Pewdiepie ngược chiều dư luận, thông cảm với vụ kiện của Tfue cũng như khuyên “Youtuber, streamer phải có luật sư riêng của mình”
Pewdiepie lại bắt đầu quan tâm tới vấn đề đang khá nóng này rồi.
Vụ kiên giữa streamer nổi tiếng nhất nhì Fortnite, Tfue và tổ chức Faze đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng thế giới cũng như rất nhiều tên tuổi lớn trong làng streamer, Youtuber và Pewdiepie cũng không phải là ngoại lệ. Khác với phần đông chỉ trích màn ăn cháo đá bát của Tfue, Pewdiepie lại hết sức thông cảm với vấn đề này.
Cụ thể, cựu hoàng Youtube đã lên tiếng trong một tập của Pew News vào ngày 23/5 vừa qua, khi mà anh cảnh báo những streamer, Youtuber hay thậm chí cả các tuyển thủ thể thao điện tử hãy cẩn thận, đừng quá vồ vập mà ký kết bất cứ hợp đồng nào trước khi thuê luật sư để nghiên cứu kỹ về chúng.
Pewdiepie cho rằng các Youtuber và streamer nên có luật sự thương thảo hợp đồng
Video đang HOT
“Nếu có bất kỳ hợp đồng nào được gửi tới bạn, nó không có ý nghĩa gì cả, cho tới khi bạn hiểu hết 100% những gì mình sẽ nhận được” Pewdiepie chia sẻ quan điểm của bản thân về vấn đề “Hãy tìm một luật sư thực thụ để lo những vấn đề như thế này. Dù bạn có là một streamer hay Youtuber nhỏ nhoi, vẫn cứ nên có một luật sư cho những trường hợp như thế này”.
Pewdiepie cũng tỏ ra mình là người khá công tâm, khi lên tiếng đồng cảm với thỏa thuận 80/20 chênh lệch mà Tfue cáo buộc Faze áp dụng với các quảng cáo của mình trong khi cũng hiểu được cảm giác bị phản bội tới từ phía Banks – người anh em thân thiết của Tfue và cũng là người sáng lập ra Faze Clan. Nhưng sau đó, Pew cũng tỏ ra không quá đồng tình với video những phản ứng của Tfue, khi cho rằng nó mang nghĩa, cũng như dẫn dắt người xem tới việc hợp đồng của anh chàng đã bị Faze áp bức ra sao.
Thành công của Tfue có rất nhiều dấu ấn từ Faze
Pewdiepie cũng không phải là người nổi tiếng đầu tiên lên tiếng về vấn đề này nhưng anh là người hiếm hoi lên tiếng bảo vệ Tfue giữa tâm bão, đặc biệt là khi ngay cả những người hâm mộ của anh chàng streamer này cũng bỏ subscribe thần tượng của mình như một cách để phản đối vụ kiện. Đối với họ, việc Tfue trở nên nổi tiếng có công nâng đỡ rất lớn của Faze. Chưa kể, mới đây thôi, CEO của Faze Clan thậm chí còn tiết lộ âm mưu đằng sau vụ nổi loạn của Tfue, khi cho rằng anh chàng manh nha thành lập một tổ chức của riêng mình, đồng thời từ chối mọi điều khoản khi thương lượng hợp đồng dẫu cho các thành viên điều hành của Faze đã cực kỳ cởi mở với các chế độ, cũng như không quá coi trọng tiền bạc.
Câu chuyện vẫn chưa có hồi kết, dù đúng dù sai thì cả Faze và Tfue đều vẫn là những người tổn thương nhiều nhất trong vụ kiện tụng gây tranh cãi này mà thôi.
Theo GameK
1 giờ chơi game của streamer nổi tiếng đáng giá bao nhiêu? - Một con số cực shock!
Kiếm cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng chỉ với một giờ chơi game, có tin được không? Vốn biết streamer đang là một ngành rất hot nhưng số tiền khủng mà các streamer nổi tiếng nhận được để quảng bá game vẫn có thể khiến bạn giật mình đấy.
Việc các nhà phát hành thuê các streamer nổi tiếng để quảng bá game cho họ từ lâu đã không còn là điều quá xa lạ nhưng bạn có biết số tiền mà họ nhận được sau mỗi bản hợp đồng này là bao nhiêu không - một con số cực kỳ shock - 50,000 đô (hơn 1 tỷ đồng) là số tiền cao nhất mà NPH phải trả cho streamer để livestream tựa game của mình. Điển hình là streamer nổi tiếng Ninja, người đã từng dắt túi cả 1 triệu đô (hơn 23 tỷ đồng) để chơi Apex Legends ngay khi nó vừa ra mắt.
Tầm ảnh hưởng của những streamer nổi tiếng ngày càng được phổ quát rộng khắp khi mà thế hệ thanh thiếu niên đang có xu hướng 'ăn livestream, ngủ livestream'. Chính vì vậy, thay vì những chiến dịch quảng bá đắt tiền cho TV, những công ty phát hành sẽ tìm đến các streamer có tiếng để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Hình thức quảng bá này vừa nhanh, vừa có hiệu quả rất cao nên cũng dễ hiểu tại sao nó lại dần trở nên phổ biến như vậy. Theo báo cáo mới nhất của tờ The Wall Street, EA, Activision, Ubisoft, Take-Two là một trong số những nhà phát hành đã mạnh tay chi đến cả triệu đô cho các streamer để họ chơi tựa game của họ khi vừa ra mắt.
Tất nhiên tùy thuộc vào độ nổi tiếng cũng như tầm ảnh hưởng của các streamer, mỗi người sẽ nhận được một khoản thù lao khác nhau nhưng bất kể thế nào, đây quả là mức thu nhập đáng mơ ước. Thông thường, một streamer có khoảng 15,000 người xem cùng lúc khi livestream có thể dắt túi từ 25,000 - 35,000 đô mỗi giờ. Được biết, Borderlands 3 của Take-Two và Ghost Recon Breakpoint của Ubisoft cũng sẽ sử dụng hình thức quảng bá này để tiếp cận game thủ.
Dĩ nhiên, để trở thành một streamer nổi tiếng hái ra tiền như vậy cũng không phải là điều đơn giản. Thu nhập triệu đô không phải là điều bất khả thi nhưng đổi lại streamer thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, thậm chí công việc này còn đặt ra một số thách thức về sự đào thải, cả bản thân người stream game cho tới tựa game của họ. Vì vậy, dẫu biết streamer là nghề có thu nhập đáng mơ ước, không phải ai cũng theo đuổi được con đường này.
Theo gamehub
Streamer nổi tiếng tuyên bố tạm ngừng stream GTA RP trên sóng, và đây là lý do Trong khi Mixi Gaming vẫn stream game nhiệt thì các streamer thế giới lại bỏ qua GTA RP. Ngôi sao trên Twitch Jaryd 'Summit1g' Lazar đã giải thích lý do tại sao có thể sớm kết thúc sự nghiệp GTA RP của anh ấy sau khi nói rằng anh ấy hiện đang ở chế độ "YOLO" rất tệ. Khi Summit chuyển sang chơi...