Petkovic, người đẹp quần vợt mê văn chương
Dù thất bại ở chung kết Nurnberger Versicherungscup trước Simona Halep vào cuối tuần qua, với cây vợt xinh đẹp người Serbia, Andrea Petkovic thì trở lại thi đấu đã là thành công lớn.
Andrea Petkovic. Ảnh: WTA.
Được xem là một trong những cây vợt đẹp nhất thế giới và có tính cách cuốn hút, Petkovic gần như biến mất trong 20 tháng qua vì những chấn thương dai dẳng. Từ vị trí thứ 9 thế giới, cây vợt 25 tuổi người Serbia rơi ra khỏi tốp 100, trước khi cô trở lại đây lần đầu tiên kể từ năm 2012 sau những chiến thắng tại Nurnberg và giành được suất đặc cách dự Wimbledon.
Vị trí á quân tại Nurnberger Versicherungscup vì thế có thể được xem là thành công lớn cho Petkovic vì bản thân cô không đặt cho mình một mục tiêu nào, đặc biệt sau một giai đoạn dài cô chấn thương như vậy. “Tôi chỉ cố gắng tìm lại cảm giác được thi đấu và tận hưởng nó, thế thôi,” Petkovic nói .
Sự lạc quan và nghị lực sống giải thích tại sao Petkovic không quá buồn bã với chấn thương của cô. Cô có tham vọng, muốn giành chiến thắng nhưng đôi khi, chấn thương lại là trở ngại của cô. Thay vào đó, Petkovic nghĩ đến những điều tích cực nhất, chẳng hạn như khoảnh khắc cô lần đầu tiên vào tứ kết một giải Grand Slam ở Australian Open năm 2011 sau khi cô vượt qua Maria Sharapova ở vòng 4 hay những kỷ niệm hồi nhỏ khi được cha cô huấn luyện.
Video đang HOT
Theo Petkovic, cô yêu quần vợt nhưng quần vợt không phải là tất cả đối với cô. Đấy là vì Petkovic từng theo học ngành văn chương và có tham vọng trở thành một nhà báo, thậm chí là một luật sư. Ngoài ra, cô gái 25 tuổi người Serbia cũng thích vẽ vì cô thực sự yêu nghệ thuật, thích đến các viện bảo tàng và phòng tranh hàng tuần.
Trên tất cả, gia đình và sách là hai thứ mà Petkovic không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Gia đình mà đặc biệt là chị gái là người cô yêu quý nhất, còn sách là một cuộc sống khác mà cô đang có. “Tôi thích đọc và luôn mang theo 3-4 cuốn sách bên mình. Đó là một tình yêu lớn khác của tôi,” Petkovic chia sẻ.
Theo TTVH
Doping trong tennis: Làng quần vợt liệu có Lance Armstrong?
Ngay sau khi Lance Armstrong thú tội trên truyền hình Mỹ, rằng chất kích thích là nhân tố giúp anh 7 lần đăng quang Tour de France, đã xuất hiện những nghi ngờ về sự dối trá trong các môn thể thao khác.
Cựu số một thế giới Hingis từng có phản ứng dương tính với doping
Mọi chú ý dồn vào làng banh nỉ khi bác sĩ đầy tai tiếng Eufemiano Fuentes xuất hiện trước tòa án Madrid, thừa nhận đã từng cung cấp chất cấm cho nhiều ngôi sao không chỉ ở làng đua xe, mà còn có cả quần vợt.
Banh nỉ liệu có "sạch"?
Vào thập niên 1980, Hội đồng quần vợt nam bắt đầu thực hiện việc kiểm tra chất cấm với sự tập trung ban đầu dành cho những thuốc có tác dụng tiêu khiển. Cho tới ATP Tour năm 1990, việc kiểm tra mở rộng sang chất cấm được sử dụng nhằm tăng cường thể lực.
Dù sớm có kế hoạch kiểm tra và cả chế tài xử phạt nhưng khả năng cơ quan chức năng bị các tay vợt dối trá qua mặt vẫn không thể loại trừ. Nghi ngại về một làng banh nỉ không còn trong sạch càng dấy lên khi cựu ngôi sao Guy Forget khẳng định "Tôi đã thua trận trước những kẻ dùng chất cấm. Chắc chắn có chuyện đó. Trong thời đại của tôi, không có những biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn, thế nên nhiều người đã lừa dối hệ thống lỏng lẻo đó".
Thời Guy Forget thì vậy còn gần đây thì sao?
Năm 2011, Liên đoàn Quần vợt quốc tế (ITF) chỉ xét nghiệm máu trong và ngoài giải 131 lần, so với tổng số 2.019 vụ xét nghiệm doping, trong khi đó bộ môn đua xe đạp thế giới đã áp dụng hộ chiếu sinh học từ năm 2008 và tiến hành 3.314 vụ xét nghiệm máu ngoài giải trong cùng năm.
Rất nhiều người đã lên tiếng phàn nàn về cách làm việc của ITF. HLV quần vợt người Australia Darren Cahill, người từng có thời gian dẫn dắt Lleyton Hewitt và Andre Agassi, chia sẻ trên Twitter: "Chương trình kiểm tra của chúng ta là chưa đủ. Đó là lý do tại sao không ai có thể đứng lên và tiết lộ điều gì. Nó đang tụt lại so với xu thế trong những năm qua". Ngay cả tay vợt số 1 thế giới Djokovic cũng không hài lòng với số lần kiểm tra mẫu máu dành cho anh. "Tôi chẳng được thử máu trong 6 hay 7 tháng qua. Cách đây 3 năm, cứ hai tháng tôi lại thử máu một lần. Tôi không hiểu lý do tại sao họ lại giảm nó đi như vậy".
Federer có chung quan điểm với tay vợt người Serbia, anh nói: "Sau Australian Open, tôi không có xét nghiệm máu nào và tôi đã nói với người có trách nhiệm đó là một ngạc nhiên lớn đối với tôi. Cần phải có nhiều xét nghiệm ngoài thi đấu hơn nữa".
Hộ chiếu sinh học cần thiết hay lãng phí?
Trước những nghi ngại, cáo buộc, ITF buộc phải lên tiếng. Đầu năm 2013, cơ quan này đã nhóm họp để triển khai Chương trình hộ chiếu sinh học (ABP) cho các cây vợt từ năm 2013. Các cây vợt sẽ cung cấp cho họ hồ sơ cá nhân, gồm những chỉ số cơ thể, kết quả kiểm tra doping trong từng thời kỳ. Đây sẽ là cơ sở để những cơ quan quản lý có thể giám sát, đánh giá từng cây vợt, cả về thái độ lẫn nguy cơ dùng doping.
Nhưng quyết định này cũng gây ra những phản ứng trái chiều. Tiến sĩ Stuart Miller, người được giao nhiệm vụ theo dõi quá trình thiết lập và thực hiện ABP, cho rằng giáo dục vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa làng tennis bị "nhiễm độc" bởi những trò gian lận.
Không ai phủ nhận những tiện ích và sự tiến bộ của ABP nhưng vấn đề mà ông Miller cũng như các quan chức làng banh nỉ lo ngại đó là kinh phí. Tổng ngân sách chương trình chống doping năm 2013 trong làng banh nỉ vào khoảng 2 triệu USD, chủ yếu chi từ bốn giải Grand Slam, ITF, ATP và WTA, chỉ bằng một nửa tổng số tiền thưởng mà Djokovic và Murray kiếm được tại Australian Open vừa qua (3,8 triệu USD).
Darren Cahill cho rằng thu nhập tăng thêm từ các giải phải được đầu tư nhiều hơn cho chương trình xét nghiệm doping. Có như vậy, làng tennis mới thực sự trong sạch như niềm tin của các tay vợt trong đó có Sharapova. "Tôi cảm thấy tennis trong sạch, tôi hoàn toàn tin như vậy" - tay vợt người Nga nói.
Theo TTVH
Bernard Tomic lại bị cảnh sát sờ gáy Tài năng quần vợt người Australian sẽ bị thu giấy phép lái xe vì vi phạm tốc độ. Có thể nói, Bernard Tomic là tài năng sáng nhất làng quần vợt Australia hiện nay. Tại Australian Open 2013 vừa mới diễn ra, Tomic lọt được vào tới vòng 3 và chỉ bị loại bởi hạt giống số 2, Roger Federer. Trước đó, tay...