Peta tổ chức Fashion Show Vegan mở màn tuần lễ thời trang nam tại New York
PETA đã kết hợp với nhà thiết kế thời trang nam Stephen Ferber để ra mắt một bộ sưu tập thời trang nam vô cùng lịch lãm, hợp trào lưu, lại chỉ sử dụng chất liệu vegan.
Hiệp hội bảo vệ quyền thú vật PETA đã kết hợp cùng thương hiệu Stephen F ra mắt một bộ sưu tập hoàn toàn không sử dụng chất liệu từ động vật. Bộ sưu tập thời trang vegan ra mắt trong khuôn khổ tuần lễ thời trang nam của New York, tại quận Meatpacking.
Bộ sưu tập của Stephen Ferber gồm các thiết kế đa dạng cho nam, từ vest và suit, trang phục thể thao và đồ bơi. Tuy nhiên, điểm nhấn là những chiếc blazer từ cotton nhung, cotton denim và WonderFelt, một chất liệu giả len làm từ 100% vỏ chai nhựa tái chế.
“Tôi muốn dùng bộ sưu tập này làm gương. Cho thấy chúng ta có thể có nhiều lựa chọn tốt cho môi trường.” Nhà thiết kế giải thích. “Chắc chắn trong tương lai tôi sẽ làm nhiều [thiết kế như thế này] hơn.”
Nhà thiết kế Stephen Ferber (trái) và người mẫu trong bộ suit xám làm từ chất liệu WonderFelt
WonderFelt: Những bộ suit từ vỏ chai nhựa tái chế
Điều đáng ngạc nhiên là nhà thiết kế thời trang nam Stephen Ferber đến từ một gia đình có truyền thống xử lý lông và da thuộc. “Gia đình tôi đã theo nghề này từ 70 năm rồi. Ông nội tôi đã bắt đầu truyền thống. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rõ quy trình và cách xử lý chất liệu sao cho an toàn. Khi sử dụng da thuộc và len, bạn phải sử dụng nguồn nguyên liệu được kiểm soát rất kỹ về chất lượng.”
Chính vì vậy, Stephen Ferber luôn sử dụng rất nhiều len và da thuộc trong thiết kế của mình. Cho đến môt ngày gặp gỡ ông Dan Matthews, một giám đốc điều hành của PETA. Dan Matthews nhận ra nhà thiết kế Stephen Ferber chưa biết gì về những chất liệu tương tự như len và da, nhưng lại không cần tốn quá nhiều tài nguyên môi trường. Chính vì vậy, Matthews, người làm việc với các nhà thiết kế để tìm giải pháp thay thế cho len và da thuộc, đã giới thiệu với Ferber đến WonderFelt. Ý tưởng của bộ sưu tập lần này đến từ một lần gặp gỡ bất ngờ đấy.
Nam người mẫu Alex Lundqvist, một siêu mẫu Thụy Điển từng xuất hiện trong các quảng cáo Versace, Karl Lagerfeld, Guess… sải bước trong bộ suit xám từ chất liệu WonderFelt
Bộ sưu tập thời trang vegan của nhà thiết kế Stephen F được trình diễn ngay tại đường 12, trước cửa tiệm của ông
Video đang HOT
Tương lai của thời trang vegan và chất liệu bền vững
Đây không phải lần đầu tiên PETA kết hợp với một nhà thiết kế để cho ra các bộ sưu tập vegan. Tuy nhiên, PETA cho biết họ sẽ tăng cường thúc đẩy các chiến dịch tương tự trong tương lai này.
Xu hướng cho thấy những người tiêu dùng tìm kiếm từ khoá “vegan fashion”, tức thời trang không sử dụng chất liệu từ thú vật, đã tăng mạnh trong hai năm 2018-2019. Từ tháng 10-2018 đến nay, lượng người tìm kiếm đã tăng 119%, và các bài chia sẻ thời trang vegan trên mạng xã hội đạt 9.3 triệu view. Xu hướng thời trang vegan sẽ chỉ tăng khi cả thế giới cùng tìm cách giảm tải tài nguyên môi trường cho ngành công nghiệp thời trang.
Theo bazaarvietnam.vn
Thời trang đường phố: Xu hướng cao cấp mới trong con mắt các NTK
Vào khoảng cuối năm 2017, chúng ta chứng kiến liên tiếp những sự "bắt tay" giữa các "lâu đài" thời trang cao cấp và các thương hiệu streetwear, những bộ sưu tập dựa trên nền tảng sự giao thoa giữa thời trang đẳng cấp, xa xỉ và nền văn hóa đường phố.
Phải chăng, những nhà thiết kế đang cố gắng tái định nghĩa Thời trang đường phố theo cách riêng của họ?
Tuần lễ thời trang nam giới ở London vào đầu năm 2019 đánh dấu sự giao thoa, kết hợp một cách nhịp nhàng giữa thời trang cao cấp và thời trang đường phố đến từ các ông lớn như Dior Homme, Louis Vuitton và Prada. Hay nói một cách đúng hơn, phải chăng những nhà thiết kế lớn này đang tiếp nhận những thứ văn hóa của thời đại, và viết lại nó theo ngôn ngữ riêng của chính mình?
Thời trang đường phố những năm 90s. Ảnh: Poetic Gangster
Trên thực tế, đã cũ rồi hình ảnh những mẫu nam rảo bước trên sàn diễn với những đôi giày sneakers, những chiếc áo lao động, tới những thiết kế oversized. Do vậy, cũng dễ hiểu thôi khi một vài ấn phẩm thời trang đã từng tuyên bố rằng triều đại của thời trang đường phố sắp lụi tàn. Điều đó không đúng, nhưng cũng chưa hẳn là đã sai. Chính xác hơn, thời huy hoàng của thời trang đường phố đang khép mình lại, chuẩn bị cho những bước tiến mới với thứ ngôn ngữ đỉnh cao, thời thượng và đẳng cấp hơn, thứ ngôn ngữ đến từ dòng thời trang xa xỉ.
Những gã trai năm 70s. Ảnh: Mask Magazine (Photo by: Ricky Powell)
Từ những ngày đầu hình thành văn hóa đường phố vào những năm 1970s, những tay lướt ván hay trượt ván đã hướng tới những bộ trang phục vừa thoải mái, lại thể hiện lên cá tính của bản thân. Họ chính là những biểu tượng của thời đại, hiện thân cho lối sống trẻ phóng khoáng cùng những tư duy mới lạ về thời trang, âm nhạc, nghệ thuật cùng quan điểm chính trị.
Việc mặc một chiếc áo Stssy, hay sau đó là chiếc áo chui đầu FUBU không chỉ đơn giản là biểu tượng thời trang, đó còn là những thông điệp, những tuyên ngôn ẩn đằng sau lớp vải. Những thương hiệu này, họ không chỉ bán quần, họ bán cả những câu chuyện mang đến cho họ nguồn cảm hứng sáng tạo nữa.
Ảnh: GoodHood
Tuy vậy, trong quá khứ, một bộ phận lớn các thương hiệu thời trang xa xỉ luôn phủ nhận, coi thường sự phát triển của dòng chảy của thứ văn hóa này, coi đó là sự bão hòa của những thương hiệu tầm trung. Phải đến khi một vài nhà thiết kế, với tầm nhìn vượt bậc, đã thử kết hợp hai thứ văn minh tưởng chừng như là đối lập ấy, đưa lên sàn diễn đẳng cấp của mình những bộ trang phục xa xỉ mang cái hồn của thời trang đường phố, thì giới mộ điệu mới dần thay đổi những nhận định cố hữu của mình.
Những nhà thiết kế đi đầu ấy có thể kể đến như Riccardo Tisci với BST Thu-Đông 2011 "Rottweiler" cho thương hiệu cao cấp Givenchy, hay Nicolas Ghesquière với chiếc áo chui đầu nổi tiếng "Join a Weird Trip" trong BST Thu-Đông 2012 của Balenciaga, Phoebe Philo với phiên bản giày thể thao lấy cảm hứng từ Air Force 1 trong BST Thu-Đông 2014 của thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp, Celine.
NTK Riccardo Tisci trong chiếc áo thuộc BST Thu-Đông 2011 "Rottweiler". Ảnh: MTV Collections
Vào năm 2015, tất cả những ngôi nhà thời trang cao cấp, từ nhỏ tới lớn, cũng đều tạo ra những phiên bản giày thể thao mang dấu ấn riêng, lấy cảm hứng từ những đôi giày trắng, tối giản của adidas Stan Smith và Superstar. Đó có thể coi là những động thái chuyển mình đầy an toàn để hòa nhập vào xu hướng "Athleisure" đương thời, một xu hướng có nhiều sự tương đồng thới thời trang đường phố, khi mà chúng đều đề cao những sự thoải mái trong hoạt động thường nhật của người mặc.
Tháng 1/2017 là bước ngoạt lớn khi thương hiệu Louis Vuitton, với giám đốc sáng tạo là Kim Jones, bắt tay cùng cái tên lớn trong mảng thời trang đường phố, Supreme, trong BST Thu-Đông 2017. Cũng chỉ trong tháng đó, thương hiệu Balenciaga cho ra đời đôi giày chunky Triple S, được thiết kế bởi huyền thoại David Tourniaire-Beauciel, lấy cảm hứng từ những dòng giày retro của Nike và New Balance, làm chao đảo giới mộ điệu ngay từ thời điểm ra mắt.
Ảnh: Hypebeats
Lần đâu tiên trong lịch sử, một thương hiệu thời trang cao cấp, chứ không phải thời trang đường phố, thống lĩnh con số tiêu thụ trên thị trường giày thể thao. Sau đó, những cái tên trong làng thời trang đường phố, nhãn hiệu thể thao cùng với các thương hiệu cao cao cấp khác đua nhau cho ra đời hàng nghìn kiểu dáng giày thể thao chunky khác nhau. Và thời điểm mà tân giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton, Virgil Abloh cùng với Kim Jones của Dior Homme ra mắt các BST vào khoảng tháng 6/2018, chính là cột mốc đánh dấu sự giao thoa đỉnh cao của hai nền văn minh, đó là thời trang cao cấp và thời trang đường phố. Và cũng từ đó, khái niệm "thời trang đường phố" đã được viết lại bởi một thứ ngôn ngữ bậc cao hơn, mang lại tiếng vang cùng những tầm nhìn mới cho cả giới thời trang đương đại.
Cũng dễ hiểu thôi khi những thương hiệu cao cấp muốn hướng tới đối tượng khách hàng trẻ hơn. Tính tới năm 2025, 45 % thị phần của thương hiệu cao cấp được tác động bởi thế hệ Z và thế hệ Millennials, trong khi chỉ cần hai thế hệ này kết hợp, con số đã tăng lên tới 85% tổng lượng tăng trưởng của thương hiệu cao cấp.
Ảnh: Highsnobiety / Eva Al Desnudo
Thật vậy, những đối tượng khách hàng trẻ giàu có bắt đầu có những sự thu hút đối với thời trang đường phố của thương hiệu cao cấp, phần lớn là nhờ vào "linh hồn tươi trẻ" của thời trang xa xỉ như Kim Jones, Virgil Abloh hay những cái tên mới hơn như Matthew Williams, Samuel Ross, Heron Preston và Jerry Lorenzo, những người thật sự hiểu rõ thời trang đường phố, cách cải tiến và dẫn dắt nó lên một tầm cao mới.
Giống như cách NTK Virgil Abloh chia sẻ trong BST Thu-Đông 2019 lấy cảm hứng từ ông hoàng nhạc pop Michael Jackson: "Thời trang đường phố đang tiến những bước tiến đầy tranh cãi để vươn tới cái tầm của sự đẳng cấp."
BST Nam Thu-Đông 2019 của thương hiệu Louis Vuitton. Ảnh: IMAXFREE
Thật vậy, như cách linh hồn streetwear hiện hữu trong những BST thời trang nam Thu-Đông 2019, đó là những cái nhìn tổng quan về cách thời trang cao cấp sẽ tiếp cận tới đối tượng khách hàng trẻ trong vài năm tới. Những thiết kế may đo rộng, đầy màu sắc, kết hợp với một đôi giày thể thao lịch sự, thêm một chút sự mới lạ của những phụ kiện da chính là những thứ sẽ thật sự "kích động đám đông", tạo nên những cơn sốt mới lạ, đặc biệt là khi nó còn đến từ những thương hiệu cao cấp tiếng tăm.
Những NTK không có sự tương quan trực tiếp với văn hóa đường phố cũng đã rất thành công trong các BST thời trang gần nhất, bằng cách dùng các chất liệu vải, các thiết kế sáng tạo, cùng sự hợp tác với những tên tuổi có tiếng trong văn hóa đại chúng như Fendi x Porter, Dior Homme x Matthew Williams and Valentino x UNDERCOVER.
Một thiết kế trong BST thời trang nam Fendi Thu-Đông 2019. Ảnh: Highsnobiety / Eva Al Desnudo
Cách thức hoạt động mới mẻ này được thể hiện rõ qua quan điểm của vị giám đốc sáng tạo thương hiệu Valentino, Pierpaolo Piccioli: "Tôi sẽ không nói là văn hóa đường phố đang lụi tàn, tôi không nghĩ như thế," ông chia sẻ với chuyên trang Highsnobiety. " Đó là việc tái biểu đại lại giá trị của thời trang may đo, dưới định hướng thiên về văn hóa đường phố hơn."
BST Dior Men Đông 2019/20. Ảnh: IMAXFREE
Tuy nhiên, đó chỉ là những viên đá nền tảng đầu tiên, và chặng đường phía trước cũng còn rất dài. Với thế hệ trẻ, khái niệm "cao cấp" không còn mang ý nghĩa là tính độc nhất hay giá trị cao ngất nữa. Thay vào đó, việc có thể tiếp cận được, bị chinh phục bởi những giá trị cũng như là việc phải gây bão chính là những yếu tố thu hút phần đông. Thiếu đi những tiêu chí này, những món đồ thời trang, dù sành điệu cách mấy, nếu không có tiếng nói trong văn hóa đường phố, thì cũng khó lòng thu hút được họ. Theo một khảo sát của chuyên trang Highsnobiety, 85% người được phỏng vấn đồng ý với quan điểm rằng việc bộ trang phục của họ thể hiện điều gì cũng quan trọng như là chất lượng hay thiết kế của nó vậy.
Ảnh: Highsnobiety / Eva Al Desnudo
Những thương hiệu thời trang cao cấp cần học cách truyền tải những thông điệp tới những lứa khách hàng tiềm năng này. Thời trang đường phố được thể hiện gần đây không cần thiết là phải thật sự "đường phố" nữa, nhưng tinh thần của nó vẫn luôn tồn tại dưới hình thức này hoặc hình thức khác, có thể là những chiếc áo hoodies ngày hôm nay, hay những bộ suits may đo mai sau
Và trừ khi những cái tên xa xỉ kia thật sự phá vỡ được rào cản đó, bước xuống từ những "lâu đài cao quý" và thiết kế chạm tới đúng những gì đối tượng khách hàng họ mong muốn, họ vẫn sẽ chỉ mãi nhìn theo bóng lưng của những thứ văn hóa mà giới trẻ thật sự theo đuổi.
Theo elleman.vn
Dàn mẫu nhí trang điểm cầu kỳ, catwalk chuyên nghiệp như người lớn Các mẫu nhí khoe tài catwalk trong buổi công bố Tuần lễ thời trang trẻ em quốc tế Việt Nam 2019. Tối 21/4, lễ công bố Tuần lễ thời trang trẻ em quốc tế Việt Nam 2019 (Vietnam International Junior Fashion Week 2019) diễn ra tại Hà Nội, thu hút hơn 600 khách mời, đơn vị truyền thông. Sân khấu của lễ công...