Petrolimex ‘dọa’ thiếu xăng vì phí môi trường: Chiều quá dễ hư
Petrolimex sẽ tìm mọi cách đẩy rủi ro cho người dân và cuối cùng chỉ người dân là thiệt.
Giá xăng chính thức giảm hơn 500 đồng mỗi lít từ 0 giờ ngày 1/1/2019 theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, đồng thời, Petrolimex cũng được sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu để bù đắp mức tăng giá do áp dụng biểu thuế bảo vệ môi trường mới từ 1/1/2019. Như vậy, đề nghị của Petrolimex mới đây đều đã được đáp ứng.
Bình luận về việc này, GS Đặng Đình Đào cho rằng, đề xuất của doanh nghiệp luôn xuất phát từ lợi ích của họ, nhưng cơ quan quản lý nhà nước phải đứng trên góc độ lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế để tính toán, cân nhắc cho hài hòa.
Trong trường hợp này, ông cho rằng, Petrolimex kinh doanh nhưng lại không muốn theo nguyên tắc thị trường, lời ăn, rủi ro đẩy sang người tiêu dùng chịu.
“Petrolimex kiến nghị xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong 5 ngày hoặc được tăng giá bán lẻ trước thời hạn để giảm lỗ vì lo ngại thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng từ 1/1/2019 nhưng ngày 5/1/2019 mới đến kỳ điều chỉnh giá xăng thì doanh nghiệp này sẽ bị thiệt, lo lắng trên của doanh nghiệp là đúng.
Nhưng cơ quan quản lý nhà nước không thể chỉ đứng trên vai doanh nghiệp mà vội vàng chiều theo đề nghị của doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng sớm 4 ngày và cho xả quỹ để bù lỗ cho doanh nghiệp, như vậy là chưa công bằng với người dân.
Vấn đề của người dân là họ chỉ cần sự công bằng, minh bạch và rõ ràng. Nếu cái gì khó là tìm cách đẩy sang cho người dân thì không nên, cần phải nghĩ đến quyền lợi của người dân như một yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Không có người mua, xăng dầu sẽ không thể bán được cho ai.
Tuy nhiên, có thể thấy những đòi hỏi của Petrolimex dễ được đáp ứng vì xăng dầu vẫn là lĩnh vực độc quyền, Petrolimex vẫn là con cưng, quen được chiều chuộng. Tâm lý bao bọc, chiều chuộng rất dễ sinh hư với những đứa con độc quyền, cần phải loại bỏ trong nền kinh tế thị trường”, GS Đặng Đình Đào thẳng thắn.
Video đang HOT
Khói bụi, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục mà bắt người dân đóng thêm phí môi trường. Ảnh: Tạp chí giao thông vận tải
Trao đổi thêm, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Hoa Sen) muốn làm rõ nguyên tắc áp phí môi trường dựa trên thời điểm nào?.
“Tôi băn khoăn phí môi trường sẽ được áp dụng trên mỗi lít xăng bán ra hay được tính ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu nhập xăng dầu về?
Nếu phí môi trường được áp dụng trên sản lượng xăng dầu bán ra, tức là bán ngần nào thu phí ngần ấy thì đúng là Petrolimex sẽ bị thiệt. Nhưng nếu tính từ thời điểm doanh nghiệp nhập xăng dầu về thì cũng cần phải làm rõ là nhập từ thời điểm nào? Vấn đề này cũng cần phải được làm rõ bởi ở đây không chỉ có Petrolimex lo thiệt mà người tiêu dùng cả nước họ cũng đang than phiền rồi đấy”, PGS Nguyễn Văn Ngãi nhận định.
Theo vị PGS, khi giá xăng dầu tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới ba đối tượng đó là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
“Khi tăng thuế chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do giá tăng lên, người tiêu dùng mua ít đi và doanh nghiệp bán được ít hàng hơn. Tuy nhiên, vì xăng dầu vẫn đang là lĩnh vực độc quyền, trong khi đó, xăng dầu lại là nguyên liệu chính cho đầu vào của các loại hình sản xuất, vì thế, Petrolimex cũng không bị ảnh hưởng mà chỉ có người tiêu dùng và nền sản xuất phải chịu thiệt. Để bù đắp thiệt hại bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá thành sản xuất lên, chỉ có người dân bình thường là không biết chia sẻ rủi ro vào đâu nên phải chấp nhận mua xăng dầu với giá cao hơn.
Về phía nhà nước sẽ là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất, thậm chí còn được thu về một khoản thu khá lớn từ việc tăng thuế. Tuy nhiên, nếu tính về các khoản chi phí cho tổn thất xã hội thì khoản thu về cho ngân sách từ việc tăng thuế là không đáng kể do nguồn thu về thấp hơn rất nhiều so với người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu thiệt.
Vì vậy, việc thu phí môi trường với xăng dầu như thế nào để bảo đảm được lợi ích hài hòa cho cả ba bên là vấn đề cần phải cân nhắc rất thận trọng, tránh gây tác động tiêu cực tới toàn nền kinh tế.
Nhưng không vì thế mà không thu thuế môi trường. Vấn đề của Việt Nam là thu – chi thế nào? Thu – chi có đúng mục đích hay không? Tăng phí môi trường phải thực hiện theo cơ chế công khai, minh bạch. Người dân không phản đối tăng phí nhưng sử dụng phải đúng mục đích. Không thể bắt người dân đóng phí để bù đắp hụt thu ngân sách được.
Thu phí môi trường là phải sử dụng để bảo vệ môi trường, giúp môi trường xanh, sạch đẹp hơn. Vấn đề là làm thế nào để người dân tin rằng, tiền bỏ ra sẽ được cam kết thực hiện đúng mục đích bảo vệ môi trường? Với hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm, khói bụi do xăng dầu ngay tại khu vực TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác mà người dân đang phải chịu, nếu muốn để người dân tin tưởng e la rất khó. Trong trường hợp chưa xử lý được các vấn đề về ô nhiễm môi trường mà lại tiếp tục tăng phí, người dân không chịu đâu”, vị PGS trăn trở.
Cùng quan điểm, TS Đinh Thế Hiển cũng cho rằng đang có sự tính toán lệch pha giữa Bộ Tài chính và Petrolimex trong quản lý thuế, phí xăng dầu. Điều này cho thấy có hai khả năng, một là có sự chồng chéo trong quản lý, điều hành hoặc hai là, đã có ý đẩy khó, đẩy rủi ro sang cho người dân.
Theo Datviet
Giá cổ phiếu tăng, Petrolimex xả quỹ 'khủng'
Petrolimex chào bán 12 triệu cổ phiếu PLX nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) vừa duyệt phương án bán cổ phiếu quỹ. Theo đó, tập đoàn này sẽ bán 12 triệu cổ phiếu phổ thông theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua sàn chứng khoán.
Petrolimex đang thu lãi lớn từ cổ phiếu quỹ. (Ảnh: Petrolimex)
Thương vụ này sẽ được thực hiện trong tháng 12 đến quý 1/2019, sau khi Petrolimex thực hiện các thủ tục báo cáo và công bố thông tin theo quy định. Mục đích thương vụ này, theo Petrolimex nhằm tạo vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất. Giá bán sẽ căn cứ trên cơ sở phê duyệt của Bộ Công thương.
Chốt ngày giao dịch cuối tuần 14/12, giá cổ phiếu PLX dừng ngưỡng 60.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, Petrolimex sẽ thu về khoảng 720 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu Petrolimex mặc dù suy giảm trong 2 ngày giao dịch gần nhất, tuy nhiên, tính từ đầu tháng, mã PLX đã tăng 3,45%, tương ứng 2.000 đồng mỗi cổ phiếu. Trong đó, mức giá cao nhất đạt 61.400 đồng (ngày 10/12).
Theo báo cáo hợp nhất quý 3, Petrolimex đạt doanh thu thuần hơn 46.175 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Lãi gộp trong kỳ đạt 3.326 tỷ đồng, tăng 4%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Petrolimex lần lượt đạt 142.843 tỷ đồng và 3.187 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 27% và 13%.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Petrolimex muốn bán 12 triệu cổ phiếu quỹ Đây là lần thứ 2 Petrolimex bán cổ phiếu quỹ từ sau khi lên sàn. Nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký, Petrolimex sẽ còn 123 triệu cổ phiếu quỹ, lượng cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 1,17 tỷ cổ phiếu. Ảnh minh họa. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX) mới đây đã công bố nghị quyết...