện tràn lan trên MXH, gây ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, tuổi vị thành niên – đối tượng chiếm phần lớn khán giả của các video stream” – trích từ phóng sự.
Cũng trong phóng sự, theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, các hành vi chửi bới, xúc phạm lẫn nhau trên Internet diễn ra khá phổ biến. Và đây là hành vi vi phạm pháp luật, với mức xử phạt đến 10 – 20 triệu đồng. Đặc biệt với hành vi thường xuyên, liên tục, chúng ta cần những mức phạt cao để răn đe.
Phóng sự cũng phỏng vấn nhiều chuyên gia, phụ huynh cũng như học sinh để đưa ra nhận xét rằng các streamer cần phải thay đổi nội dung để phù hợp “thuần phong mỹ tục”. Đặc biệt, PewPew – một trong những streamer đầu tiên và rất nổi tiếng của Việt Nam cũng xuất hiện trong video. PewPew muốn nghề streamer được ghi nhận bởi xã hội, để các bạn trẻ có đam mê sẽ theo đuổi nghề này.
PewPew chia sẻ: “Nó phải thay đổi. Thứ nhất là tiết chế, rồi hạn chế, với những bạn làm nghề này thật sự viral thì phải bỏ hẳn, không thể nói những thứ mình thích. Nó là bài toán đánh đổi. Mình muốn được là chính mình rồi xã hội cứ nhìn mình thế này? Hay mình phải lùi lại một chút để xã hội chấp nhận mình hơn? Mình muốn có được ghi nhận, muốn có tương lai tốt cho nghề thì mình phải thay đổi. Ở đây không phải thay đổi bản thân, mà thay đổi cho tốt hơn, cho phù hợp hơn”.
Video đang HOT
Sau khi đoạn phóng sự được phát sóng, mạng xã hội nhận về rất nhiều ý kiến. Người hết sức đồng tình, cho rằng streamer nói chung nên xem lại cách làm nội dung để không làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục cũng như có tác động tiêu cực đến giới trẻ, trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận cho rằng gia đình, đặc biệt là các phụ huynh nên có cách để kiểm soát việc theo dõi YouTube của con em mình, nhất là trẻ em. Các streamer không đáng nhận về chỉ trích khi bản thân họ không làm nội dung cho đối tượng đó.
Dưới đây là một số bình luận từ cộng đồng:
“Mỗi độ tuổi sẽ nhận thức khác nhau về mọi chuyện. Người trước với người sau luôn có khoảng cách lớn, đừng đánh đồng”.
“YouTube là mạng xã hội mở cho nên những năm gần đây họ đã phát triển, phân chia thành các danh mục khác nhau như âm nhạc, trò chơi, ẩm thực… Đặc biệt riêng trẻ em còn được ưu ái mảng riêng là YouTube Kids. Trên YouTube Kids có rất nhiều video, chương trình hay bổ ích cho các cháu, các em. Vậy thì tội gì không cho các cháu nhỏ sử dụng mạng xã hội đấy? Mà cứ phải lôi YouTube, streamer ra để chỉ trích?”
“Thời đại 4.0 MXH như con dao 2 lưỡi, việc các cháu, các em chưa có nhận thức thì phải có sự kiểm soát tốt của bậc phụ huynh. Môi trường sống ngoài đời cũng tồn tại nhiều tác nhân ảnh hưởng không tốt đến các em chứ không riêng gì trên Internet”.
“Nên văn hoá đi các bạn. Nói chuyện nhảm rồi chửi tục mà cũng gọi là giải trí thì chịu cách suy nghĩ của các bạn rồi. Là người nổi tiếng có ảnh hưởng đến xã hội thì những hành động và lời nói phải chuẩn mực, lành mạnh không thì hỏng hết”.
“Ủng hộ việc cần chấn chỉnh cách nói năng và cả nội dung của nhiều streamer”.
Riêng về PewPew, anh cũng có lên tiếng về chủ đề này sau khi đoạn phóng sự được lên sóng. PewPew cho rằng:
“Một số bạn nói mình dìm bạn A bạn B bạn C. Thế mình cũng không nói gì xong tới 1 ngày 1 cái bóp băng thông live trên các platform chẳng hạn thì bao nhiêu streamer đang hành nghề, bao nhiêu supporter làm trong các đội streamer, bao nhiêu talent house, bao nhiêu nhà đầu tư rót vốn, bao nhiêu platform đang đổ tiền để streamer có thu nhập thì sao?
Cả phóng sự làm để nói streamer chưa đẹp! Lên thời sự giữa trưa bao nhiêu gia đình xem họ sẽ chia sẻ nhau, quyết định góc nhìn về nghề nghiệp này, lĩnh vực này. Các hãng tài trợ gia đình, sản phẩm đại trà, nước uống, quần áo… streamer muốn làm việc với tầm đó hay là sẽ chỉ game, giải đấu… tại sao không phải là streamer quảng cáo bỉm sữa, nồi niêu xoong chảo, điều hoà máy lạnh.
Anh Karik hát bài Ức Chế năm 2012 – 2013 thì phải. Chia sẻ về Rap. Và giờ có chương trình King Of Rap và Rap Việt trên TV năm 2020. Chả có gì tự dưng. Chả có gì không có lí do. Thế nhé. Và hi vọng mọi người tiếp tục ủng hộ các streamer, nhiều người làm streamer, nhiều hãng tài trợ”.
Ảnh: Internet
Lấy anti fan làm động lực phấn đấu, Cáo Gaming lọt top trending ngọt ngào
Sinh năm 2001, Cáo Gaming (tên thật Nguyễn Đức Đạt), hiện đang sinh sống ở Đông Anh, Hà Nội không theo con đường đại học mà quyết tâm đầu tư chuyên nghiệp, tìm hiểu và gắn bó với nghề làm streamer.
Giống như nhiều cậu trai đồng trang lứa, Đạt bắt đầu chơi game từ khi 13 tuổi với tựa game Đột kích. Niềm đam mê với game lớn dần khi anh chàng chơi và tìm hiểu về PUBG PC, rồi Free Fire... Tốt nghiệp cấp 3, Đức Đạt quyết định không theo học Đại học mà làm streamer.
'Mình may mắn ủng hộ từ gia đình, bởi trước đó, mình dành nhiều thời gian để trao đổi, tâm sự với ba mẹ và người thân, thể hiện cho mọi người thấy mình có tâm huyết theo đuổi con đường này nên không hề bị ngăn cấm'.
Nghĩ là làm, tháng 5/2020, trong công cuộc tìm kiếm môi trường thích hợp để 'đầu quân', cơ may đưa anh chàng đến với Mocha. Tại đây, chàng trai Đông Anh lựa chọn tựa game Free Fire và cái tên Cáo Gaming để gắn bó, từng bước xây dựng hình ảnh và 'thương hiệu' cá nhân.
Chỉ sau 3 tháng, hiện kênh của Cáo đã có gần 4.500 lượt follow tại Mocha, lượt xem trung bình lên đến vài trăm mắt theo dõi. Tuy vậy, anh chàng vẫn chưa hài lòng: 'Dù rằng khá thoải mái là chính mình nhưng mình hay gặp khó khăn về vốn ngôn từ, nhiều khi không biết nói chuyện tâm sự trên stream làm sao để thu hút các bạn viewer'.
Không chỉ vậy, làm streamer chẳng khác gì làm dâu trăm họ và chiều lòng tất cả khán giả là điều bất khả thi. Đối với cá nhân Cáo Gaming, anh có cách xử lý của riêng mình:
'Mỗi khi rơi vào trường hợp bị anti fan bị đả kích, trước đây mình sẽ phản ứng và bình luận tiêu cực lại, nhưng bây giờ mình thường lơ đi, biến đó thành động lực để cố gắng, nỗ lực tốt hơn mỗi ngày để fan của mình không thất vọng'.
Từ khi theo nghề, Cáo Gaming cho biết, mình đã thay đổi tích cực hơn rất nhiều: Từ một con người nhút nhát trở thành người nói nhiều, hòa đồng và hài hước. Anh cũng tâm sự rằng, thần tượng của bản thân là Mixi Gaming và muốn học theo hướng phát triển của 'tộc trưởng':
'Thời gian tới mình vẫn sẽ giữ thời lượng live từ 6 - 10 tiếng/ngày nhưng tổ chức nhiều hoạt động stream mới mẻ hơn để người xem không cảm thấy nhàm chán, đồng thời giúp mọi người giải trí sau cả ngày làm việc'.
Linh Ngọc Đàm đăng ảnh cùng bồ cũ và bạn thân, caption tung "ma trận" gây lú não Mới đây, Linh Ngọc Đàm đã đăng ảnh chụp cùng Bụt và Rambo trên Instagram cá nhân. Vốn nổi tiếng với tính cách thẳng thắn, mạnh mẽ, Linh Ngọc Đàm có mối quan hệ khá thân thiết không ít nhiều streamer nam. Ngoài "tứ hoàng" ViruSs - Pewpew - Độ Mixi - Xemesis, cô nàng còn là bạn thân của Quang Cuốn, Rambo,......