Peugeot ra mắt xe điện với 16 màn hình bên trong nội thất
Mang thiết kế hoài cổ kết hợp với những công nghệ hiện đại, Peugeot e-Legend Concept được trang bị hệ động lực điện sản sinh công suất 456 mã lực và phạm vi hoạt động hơn 600 km
Peugeot e-Legend Concept: Nhiều công nghệ, dáng cổ điển Peugeot e-Legend Concept là mẫu xe kết hợp giữa thiết kế hoài cổ của quá khứ với những công nghệ bên trong tiên tiến đến từ tương lai.
Trước thềm triển lãm Paris Motor Show diễn ra vào tháng sau, hãng xe Pháp Peugeot vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên về mẫu concept e-Legend với sự kết hợp giữa thiết kế cổ điển với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Peugeot e-Legend Concept được lấy cảm hứng thiết kế từ chiếc coupe cổ điển Peugeot 504 nổi tiếng trong những năm 1960. Thiết kế này được sửa đổi đôi chút để phù hợp với tương lai và được áp dụng lên kích thước tương đương với siêu xe Nissan GT-R.
Ở phía trước, hệ thống đèn pha đôi ở mỗi bên lấy cảm hứng từ 504 Coupe nằm gọn trong phần đầu xe vuông vức. Lưới tản nhiệt trên e-Legend Concept chỉ đóng vai trò trang trí giúp xe thêm hầm hố vì vốn dĩ xe điện không cần tản nhiệt như động cơ đốt trong. Phần cản va trước nhô ra ngoài rõ rệt mang đến vẻ cơ bắp hơn cho e-Legend Concept.
Bộ vành hợp kim 19 inch trên e-Legend Concept sở hữu thiết kế khá ấn tượng. Theo Peugeot, thiết kế lạ của bộ vành còn có tác dụng tăng cường lưu thông không khí, tăng tính khí động học cho xe. Kính hậu truyền thống được thay bằng camera, qua đó thiết kế bộ phận này được rút gọn và tinh tế hơn.
Video đang HOT
Phần đuôi xe nổi bật bởi dàn đèn hậu bằng LED ba bóng đôi mỗi bên, liên kết với nhau bởi một đường mạ chrome chạy ngang đuôi xe. Điểm cuối cùng của mui xe được trang bị thêm một dải đèn LED Stop tăng thêm hiệu ứng cảnh báo cho xe phía sau. Một màn hình nhỏ ở ngay dưới cột sau có chức năng báo năng lượng và thực hiện lời chào mỗi khi bạn mở cửa xe.
Bước vào bên trong, nội thất của Peugeot e-Legend gây ấn tượng bởi không gian được tối giản, gợi nhớ về không gian nội thất đơn điệu của những mẫu xe trong quá khứ. Tuy nhiên, sự hoài cổ nhanh chóng bị xóa đi bởi các màn hình cảm ứng và núm xoay thay thế cho các nút bấm truyền thống. Các tác vụ cơ bản như Start/Stop Engine hay chuyển chế độ lái sẽ được thực hiện trên màn hình cảm ứng 6 inch đặt ngay tựa tay người lái.
Vô-lăng của Peugeot e-Legend Concept có thiết kế hình chữ nhật được bo tròn và có vẻ như được làm từ gỗ. Một màn hình trên vô-lăng hiện thị các thông số tốc độ và vòng tua thay cho đồng hồ cơ truyền thống. Bên trái vô-lăng cũng có một màn hình hiển thị các thông tin trạng thái của xe.
Khi chế độ tự lái được kích hoạt, vô-lăng sẽ tự rút vào trong bảng táp-lô và một màn hình cong 49 inch khổng lồ sẽ xuất hiện, hiển thị tất cả các thông tin cần thiết và chủ xe chỉ cần ngồi thư giãn. Kết hợp với hai màn hình 29 inch được gắn vào hai bên cửa xe và một màn hình nhỏ thay cho tấm che nắng, Peugeot e-Legend Concept sở hữu tổng cộng 16 màn hình hiển thị lớn nhỏ.
Bên dưới lớp vỏ cổ điển là hệ động lực điện sản sinh công suất 456 mã lực và mô-men xoắn 800 Nm. Sức mạnh này giúp e-Legend Concept tăng tốc 0-100 km/h trong dưới 4 giây và vận tốc tối đa 220 km/h.
Cung cấp năng lượng cho hệ động lực điện là khối pin 100 kWh được sản xuất theo quy trình WLTP của châu Âu. Khối pin này có thể cung cấp năng lượng cho phạm vi hoạt động lên đến 600 km. Với công nghệ sạc nhanh, khối pin trên e-Legend Concept có thể nạp năng lượng đủ cho hành trình 500 km chỉ với 25 phút sạc từ lúc hết pin.
Peugeot e-Legend Concept có 4 chế độ lái: 2 chế độ tự lái là Soft và Sharp. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác lái, vô-lăng sẽ bật ra ở chế độ Legend hoặc Boost. Hệ thống điều khiển bằng giọng nói được Peugeot hợp tác phát triển với Soundhound. Hệ thống âm thanh Focal của xe cũng cho từng trải nghiệm khác nhau ở các chế độ lái.
Peugeot vẫn đang tiếp tục phát triển mẫu concept cá tính này. Hiện tại, hãng xe Pháp vẫn chưa có ý định là sản xuất thương mại chiếc e-Legend hay chỉ phát triển mẫu concept này làm nền tảng cho các mẫu xe khác trong tương lai.
Thượng Tâm
Ảnh: Carscoops
Audi giới thiệu mẫu SUV chạy điện đầu tiên
Mẫu xe SUV chạy điện đầu tiên của hãng xe sang Đức sẽ có giá khởi điểm từ hơn 1,7 tỷ đồng.
E-Tron là mẫu SUV chạy điện đầu tiên của Audi
Sau hơn gần 3 năm kể từ ngày giới thiệu bản concept, Audi E-Tron bản thương mại đã xuất hiện với giá bán từ 74.800 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng). Bản cao cấp nhất có giá 81.800 USD (1,88 tỷ đồng), bên cạnh một phiên bản giới hạn First Edition có giá 86.700 USD, chỉ sản xuất 999 chiếc. Xe bán ra chính thức từ giữa năm 2019.
Audi E-Tron sử dụng hai động cơ gắn ở mỗi trục. Động cơ phía trước có công suất 125 kW và động cơ phía sau là 140 kW, tạo ra tổng công suất 265 kW, tương đương 350 mã lực. Xe có khả năng tăng tốc 0-96 km/h dưới 6 giây, vận tốc tối đa 200 km/h. Nếu chuyển sang chế độ Boost, Audi E-Tron mở công suất lên 402 mã lực, tăng tốc 0-96 km/h trong 5,5 giây.
Theo thông tin ban đầu, Audi E-Tron có thể di chuyển 402 km cho một lần sạc đầy. Audi chỉ cho biết xe dùng bộ pin có dung lượng 95 kWh, cao nhất trên xe điện thương mại hiện nay, bên cạnh khả năng sạc từ 0-80% pin chỉ trong 30 phút ở các trạm sạc nhanh.
Khoang nội thất hiện đại và sang trọng trên E-Tron
Về trang bị, bản thấp cấp nhất trang bị tiêu chuẩn hệ thống treo khí nén, mâm 20 inch, đèn pha LED, ghế ngồi có hệ thống sưởi và làm mát, cửa sổ trời toàn cảnh, sạc không dây thông minh. Bản cao cấp nhất có sẵn hệ thống hỗ trợ lái xe của Audi, ghế mát-xa, hiển thị thông tin lên kính lái HUD, bên cạnh một loạt tính năng cao cấp khác. Bản First Edition có mâm 21 inch, cùm phanh màu cam, nội thất da màu đen và camera quan sát ban đêm.
Nội thất của Audi E-Tron gọn gàng và hiện đại. Rất nhiều nút bấm truyền thống đã biến mất, được tích hợp vào hai màn hình cảm ứng độ phân giải HD. Hãng xe Đức còn bổ sung tùy chọn gương chiếu hậu ảo, sử dụng camera thay thế cho gương chiếu hậu thông thường. Hệ thống camera sẽ gửi hình ảnh tới 2 màn hình gắn ở bên trong cánh cửa để người lái quan sát, trên đó cũng có thêm các loại đèn cảnh báo.
Xe có đến 7 chế độ lái khác nhau, từ chế độ thoải mái, tiết kiệm cho đến thể thao. Tùy thuộc vào tốc độ và cách vận hành của xe, hệ thống treo có thể điều chỉnh cao thấp trong khoảng 76 mm. Trên đường trường, hệ thống treo sẽ hạ thấp xuống để cải thiện độ bám đường.
Hoàng Cường
Theo Báo giao Thông
Nissan Navara Dark Sky - Mẫu bán tải hầm hố kiêm đài thiên văn học di động Với Nissan Navara Dark Sky, các nhà thiên văn học có thể đi "ngắm sao" ở bất cứ nơi đâu. Trong quá khứ, Nissan đã cho ra mắt không ít sản phẩm có tính tương lai. Thậm chí một số mẫu còn tỏ ra quá tầm thế giới này khi đươc ủy quyền từ thương hiệu phim bom tấn "Star Wars". Nhưng ở...