Peru tiếp nhận hàng loạt hệ thống phóng rocket mới từ Trung Quốc
Tổng thống Peru Ollanta Humala mới đây đã tham dự lễ giới thiệu hệ thống phóng rocket nhiều nòng Type 90B mua từ Trung Quốc, theo trang mạng Guancha Syndicate có trụ sở tại Thượng Hải.
Peru đã mua tổng cộng 40 hệ thống phóng rocket đa nòng Type 90B từ Trung Quốc nhằm thay thế cho các hệ thống phóng rocket BM-21 122 mm do Nga sản xuất.
Trước Type 90B, Peru có khoảng 28 hệ thống phóng rocket của Nga hoạt động trong biên chế quân đội. Hiện còn 14 trong số này vẫn đang hoạt động.
Hệ thống phóng rocket nhiều nòng Type 90B của Trung Quốc.
Lô hàng Type 90B đầu tiên, bao gồm 27 hệ thống phóng rocket đã được Trung Quốc chuyển giao cho quân đội Peru tại quảng trường danh dự của học viện quân sự ở quận Chorrillos, thủ đô Lima.
Mỗi hệ thống phóng rocket Type 90B có thể mang theo 40 ống phóng rocket 122 mm với tầm bắn từ 20-40 km, theo Bộ Quốc phòng Peru. Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Jakke Valakivi, người dứng đầu Bộ Tư lệnh Tướng Jorge Ricardo, người đứng đầu quân đội Ronald Hurtado, người đứng đầu hải quân Carlos Tejada và Tư lệnh Không quân Peru Dante Arevalo.
Video đang HOT
Đơn hàng mua hệ thống vũ khí mới nhất là một bước tiến quan trọng đối với quân đội Peru cũng như thế hệ lực lượng pháo binh trong thời đại mới, ông Hurtado phát biểu tại buổi lễ.
Đây không phải lần đầu tiên Peru mua vũ khí từ Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã cung cấp cho Peru 5 xe tăng VT-1A, phiên bản xuất khẩu của xe tăng chủ lực Type 96A.
Quốc gia Nam Mỹ này chưa thể mua thêm các xe tăng Trung Quốc bởi Peru vẫn đang khôi phục qua đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Hungary nói "không" với người tị nạn
Ngày 20/7, Hungary đã ra tuyên bố từ chối tiếp nhận người xin quyền tị nạn và người tị nạn.
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Nội vụ Liên minh châu Âu (EU) tại Bỉ hôm 20/7, tất cả các nước thành viên và một số nước châu Âu khác đã đưa ra cam kết con số người tị nạn sẽ tiếp nhận trong vòng hai năm tới, ngoại trừ Hungary.
Đây không phải là lần đầu tiên Hungary tuyên bố nước này từ chối tiếp nhận người xin quyền tị nạn và người tị nạn theo hai chương trình di dời và tái định cư của EU. Lý giải điều này, các quan chức của Hungary cho rằng Hungary hiện đang chịu quá nhiều áp lực trong việc giải quyết làn sóng người nhập cư trái phép vào nước này.
Ngoại trưởng Péter Szijjarto nói rằng hàng ngày có từ 1.300 đến 1.500 người di cư tìm cách vào Hungary và chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có 86.500 người di cư bất hợp pháp đã vào nước này, trong đó hơn 93% vượt qua đường biên giới giữa Hungary và Serbia.
Thủ tướng Hungary - Viktor Orban tuyên bố Hungary sẽ không trở thành điểm đến của người tị nạn. (Ảnh: AP)
Ông Péter Szijjarto nói thêm rằng nếu áp lực này không có dấu hiệu suy giảm, số người di cư đến Hungary có thể lên tới con số 200.000 vào cuối năm nay. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh hơn trong thời gian tới, các tuyến đường di cư chủ yếu sẽ được chuyển từ vùng biển Địa Trung Hải sang đường bộ và Hungary sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của người tị nạn. Con số thống kê mới đây cho biết năm 2014 Hungary tiếp nhận số người xin tị nạn trên bình quân đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia EU khác trừ Thụy Điển, lên đến gần 43.000 người so với 2.000 của năm 2012.
Làn sóng người xin tị nạn tăng đột biến thời gian qua buộc chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban phải đưa ra quan điểm cứng rắn của mình. Phát biểu trong một chuyến thăm Pháp hồi tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Orban nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn cản ngay dòng người xin tị nạn vào nước này. Ông tuyên bố Hungary sẽ không trở thành đích đến của người di cư, và chừng nào ông và chính phủ của ông còn nắm quyền thì ông sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Phát biểu với truyền thông Áo gần đây, người phát ngôn của chính phủ Hungary ông Zoltan Kovacs mô tả Hungary như là "một con thuyền đã đầy người", không thể chứa thêm được nữa, và kêu gọi có giải pháp từ các nước EU.
Hungary tuyên bố nước này cũng đã cạn kiệt mọi nguồn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng người xin tị nạn khi các cơ sở vật chất phục vụ cho người tị nạn đã bị quá tải. Trong một động thái gây tranh cãi trong các nước EU, chính phủ của Thủ tướng Orban quyết định xây một hàng rào dây thép gai cao 4m dài 175km dọc biên giới với Serbia để ngăn cản dòng người tị nạn vào nước này.
Đồng thời Hungary tuyên bố tạm dừng thực hiện Quy chế Dublin III, theo đó nước này sẽ không chấp nhận đương đơn xin quyền tị nạn đã bị từ chối đến từ các nước thành viên EU khác. Hungary sẽ không chấp nhận những người đến nhập cư cho đến khi Liên minh châu Âu đảm bảo rằng Hungary sẽ không phải đón thêm người tị nạn nào nữa.
Động thái này, theo người phát ngôn của chính phủ, là để bảo vệ quyền lợi và nhân dân Hungary. Tuy nhiên, đáng lưu ý là Quy chế Dublin III không có điều khoản nào cho phép các nước thành viên tạm dừng nghĩa vụ của mình liên quan tới việc chuyển giao người tị nạn. Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner chỉ trích quyết định trên của Hungary và đề nghị Hungary tuân thủ các Quy định Schengen về việc duy trì biên giới mở trong EU.
Bà Márta Pardavi, đồng chủ tịch Ủy ban Helsinki của Hungary, cũng chỉ trích quyết định của chính phủ từ chối hợp tác với EU trong vấn đề người tị nạn để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Theo đó, một số nước EU khác, trong đó có Italia, đang nỗ lực hơn nhiều so với Hungary để giải quyết bài toán người nhập cư, nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ gánh nặng với EU. Bà Pardavi cảnh báo nếu Hungary từ chối tuân thủ Quy chế Dublin III thì rất có thể sẽ có một làn sóng người tị nạn khác ngay trong lòng EU./.
Hữu Bình
Theo_VOV
Điểm danh vũ khí tham gia đánh IS ở Fallujah Truyền thông Iran mới đây đăng tải loạt ảnh các trang bị quân sự hạng nặng tham gia tấn công phiến quân IS ở Fallujah. Điều đáng lưu ý, các hệ thống vũ khí xuất hiện trong cuộc tấn công phiến quân IS ở Fallujah hầu hết đều do các dân quân điều khiển thay vì lực lượng vũ trang chính quy. Xe...