Pete Sampras huyền thoại bất tử của làng banh nỉ và nỗi ám ảnh mang tên “chấn thương”
Trong làng banh nỉ thế giới có không ít tay vợt đã trở thành huyền thoại. Nếu như thời điểm hiện tại, người ta thường nhắc đến Nadal, Federer hay Djokovic thì vào khoảng những năm đầu 2000, Sampras – cựu tay vợt số 1 nước Mỹ – mới là cái tên gây bão trên BXH ATP.
Trong suốt 15 năm sự nghiệp, anh lập kỉ lục 14 vô địch đơn nam Grand Slam, kết thúc ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng ATP trong sáu năm liên tiếp. Tuy những thành tích của Sampras đã bị những tay vợt đàn em vượt qua nhưng những trận đấu cống hiến cùng cú giao bóng trên lưới huyền thoại của anh vẫn luôn sống mãi trong lòng người hâm mộ trên khắp thế giới.
Sampras kết thúc ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng ATP trong 6 năm liên tiếp. Đây là một kỉ lục cho thời kì mở và thứ ba nếu tính mọi thời đại. Pete Sampras có 7 lần vô địch giải Wimbledon, bằng với William Renshaw, chỉ xếp sau Roger Federer với 8 lần vô địch. Đồng thời anh cũng là người 5 lần vô địch giải Mỹ Mở rộng. Đây là một kỉ lục ở thời kì mở khi mà Jimmy Connors và Roger Federer cũng làm được. Bud Collins bầu Sampras là một trong năm vận động viên quần vợt xuất sắc nhất mọi thời đại và Tạp chí TENNIS bầu anh là tay vợt xuất sắc nhất từ 1965 đến 2005.
Tay vợt Tennis huyền thoại – Pete Sampras
Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, Sampras được ghi danh tại Đại sảnh danh vọng quần vợt quốc tế. Anh cũng là tay vợt nam có số tiền thưởng giành được đứng thứ 2 trong lịch sử. Chỉ sau Roger Federer với tổng số tiền thưởng lên tới 43,280,489 USD.
Tóm tắt về sự nghiệp của Pete Sampras
Sampras đã giành được 64 danh hiệu cấp cao nhất. Trong đó điển hình nhất với các danh hiệu gồm:
- 14 danh hiệu Grand Slam
- 11 danh hiệu Super
- 9 / ATP Masters Series / ATP World Tour Masters 1000
- 5 danh hiệu Tennis Masters Cup
- 2 danh hiệu đánh đôi.
Anh đã được xếp hạng số 1 thế giới trong tổng số 286 tuần (kỷ lục này cũng bị phá vỡ 1 thời gian sau khi Roger Federer thiết lập là 302 tuần). Ấn tượng nhất chính là kỷ lục 6 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 Thế giới. Smapras thiết lập kỷ lục này từ năm 1993 đến năm 1998.
Pete Sampras mệnh danh với lối chơi giao bóng đẳng cấp. Kèm theo lối đánh tự do tấn công sắc bén, lên lưới toàn diện và linh hoạt. Dấu ấn đẹp nhất của Sampras là 7 danh hiệu vô địch Wimbledon (1993-1995, 1997-2000). Chỉ đáng tiếc không thể nối tiếp chuỗi vô địch bị ngắt quãng vào năm 1996. Thời điển khi anh để thua thua trong trận tứ kết đối đầu với Richard Krajicek.
Sampras có tổng cộng 7 danh hiệu vô địch Wimbledon
Sampras cũng chia sẻ kỷ lục 5 danh hiệu vô địch Mỹ mở rộng trong kỷ nguyên mở. Anh được tuyên dương là một trong những tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại.
Điểm yếu duy nhất của Pete Sampras là thi đấu trên các sân đất nện. Mặt sân này bóng đi chậm làm ảnh hưởng tới lối đánh tấn công tự nhiên của Sampras. Màn trình diễn xuất sắc nhất của anh tại giải Pháp mở rộng vào năm 1996. Khi Pete thua trận bán kết với người chiến thắng cuối cùng, Yevgeny Kafelnikov.
Những hoạt động của Sampras sau khi nghỉ hưu
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2006, ba năm rưỡi sau khi nghỉ hưu. Sampras lại nổi lên và chơi trận triển lãm đầu tiên ở River Oaks, Houston, Texas với Robby Ginepri (23 tuổi). Ginepri thắng trận đấu trong hai bộ. Sau đó, Sampras tuyên bố rằng anh sẽ tham dự các sự kiện Quần vợt Thế giới.
Năm 2007 Sampras thông báo rằng anh sẽ chơi trong một vài sự kiện trên Outback Champions Series. Một nhóm quy tụ các giải đấu cho các cựu cầu thủ của ATP. Nnhững người đã đạt được một số tiêu chuẩn trong sự nghiệp của họ.
Sampras đã giành hai sự kiện đầu tiên trong Tour diễn. Anh đánh bại Todd Martin ở cả hai trận chung kết. Nhiều nhà quan sát đã nhận định rằng: thứ vũ khí Tennis của Pete Sampras vẫn ẩn chứa đẳng cấp. Trong khi đó huyền thoại Tennis (John McEnroe) đánh giá Sampras xứng đáng với 5 hạt giống hàng đầu tại Wimbledon.
Theo người nổi tiếng, tintran
GÓC NHÌN: HLV Park Hang Seo đừng nôn nóng với Đình Trọng
HLV Park muốn có sự phục vụ của Đình Trọng ở SEA Games 30, nhưng ông không được nóng vội vì rất có thể mọi chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu.
Đình Trọng dính chấn thương dây chằng đầu gối phải lên bàn mổ và phẫu thuật thành công vào ngày 25/6/2019. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, Đình Trọng cần từ 6 đến 9 tháng để hồi phục chấn thương và trở lại sân cỏ.
Dưới sự điều trị và hướng dẫn tập hồi phục của bác sĩ Choi Ju-young, Đình Trọng đã hồi phục chấn thương thần tốc. Sau 4 tháng, trung vệ này đã tập được với bóng và hiện giờ đang có tên trong danh sách 27 cầu thủ U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 30.
Đình Trọng hồi phục chấn thương nhanh hơn dự kiến (Ảnh: Hoàng Yến).
Đình Trọng hồi phục chấn thương nhanh chóng là tin vui với HLV Park Hang Seo cũng như người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Bởi vai trò của Trọng trong màu áo các đội tuyển Việt Nam được thể hiện rất rõ, bản thân thầy Park cũng muốn có sự phục vụ của trung vệ này ở SEA Games 30.
Nếu có sự phục vụ của Đình Trọng ở SEA Games 30 thì cơ hội giành tấm HCV SEA Games đầu tiên trong lịch sử của bóng đá Việt Nam là rất sáng. Tất nhiên, với điều kiện Trọng khỏe mạnh hoàn toàn và chơi với 100% phong độ.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, sức khỏe của Đình Trọng vẫn đang là dấu hỏi lớn. Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông chiều 30/10, bác sĩ Choi Ju-young đã có hơn 10 phút để nói về chấn thương của cầu thủ thuộc biên chế Hà Nội FC.
"Thần y" người Hàn Quốc chỉ nói chung chung là Đình Trọng đang hồi phục chấn thương tốt chứ không dám khẳng định trung vệ này đã hồi phục được bao nhiêu phần trăm và khi nào có thể trở lại sân cỏ.
Bác sĩ Choi Ju-young là trợ lý thân tín của thầy Park, ông là người đưa ra lời khuyên để chiến lược gia 60 tuổi dùng Văn Hậu, Trọng Hoàng ở trận chiến với Thái Lan, bất chấp 2 cầu thủ này dính chấn thương trước khi lên tuyển tập trung. Kết quả thì ai cũng thấy, Hậu và Hoàng chơi tốt giúp ĐT Việt Nam có 1 điểm trên đất Thái.
Chiếu từ trường hợp của Trọng Hoàng và Văn Hậu sang Đình Trọng có thể thấy, bản thân bác sĩ Choi Ju-young không dám tự tin. Thậm chí, lần này ông còn nói rằng, quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào thầy Park vì quan điểm của hai người đứng ở hai góc độ khác nhau. Do đó, cơ hội để Đình Trọng lọt vào danh sách 20 cầu thủ dự SEA Games 30 vẫn còn để ngỏ.
Bác sĩ Choi Ju-young chưa dám khẳng định Đình Trọng có thể kịp dự SEA Games hay không.
Mặc dù Đình Trọng hồi phục chấn thương thần tốc nhưng với loại chấn thương dây chằng này, các cầu thủ cần phải rất thận trọng, không được nôn nóng trở lại vì nếu như tái phát thì hậu quả khôn lường. Không ít những siêu sao của làng bóng đá thế giới, được sử dụng dịch vụ y tế tốt hơn nhiều lần các cầu thủ Việt Nam cũng khốn khổ vì loại chấn thương này.
Khách quan đánh giá, ngay cả khi Đình Trọng khỏe mạnh thì ông Park cũng nên cân nhắc sử dụng cầu thủ này ở SEA Games 30. Bởi vì, rất khó để Trọng thi đấu với phong độ cao nhất. Mặt khác, giải này thi đấu với mật độ 2 ngày/trận và trên mặt sân cỏ nhân tạo nên khả năng tái phát chấn thương là rất cao.
Trong thời gian qua, HLV Park Hang Seo đã có những thử nghiệm ở hàng thủ của U22 Việt Nam và thu được kết quả tích cực sau các trận giao hữu. Mặc dù vắng Đình Trọng nhưng chúng ta vẫn giành 4 chiến thắng và không để lọt lưới. Do đó, bài toán hàng thủ coi như đã được giải quyết xong.
Ngoài mục tiêu giành HCV SEA Games 30, bóng đá Việt Nam vẫn còn mục tiêu quan trọng khác là giành vé dự vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Đây cũng là mục tiêu lớn của bóng đá Việt Nam trong hành trình khẳng định vị thế ở sân chơi châu lục.
Bởi vậy, thay vì mạo hiểm với Đình Trọng ở SEA Games 30, thầy Park nên để cầu thủ này bình phục hoàn toàn chấn thương thì sẽ tốt hơn. Có chăng, nhà cầm quân người Hàn nên chờ đợi và trao cơ hội cho Trọng vào ở tháng 3/2020 và tháng 6/2020 ở những trận chiến quan trọng tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 sẽ hợp lý hơn./.
Theo VOV
Tiền vệ Thitipan tự tin trước lần tái ngộ đội tuyển Việt Nam Bất ngờ được HLV Akira Nishino triệu tập vào đội tuyển Thái Lan, sau quãng thời gian chấn thương, tiền vệ nổi tiếng Thitipan Puangchan của đội bóng đất Chùa Vàng tỏ ra rất hào hứng trước 2 trận vòng loại World Cup, nhất là trận tái ngộ đội tuyển Việt Nam. Thitipan Puangchan là cầu thủ có khá nhiều duyên nợ với...