Petite Main những đôi tay nhỏ dệt giấc mơ vĩ đại
Máy móc đang dần thay thế con người trong những công việc mà trước đây ta vẫn nghĩ sẽ là không tưởng đối với bộ não số.
Sự xâm lăng của công nghệ cuối cùng cũng lan đến thời trang – lãnh địa vốn tôn thờ những đôi tay lành nghề. Nhưng với riêng một cộng đồng nhỏ của làng thời trang, làn sóng này hoàn toàn không đáng lo ngại.
Bối cảnh show diễn Haute Couture Thu Đông 2016 của Chanel là một atelier, nơi những người thợ may cần mẫn làm việc.
Triễn lãm mang chủ đề “Manus x Machina” của bảo tàng Metropolitan New York năm 2016 đã cho thấy máy móc hoàn toàn có thể kết hợp cùng con người – và ngay cả thay thế – để tạo nên những thiết kế thời trang không tưởng nhất. Bằng một chuỗi thuật toán và dữ liệu phức tạp, những họa tiết cầu kì có thể được vẽ lên bởi máy tính với độ chính xác hoàn hảo.
Nhưng với riêng một cộng đồng nhỏ của làng thời trang, sự đe dọa của công nghệ hoàn toàn không đáng để lo ngại. “Les petite mains” – những đôi tay nhỏ – chính là đội ngũ hơn 2000 thợ may luôn cần mẫn mang những sáng tạo haute couture từ bản vẽ trở thành hiện thực. Làm việc trực tiếp tại các atelier, họ tuyệt đối đề cao tính trung thành và hầu hết đều cống hiến cả sự nghiệp tại một nhà mốt duy nhất. Với đặc thù riêng của haute couture, việc thực hiện thủ công 100% từng chi tiết chính là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Thiết kế của Dior mà diễn viên Elle Fanning mặc tại LHP Cannes vừa qua được lấy cảm hứng từ những sáng tạo thuở ban đầu của nhà sáng lập Christian Dior.
Tùy vào nhà mốt và số mẫu thiết kế mỗi mùa mà số lượng các petite main có thể thay đổi, nhưng ngày nay, trung bình lúc nào cũng có khoảng 20-25 người làm việc thường trực trong một atelier, và con số này có thể dễ dàng tăng lên gấp đôi vào thời điểm cận kề ngày show diễn ra mắt công chúng. Không phải ai cũng có thể trở thành một petite main, bởi để được nhận vào một atelier, người thợ đó cần có đủ sự khéo léo, tinh tế và kiên nhẫn để hoàn thành khóa học đặc biệt có thể kéo dài đến mười năm.
Công đoạn hoàn thiện thiết kế tại atelier của Dior ở Paris.
Video đang HOT
Atelier Haute Couture của Dior đón chào các khách mời bằng ánh sáng mặt trời ngập tràn cùng góc nhìn mở rộng ra những con phố thẳng tắp của Paris qua các ô cửa kính lớn. Ngay cả trong những ngày cuối cùng trước show diễn, không khí tại đây vẫn không hề ồn ào như chúng ta thường tưởng tượng. Thế nhưng, dưới lớp vỏ bọc bình yên ấy là những người thợ đang dốc hết sức hoàn thành những công đoạn cuối của các sáng tạo từ Giám đốc Nghệ thuật Maria Grazia Chiuri. Mỗi thiết kế được studio gọi bằng những cái tên mỹ miều như Valerie hay Angelique ngốn đến hàng ngàn giờ mới hoàn thành, chỉ để tỏa sáng trong một khoảnh khắc trên sàn diễn.
Show Haute Couture Xuân Hè 1947 của Christian Dior với thiết kế suit Bar gây chấn động làng thời trang bấy giờ.
Các nhà mốt luôn có các atelier dành cho hai trường phái của haute couture. “Taileur” là tên gọi của atelier chuyên tạo nên những thiết kế có cấu trúc phức tạp, sử dụng các chất liệu cứng cáp và dày dặn như dạ và da. Áo choàng hay áo khoác và cả những chiếc váy có corset chính là những sản phẩm bước ra từ atelier này. Bên cạnh đó, “flou” là khởi nguồn cho những thiết kế bay bổng như bước ra từ cổ tích với các chất liệu dạng ren, lụa và lông vũ. Sự kết hợp ăn ý giữa hai trường phái này đã liên tục tạo nên giấc mơ haute couture hoang đường nhất cho nhiều nhà thiết kế lừng danh.
NTK Karl Lagerfeld cùng những người thợ chính (premiere) tại các nhà atelier của Chanel chào khán giả cuối show Haute Couture Thu Đông 2016.
Tại số nhà 31 đường Cambon, Chanel có 4 atelier được thành lập ngay từ thời khởi nguyên của nhà mốt này – với 2 atelier dành cho taileur và 2 dành cho flou. Ngoài những petite main, mỗi atelier có một người đứng đầu được gọi là premiere. Không chỉ là người hiểu biết sâu rộng nhất về kỹ thuật may, các premiere còn có nhiệm vụ giải mã những phác thảo từ giám đốc sáng tạo và biến chúng thành hiện thực. Họ cũng có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình, tạo thành một vòng tròn sáng tạo hoàn hảo.
“Nếu thiếu đi các atelier haute couture, chúng tôi đã không thể nào tạo nên những bộ sưu tập tuyệt đẹp. Chúng tôi cần họ, và tôi luôn luôn thích làm việc cùng họ” – cố giám đốc sáng tạo của Chanel, nhà thiết kế Karl Lagerfeld từng chia sẻ. Mùa Thu Đông 2016, sàn diễn luôn biến hóa khôn lường của Chanel được “lột xác” trở thành hậu trường: một atelier haute couture với những petite main thực thụ đã xuất hiện trên sàn diễn, vén bức màn bí mật về nơi tạo nên những phép màu thời trang mà bất cứ tín đồ nào cũng luôn mong chờ tại Paris. “Phía sau một cô gái trên sàn diễn, có hơn 200 người tạo nên bộ trang phục của cô ấy. Hơi nhiều quá đúng không? Tôi muốn công chúng phải biết đến họ”.
Cận cảnh thiết kế từ BST Haute Couture Thu Đông 2016 của Chanel.
Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ studio tại 31 rue Cambon, Chanel còn chú trọng phát triển các Maison d’Art – các nhà nghề thủ công mỹ nghệ của riêng mình. Được Chanel mua lại nhằm gìn giữ những nghệ thuật thời trang thủ công đặc biệt đang dần bị mai một, các nhà nghề này không chỉ phục vụ riêng cho Chanel mà còn cho cả những nhà mốt couture khác, cũng như nuôi dưỡng một thế hệ mới đầy đam mê cho công việc vô cùng khó khăn này.
Có thể kể đến Lesage với những sáng tạo tweed và hình thêu trứ danh, Massaro với kỹ thuật đóng giày thủ công hay Desrues và Goossens với kỹ nghệ chế tác đồ kim loại tinh tế. Hàng năm, Chanel đều tổ chức show diễn Métiers d’Art để vinh danh những nhà nghề thủ công của mình, giúp công chúng hiểu rõ rằng sự kỳ công đến từng chi tiết không chỉ là đặc điểm của thời trang haute couture, mà chính những thiết kế ready-to-wear của nhà mốt cũng đi theo tiêu chuẩn cao nhất.
Cận cảnh quá trình làm chiếc vòng tay hình con bọ Scarab của Chanel tại nhà nghề thủ công Goossens.
Vào thời kỳ đỉnh cao ở thập niên 1950, có hơn 680 petite main làm việc trong các atelier của Dior. Ngày nay, chỉ còn hơn 60 “đôi tay bé nhỏ” góp phần làm nên những thiết kế kỳ công của nhà mốt này. Tuy vậy, niềm tự hào và tiêu chuẩn khắt khe của thế giới bí ẩn haute couture vẫn luôn được giữ gìn tuyệt đối, mãi mãi không thể thay đổi.
HAND MADE
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ đã mang đến rất nhiều tiện ích cho con người. Trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt là ngành hàng ready-to-wear hay thời trang nhanh (fast-fashion), máy móc xuất hiện đã giúp duy trì năng suất đồng thời cũng cắt giảm nhân sự đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có những công việc mà những chiếc máy không thể nào thay thế được. Đó là những giá trị vô giá mang tinh thần của nhà mốt, điều chỉ có thể tạo nên từ đôi bàn tay.
Thúy Vy
Theo dep.com.vn
Gã khổng lồ LVMH theo đuổi xu hướng thời trang 'Xanh'
Giống như những đối thủ khác trong làng thời trang, LVMH đang nỗ lực chứng tỏ các sản phẩm của mình thân thiện với môi trường, không kém cạnh nhiều nhà mốt trẻ với xu hướng thời trang "Xanh hơn."
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Tập đoàn thời trang hạng sang của Pháp LVMH chính thức "bắt tay" với Stella McCartney - nhà thiết kế người Anh nổi tiếng với xu hướng thiết kế "Xanh" thân thiện với môi trường.
Điều đáng nói là mối lương duyên mới này bắt đầu chỉ ít tháng sau khi McCartney chấm dứt quan hệ hợp tác lâu dài với tập đoàn Kering - đối thủ của LVMH.
Đế chế sở hữu hơn 70 thương hiệu xa xỉ, trong đó có Givenchy, Louis Vuitton và Christian Dior, không nêu rõ thông tin chi tiết về tài chính. Tuy nhiên, LVMH nói rằng nhà thiết kế McCartney vẫn giữ vị trí Giám đốc sáng tạo và sẽ nắm đa số cổ phần của thương hiệu mang tên mình.
Trong một tuyên bố về thỏa thuận với Stella McCartney đưa ra ngày 15/7, ông chủ của LVMH - tỷ phú Bernard Arnault - nêu rõ McCartney là nhà thiết kế đầu tiên đặt vấn đề đạo đức cũng như tính bền vững lên hàng đầu và đây chính là yếu tố then chốt để hai bên hợp tác. Ông cho biết thêm nhà thiết kế McCartney sẽ làm cố vấn cho ban lãnh đạo của LVMH về những vấn đề này.
Giống như những đối thủ khác trong làng thời trang, LVMH đang nỗ lực chứng tỏ các sản phẩm của mình thân thiện với môi trường, không kém cạnh nhiều nhà mốt trẻ đang thể hiện xu hướng thời trang "Xanh hơn" và quan tâm đến những vấn đề như sử dụng lông thú cho các thương hiệu thời trang.
Từ lâu, McCartney đã được biết đến là người tiên phong trong lĩnh vực này, với những túi xách tay làm bằng chất liệu giả da hoặc những sáng kiến thúc đẩy việc tái sử dụng hàng xa xỉ.
"Cái bắt tay" giữa Stella McCartney và LVMH được cho là sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh với tập đoàn Kering do tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault điều hành.
McCartney sinh ra tại Anh trong một gia đình nổi tiếng với cha là cựu thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles - ca sỹ, nhạc sỹ Paul McCartney. Bà chính thức ghi dấu ấn trong làng thời trang khi trở thành Giám đốc sáng tạo của nhà mốt Chloe tại Paris năm 1997.
Năm 2001, Stella McCartney cùng với tập đoàn Kering phát triển nhãn hiệu thời trang mang tên bà với số cổ phần chia đều cho hai bên. Năm ngoái, McCartney tuyên bố chia tay với Kering sau 17 năm gắn bó, nhưng không nêu rõ lý do.
Thỏa thuận hợp tác chính thức kết thúc khi tháng 3 vừa qua, nhà thiết kế người Anh chính thức sở hữu thương hiệu Stella McCartney sau khi mua nốt 50% cổ phần mà Kering nắm giữ.
Nguyễn Hằng
Theo vietnamplus.vn
Ngắm trọn bộ sưu tập Dolce & Gabbana Alta Moda 2019 Cùng xem chi tiết từng bộ cánh đã xuất hiện trong show diễn haute couture của Dolce & Gabbana, Alta Moda 2019-2020 tại Sicily, Ý Song song với tuần lễ thời trang Haute Couture Paris, Dolce & Gabbana đã trình làng show diễn haute couture của riêng mình tại Sicily, Ý. Show diễn gồm 3 phần: Mở màn với trang sức cao cấp,...