Peru tiếp tục gia hạn biện pháp chống dịch
Ngày 23/8, Chính phủ Peru đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó với đại dịch COVID-19 cho đến hết tháng 9 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Lima, Peru. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, trong thời gian áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia, việc thực hiện các quyền hiến định liên quan đến tự do, an ninh cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền tự do hội họp và quá cảnh trong lãnh thổ, đều sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, Chính phủ Peru cũng thông báo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương trên cả nước.
Theo đó, 24 tỉnh thành của Peru sẽ được phân loại ở các mức: nghiêm trọng, rủi ro rất cao, rủi ro cao và rủi ro trung bình. Tùy theo tình hình dịch bệnh đã được phân loại, các địa phương sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch khác nhau do Chính phủ khuyến cáo, bao gồm thời gian giới nghiêm, sức chứa tối đa tại các địa điểm công cộng và các hạn chế liên quan đến việc sử dụng phương tiện giao thông. Các nhân viên thuộc Cảnh sát Quốc gia Peru và Lực lượng vũ trang của nước này có nhiệm vụ bảo đảm việc tuân thủ các quy định được ban hành trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp.
Video đang HOT
Chính phủ Peru cũng thông báo phân bổ 5,1 tỷ sol (khoảng 1,25 tỷ USD) từ ngân sách nhà nước nhằm cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 350 sol/người cho khoảng 13,5 triệu người thuộc các nhóm dân số dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Bộ trưởng Kinh tế Pedro Francke nhấn mạnh, khoản trợ cấp này có mục đích đáp ứng nhu cầu của hàng triệu gia đình nghèo tại Peru hiện đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp và tình trạng tăng giá của các sản phẩm từ giỏ thực phẩm cơ bản. Cũng theo ông Francke, chính phủ sẽ cung cấp khoản hỗ trợ trên cho người dân từ ngày 8/9 tới, như một trong những biện pháp phòng ngừa khả năng bùng phát làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba tại quốc gia Nam Mỹ này.
Về phần mình, Bộ trưởng Phát triển và hòa nhập xã hội Dina Boluarte nêu rõ mỗi cá nhân từ các hộ gia đình có thu nhập không vượt quá 3.000 sol (khoảng 730 USD)/tháng sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính tương đương 85 USD/người này. Qua đó, khoảng 7,9 triệu hộ gia đình Peru sẽ nhận được ít nhất 700 sol (khoảng 170 USD). Ngoài ra, bà Boluarte khẳng định việc thanh toán khoản trợ cấp này sẽ được thực hiện từng bước thông qua nhiều phương thức khác nhau nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 do tập trung đông người tại các địa điểm nhận tiền.
Chính phủ Peru ước tính, gói trợ cấp lần này cùng với các khoản hỗ trợ trước đó sẽ giúp các hộ gia đình nghèo Peru nhận được khoản tài chính tương đương với mức lương tối thiểu 930 sol (khoảng 227 USD) áp dụng tại quốc gia Nam Mỹ này trong năm nay.
Cho đến nay, Peru đã ghi nhận hơn 2,14 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có gần 198.000 trường hợp tử vong. Theo Bộ Y tế Peru, khoảng 7,5 triệu người trên tổng dân số 33 triệu đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Bị bắt vì đòi 21.000 USD phí giường bệnh Covid-19
Cảnh sát phá đường dây tội phạm thu phí 21.000 USD một giường cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại một bệnh viện công.
Công tố viên Reynaldo Abia cho hay giới chức bắt giữ 9 người trong chiến dịch đột kích vào sáng sớm 21/7, bao gồm quản trị viên bệnh viện công Guillermo Almenara Irigoyen tại thủ đô Lima.
Người dân xếp hàng chờ nạp đầy bình oxy cho bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một nhà cung cấp oxy tư nhân ở Lima, Peru, hôm 25/2. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát nhận được đơn tố cáo từ anh trai một bệnh nhân Covid-19, người bị đòi 20.783 USD để được nằm giường khoa điều trị tích cực (ICU). "Hành vi này cực kỳ đáng trách", Bộ trưởng Y tế Óscar Ugarte nói. "Chúng ta không thể mặc cả mạng sống con người".
Nhiều bê bối tham nhũng liên quan đến hệ thống y tế thời Covid-19 đã xảy ra ở Peru. Bộ trưởng Y tế và Ngoại trưởng Peru hồi đầu năm phải từ chức, sau cáo buộc một số quan chức hàng đầu được ưu ái tiêm vaccine sớm.
Bệnh viện liên quan tới bê bối gần nhất do hệ thống an sinh xã hội EsSalud quản lý, cung cấp điều trị y tế miễn phí. Bệnh nhân muốn nằm giường ICU phải chờ đợi rất lâu, bởi bệnh viện chỉ có 80 giường.
Trong thời đỉnh điểm dịch, nhiều bệnh nhân đã phải trả một số tiền lớn cho bệnh viện tư, trong khi hệ thống y tế công gần như sụp đổ. Số lượng giường ICU từ đó tăng lên gần 3.000 trên toàn quốc, gấp nhiều lần so với vài trăm giường hồi tháng 3/2020.
Tuy nhiên, nhu cầu giường ICU vẫn rất cao ở Peru, quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca tử vong do Covid-19 trên 100.000 dân. Peru là vùng dịch lớn thứ 19 thế giới, với 2.096.013 ca nhiễm và 195.332 ca tử vong trên tổng số 33.453.146 dân.
Chủng Lambda chứa đột biến có thể đánh bại vaccine Biến chủng Lambda, đang hoành hành ở Peru, trở thành mối lo ngại mới vì chứa những đột biến "bất thường" có nguy cơ kháng vaccine cao hơn. "Dữ liệu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy những đột biến trong protein gai giúp biến chủng Lambda thoát khỏi các kháng thể trung hòa, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm", các...