PES bắt tay với ông trùm làng game thế giới, quyết tâm “khô máu” với FIFA
Konami đã công bố thay đổi mang tính bước ngoặc của mình khi hợp tác cùng “gã khổng lồ” Epic Games. Đây được xem là động thái “khô máu” của Konami trong cuộc đua song mã giữa PES và FIFA đã tồn tại hơn thập kỷ qua.
Mới đây, thông tin Konami “đập đi xây lại” đứa con cưng của họ là PES khiến làng game thế giới đang xôn xao. Đó chính là việc PES sẽ từ bỏ bộ Fox Engine đang sử dụng để thay mới hoàn toàn bằng Unreal Engine 5 của Epic Games – công nghệ được xem là tân tiến hàng đầu hiện nay.
Cho những ai chưa biết thì Engine là phần mềm vô cùng quan trọng để phát triển tựa gam. Nó mang tính kết nối, tương tác nhiều ứng dụng trong cùng hệ thống với nhau. Có rất nhiều loại game engine dùng để thiết kế game cho các hệ máy như hệ consoles hay máy tính cá nhân (PC).
Những hình ảnh đồ họa căng đét được Konami hé lộ.
Video đang HOT
Có thể thấy, PES đang “lùi một bước để tiến 3 bước” trong cuộc cạnh tranh không khoan nhượng cùng FIFA. Giờ đây, họ chấp nhận thay đổi hoàn toàn khi từ bỏ công nghệ cũ Fox Engine để xây dựng lại trên nền tảng Unreal Engine 5 của Epic Games.
Đồ họa của PES thời gian qua luôn được đánh giá cao hơn FIFA, giờ đây khi áp dụng công nghệ mới hình chắc hẳn sẽ còn lung linh gấp bội. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc PES sẽ phải chia lợi nhuận cho Epic Games theo điều khoản hợp tác giữa 2 ông lớn này.
Một tương lai tương sáng cho PES đang là thứ mà nhiều người mơ mộng.
Tuy nhiên, nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng cùng FIFA thì PES phải có được bản quyền cầu thủ nổi tiếng, CLB và cả những huyền thoại bóng đá – điều mà PES luôn thua thiệt với FIFA trong suốt thời gian dài.
Nhưng khi đã bắt tay cùng Epic Games thì fan của PES đang thực sự kỳ vọng Konami chi tiền tấn để cân bằng lại cuộc đua. Thậm chí là mơ về tương lai các game thủ FIFA chuyển sang PES khi đã quá chán nản với EA chỉ biết “hút máu” thay vì tập trung phát triển tựa game của mình.
Những lý do quen thuộc để game thủ Việt bao biện cho việc chơi game crack
Sau đây, mời các bạn đến với những lý do phổ biến nhất mà các game thủ chơi crack thường sử dụng
Từ trước tới nay việc chơi game crack đã quá là điều bình thường trong cộng đồng game thủ Việt chúng ta cũng như những game thủ nước ngoài. Chẳng riêng gì làng game Việt, từ trước tới nay bản quyền game là một vấn đề không mới nhưng cũng chẳng bao giờ cũ không chỉ với ngành game mà còn là cả ngành giải trí nói chung. Từ những bộ phim, những cuốn sách, những bản nhạc, đến cả những sản phẩm giải trí tương tác đã và đang được truyền tay nhau một cách miễn phí, gây thất thu cho các hãng sản xuất.
Dĩ nhiên, việc thay đổi tư duy của game thủ Việt để từng bước xóa sổ dần game crack khỏi thị trường luôn là một cuộc chiến lâu dài và cam go. Đã là game crack, thì người chơi sẽ không thể thưởng thức được game chính xác như những gì nhà phát triển game đã tạo ra. Không có mục chơi mạng, không có rất nhiều thứ đôi lúc chiếm đến 70 80% cái hay của một trò chơi, mà thay vào đó chỉ là mục chơi đơn đôi lúc vô cùng nhàm chán.
Và những game thủ chơi crack, đương nhiên cũng có 1001 lý do và những câu nói ngụy biện khi tự tay tải miễn phí những bản game lậu đã bị bẻ gãy công cụ DRM qua mặt phần mềm kiểm soát bản quyền nội dung số và cài vào máy tính của mình. Sau đây, mời các bạn đến với những lý do phổ biến nhất mà các game thủ chơi crack thường sử dụng
"Chơi thử để test game, hay mới mua"
Chính vì lý do không đủ điều kiện tài chính để trang trải cho mọi tựa game bản quyền ra mắt hàng loạt trong tháng, một số game thủ thì cho rằng, họ nên chơi trước bản game crack để biết được liệu rằng có nên bỏ tiền ra mua "đồ xịn" hay không. Bản thân người viết thì cho rằng đây là một cách khá hay, với điều kiện họ không lạm dụng chúng.
Nếu bỏ 60$ để mua một game như Jump Force thì thật là phí phạm
Không phải tựa game nào cũng đáng để mua, và không phải mọi game cũng đều có giá trị xứng đáng như lúc bạn bỏ 60 USD ra mua trên Steam về để thưởng thức. Chính vì lẽ đó, hàng loạt tựa game crack cũng được cộng đồng game thủ Việt chia sẻ và chơi cùng nhau. Nhưng rồi sau khi chơi, chỉ đến khi có giảm giá họ mới chịu mua game về bày trong Steam cho đẹp (vì game phá đảo từ đời nào rồi còn đâu?) Cá biệt có hẳn những kẻ tự dối lòng nhưng sau khi chơi xong là... xóa đi kiếm trò khác về cài vào máy chơi tiếp.
"Không có phần chơi mạng thì cần gì phải mua, chơi crack là đủ rồi"
Nếu như một tựa game vốn đã hay thì việc thưởng thức nó cùng với những người khác còn hấp dẫn hơn rất nhiều. Thế nhưng kể từ khi các nhà sản xuất quay lưng với chế độ chơi LAN, việc crack game đã khiến cho chơi online trở nên rất khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi vì người chơi sẽ phải kết nối đến server chính hãng. Với những trò chơi tập trung cho chơi đơn thì còn đỡ, nhưng như Battlefield, PES, FIFA hay bất kì game nào nặng tính đối kháng mà chơi offline một mình thì chúng gần như chẳng có giá trị gì.
Nhưng không phải game nào cũng có mục chơi mạng. Bạn có thể thấy, Don't Starve, This War of Mine, hay nhiều game indie đình đám thời gian qua chỉ có mục chơi đơn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý các game thủ nhà ta khi họ mua game thực tế chỉ vì không có crack hoặc crack xong không được chơi multiplayer. Và điều này dẫn tới thực trạng, khi game không có chơi mạng, thì mua về làm gì cho tốn tiền?
"Game này đắt quá, hơn 1 triệu mua làm gì"
Mỗi năm, sẽ có không dưới 50 tựa game PC console thuộc vào hàng bom tấn mới ra mắt trong từng tháng. Sẽ là một khoản tiền khổng lồ nếu như chúng ta phải tự bỏ tiền túi ra mua key game bản quyền, lấy mức giá key game tại Việt Nam hiện nay đang dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu Đồng, phụ thuộc vào độ hot của chính tựa game đó.
Lấy ví dụ một sinh viên mới ra trường kiếm được việc làm với mức lương 5 đến 10 triệu mỗi tháng. Với số tiền như vậy việc trang trải cuộc sống cũng đã vô cùng khó khăn đòi hỏi họ phải tính toán chi li hết sức có thể, chứ đừng nói đến việc bỏ tiền cho những xa xỉ phẩm như game bản quyền. Bạn đọc không nhầm đâu, chỉ khi trang trải được cuộc sống, mua sắm những trang thiết bị thiết yếu, game mới được nhiều người đề cập đến. Nó là một thú vui xa xỉ đúng nghĩa đen với nhiều người Việt Nam.
AOC AGON AG322FCX1 - Màn hình 32 inch to đùng siêu mượt mà cho game thủ AOC AGON AG322FCX1 là sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đang muốn tìm một chiếc màn hình to thật là to cho góc gaming của mình. Rõ ràng những chiếc TV hiện tại có kích thước rất khủng nhưng đối với màn hình máy tính thì kích thước 32 inch đã thuộc dạng 'to đùng' rồi. Và nếu như là một...