PewPew chính thức livestream trở lại, giật tiêu đề gây sốt: ‘Quên cả cách stream’
Sự trở lại của PewPew khiến cộng đồng game Việt xôn xao thích thú mặc dù anh chàng chưa có thông báo chính thức nào.
Sáng ngày 04/05, PewPew bất ngờ livestream trở lại trên fanpage gần 4 triệu người theo dõi. Sau đó, nam streamer liên tục phát livestream leo rank Đấu Trường Chân Lý mùa 5 và nhận được cơn mưa ‘donate’ từ người hâm mộ.
Video livestream đầu tiên sau khi ‘comeback’ PewPew giật tiêu đề ‘Quên cả cách stream’ khiến khán giả thích thú. Hiện video này đạt hơn 160 nghìn lượt xem với 11 nghìn lượt ‘like’ và hàng nghìn bình luận.
PewPew liên tục ‘on the mic’ trên nền tảng Facebook Gaming
Đấu Trường Chân Lý mùa 5 là tựa game được anh chàng lựa chọn để ‘try hard’
Khán giả tặng cơn mưa ‘donate’ cho PewPew vì rất lâu rồi họ mới được xem anh chàng livestream chơi game
Video đang HOT
Nhiều người cũng để lại lời chào PewPew
Là một trong những streamer hàng đầu Việt Nam, PewPew sở hữu lượng fan hùng hậu tại làng game Việt, anh cũng khá ‘đắt’ show truyền hình. Tuy nhiên, vào cuối tháng 3 năm 2019, PewPew bất ngờ tuyên bố giải nghệ.
‘Từ mai mình có thể sống một cuộc sống bình thường. Ngày làm 8 tiếng, cuối tuần đi chơi hang out cùng bạn bè. Ngủ một giấc không lo sợ nhỡ việc. Một thời để nhớ. Nếu bạn còn trẻ, hãy sống sao tới 30 tuổi nghĩ lại và mỉm cười’ – chia sẻ của PewPew gây sốt thời điểm đó.
Sau khi giải nghệ, PewPew lấn sân lĩnh vực kinh doanh với hàng loạt nhãn hiệu mang tên mình: Bánh mì PewPew, mở đầm nuôi tôm, Tiệm giặt là PewPew, Tủ đồ PewPew… Được biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công việc kinh doanh của PewPew đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách.
Bánh mì PewPew và Giặt là PewPew hoạt động khá thành công
Vào tháng 7 năm 2020, PewPew nhen nhóm ý định livestream trở lại và sẽ là Facebook Gaming. PewPew cũng đã cho biết rằng sẽ không có một cuộc nào gọi là ‘comeback hoành tráng’: ‘Với mình, mình làm vì vui chứ không nghĩ là ‘nghiệp’ hay cú ‘comeback’ gì to tát. Mình thấy cứ ‘lai rai’, ‘lêu hêu’ như này là mừng rồi!’.
PewPew gây sốt khi tham gia chương trình Xạ thủ đua tài do Viettel Media sản xuất
Và ở thời điểm hiện tại, PewPew cũng chưa có thông báo gì về việc comeback với nghề streamer. Tuy nhiên, những người theo dõi anh đã tự hiểu được rằng họ sẽ được gặp thần tượng của mình thường xuyên hơn trên nền tảng Facebook.
PewPew lên tiếng sau phát ngôn: "Streamer cần thay đổi, không thể cứ nói những thứ mình thích..."
PewPew đã có những chia sẻ về vấn đề "streamer cần thay đổi, không phát ngôn tục tĩu trên livestream".
Đoạn phóng sự có tiêu đề "Streamer - Tự do và trách nhiệm" được phát sóng trên chương trình Tiêu điểm - VTV24 đang thu hút nhiều sự chú ý cũng như ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
Cụ thể, phóng sự này đề cập đến chuyện ngoài việc bình luận game, những câu chuyện đời sống ngoài lề được các streamer đưa vào một cách duyên dáng, gần gũi cũng là yếu tố giúp người xem giải trí. Tuy nhiên, "khi không được kiểm soát, ngôn từ của những câu chuyện này có thể vượt quá ngưỡng tự do ngôn luận, để rồi các video stream với ngôn từ tục tĩu, chửi thề xuất hiện tràn lan trên MXH, gây ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, tuổi vị thành niên - đối tượng chiếm phần lớn khán giả của các video stream" - trích từ phóng sự.
Cũng trong phóng sự, theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, các hành vi chửi bới, xúc phạm lẫn nhau trên Internet diễn ra khá phổ biến. Và đây là hành vi vi phạm pháp luật, với mức xử phạt đến 10 - 20 triệu đồng. Đặc biệt với hành vi thường xuyên, liên tục, chúng ta cần những mức phạt cao để răn đe.
Phóng sự cũng phỏng vấn nhiều chuyên gia, phụ huynh cũng như học sinh để đưa ra nhận xét rằng các streamer cần phải thay đổi nội dung để phù hợp "thuần phong mỹ tục". Đặc biệt, PewPew - một trong những streamer đầu tiên và rất nổi tiếng của Việt Nam cũng xuất hiện trong video. PewPew muốn nghề streamer được ghi nhận bởi xã hội, để các bạn trẻ có đam mê sẽ theo đuổi nghề này.
PewPew chia sẻ: "Nó phải thay đổi. Thứ nhất là tiết chế, rồi hạn chế, với những bạn làm nghề này thật sự viral thì phải bỏ hẳn, không thể nói những thứ mình thích. Nó là bài toán đánh đổi. Mình muốn được là chính mình rồi xã hội cứ nhìn mình thế này? Hay mình phải lùi lại một chút để xã hội chấp nhận mình hơn? Mình muốn có được ghi nhận, muốn có tương lai tốt cho nghề thì mình phải thay đổi. Ở đây không phải thay đổi bản thân, mà thay đổi cho tốt hơn, cho phù hợp hơn".
Sau khi đoạn phóng sự được phát sóng, mạng xã hội nhận về rất nhiều ý kiến. Người hết sức đồng tình, cho rằng streamer nói chung nên xem lại cách làm nội dung để không làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục cũng như có tác động tiêu cực đến giới trẻ, trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận cho rằng gia đình, đặc biệt là các phụ huynh nên có cách để kiểm soát việc theo dõi YouTube của con em mình, nhất là trẻ em. Các streamer không đáng nhận về chỉ trích khi bản thân họ không làm nội dung cho đối tượng đó.
Dưới đây là một số bình luận từ cộng đồng:
"Mỗi độ tuổi sẽ nhận thức khác nhau về mọi chuyện. Người trước với người sau luôn có khoảng cách lớn, đừng đánh đồng".
"YouTube là mạng xã hội mở cho nên những năm gần đây họ đã phát triển, phân chia thành các danh mục khác nhau như âm nhạc, trò chơi, ẩm thực... Đặc biệt riêng trẻ em còn được ưu ái mảng riêng là YouTube Kids. Trên YouTube Kids có rất nhiều video, chương trình hay bổ ích cho các cháu, các em. Vậy thì tội gì không cho các cháu nhỏ sử dụng mạng xã hội đấy? Mà cứ phải lôi YouTube, streamer ra để chỉ trích?"
"Thời đại 4.0 MXH như con dao 2 lưỡi, việc các cháu, các em chưa có nhận thức thì phải có sự kiểm soát tốt của bậc phụ huynh. Môi trường sống ngoài đời cũng tồn tại nhiều tác nhân ảnh hưởng không tốt đến các em chứ không riêng gì trên Internet".
"Nên văn hoá đi các bạn. Nói chuyện nhảm rồi chửi tục mà cũng gọi là giải trí thì chịu cách suy nghĩ của các bạn rồi. Là người nổi tiếng có ảnh hưởng đến xã hội thì những hành động và lời nói phải chuẩn mực, lành mạnh không thì hỏng hết".
"Ủng hộ việc cần chấn chỉnh cách nói năng và cả nội dung của nhiều streamer".
Riêng về PewPew, anh cũng có lên tiếng về chủ đề này sau khi đoạn phóng sự được lên sóng. PewPew cho rằng:
"Một số bạn nói mình dìm bạn A bạn B bạn C. Thế mình cũng không nói gì xong tới 1 ngày 1 cái bóp băng thông live trên các platform chẳng hạn thì bao nhiêu streamer đang hành nghề, bao nhiêu supporter làm trong các đội streamer, bao nhiêu talent house, bao nhiêu nhà đầu tư rót vốn, bao nhiêu platform đang đổ tiền để streamer có thu nhập thì sao?
Cả phóng sự làm để nói streamer chưa đẹp! Lên thời sự giữa trưa bao nhiêu gia đình xem họ sẽ chia sẻ nhau, quyết định góc nhìn về nghề nghiệp này, lĩnh vực này. Các hãng tài trợ gia đình, sản phẩm đại trà, nước uống, quần áo... streamer muốn làm việc với tầm đó hay là sẽ chỉ game, giải đấu... tại sao không phải là streamer quảng cáo bỉm sữa, nồi niêu xoong chảo, điều hoà máy lạnh.
Anh Karik hát bài Ức Chế năm 2012 - 2013 thì phải. Chia sẻ về Rap. Và giờ có chương trình King Of Rap và Rap Việt trên TV năm 2020. Chả có gì tự dưng. Chả có gì không có lí do. Thế nhé. Và hi vọng mọi người tiếp tục ủng hộ các streamer, nhiều người làm streamer, nhiều hãng tài trợ".
Ảnh: Internet
'Tứ Hoàng Streamer' sở hữu gia tài 'khủng' cỡ nào trong làng streamer Việt? Ngoài 'streamer giàu nhất VN đi làm cho vui' thì 3 cái tên còn lại trong 'Tứ Hoàng Streamer' đều rất nỗ lực với nghề. Trong hội 'Tứ Hoàng Streamer' gồm có ViruSs, PewPew, Độ Mixi và Xemesis thì ai ai cũng có tài năng riêng biệt, sở hữu những 'tài sản' đặc biệt về cả vật chất lẫn tinh thần. Sau đây...