Peru phát hiện phòng tắm Inca 500 năm tuổi
Đây là phòng tắm thứ 2 được tìm thấy ở khu khảo cổ Huanuco Pampa, có độ phức tạp và kích thước lớn hơn so với những gì được biết trước đây.
Các nhà khảo cổ Peru đã phát hiện ra phần còn lại của một phòng tắm Inca 500 năm tuổi ở miền trung nước này. Đây là phòng tắm thứ 2 được tìm thấy ở khu khảo cổ Huanuco Pampa, có độ phức tạp và kích thước lớn hơn so với những gì được biết trước đây. Theo các nhà nghiên cứu, những kiến trúc này mang tính chất tôn giáo và nghi lễ.
Các nhà khảo cổ thực địa khảo sát tại Peru. Ảnh: livescience
Nhà khảo cổ học Luis Paredes cho biết, phát hiện này cho phép các nhà khảo cổ hiểu hơn vai trò của loại kiến trúc, vốn thường được sử dụng để phân chia các không gian thứ bậc. Ngoài chức năng vệ sinh, các kiến trúc này còn có ý nghĩa tôn giáo và thờ cúng tổ tiên.
Video đang HOT
Peru là một quốc gia giàu kho tàng khảo cổ học. Peru có hàng trăm địa điểm khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm và trải dài qua hàng chục nền văn hóa./.
Sốc: Tìm thấy phát minh 'hiện đại' trong kho báu 20.000 năm tuổi
Một thứ tiện lợi tưởng chừng là phát minh của người hiện đại đã xuất hiện bất ngờ trong cuộc khai quật một di chỉ thời đại đồ đá của của Tây Ban Nha, nơi hé lộ hàng loạt kho báu khảo cổ.
Theo Heritage Daily, tại di chỉ hang El Buxu ở Công quốc Asturias thuộc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một kho báu lớn gồm rất nhiều hiện vật giá trị có tuổi đời lên tới 20.000 năm.
Chúng bao gồm các hình vẽ mô tả về động vật như ngựa và hươu, các "bản thiết kế" của thứ có thể là bẫy săn của người cổ đại, hàng loạt công cụ đặc sắc từ thạch anh và đá lửa.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy hang động là một căn cứ của con người thời đồ đá cũ mỗi mùa săn, khi khu vực tràn ngập hươu, dê, sơn dương...
Các đầu mũi giáo ở hang động tiền sử Tây Ban Nha có... dính keo - Ảnh: UNED
Thế nhưng thứ gây sốc nhất giữa kho báu khảo cổ này là bằng chứng về sự xuất hiện của... keo dán, thứ mà nhân loại tưởng chừng là phát minh của thời đại sau này, ít nhất là từ khi con người kịp phát triển các nền văn minh đến một cấp độ nào đó.
Nhưng bằng chứng rõ ràng trên những mũi giáo cho thấy người tiền sử cư trú tại địa điểm thuộc Tây Ban Nha ngày nay đã dùng keo dán các mũi giáo đá vào đầu gậy, trước khi gia cố chúng bằng các vật liệu khác.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Francisco Javier Munoz từ Đại học Quốc gia về Giáo dục từ xa Tây Ban Nha (UNED) đã sử dụng kính hiển vi hồng ngoại để xem xét và chỉ ra rằng những người thợ săn 20.000 năm trước đã dùng hỗn hợp nhựa thông và sáp ong để chế tạo loại keo bền chắc của riêng họ.
Chất kết dính này được tìm thấy trên mặt lưng của các mũi giáo.
"Nhựa thông là một loại keo rất bền nhưng sẽ rất giòn khi gặp va đập, đó là lý do vì sao nó được trộn với sáp ong để tạo ra một chất kết dính đàn hồi hơn nhiều" - giáo sư Munoz cho biết.
Phát hiện này cho thấy nhiều yếu tố tạo nên nền văn minh của nhân loại - vốn chỉ bùng nổ trong vài thiên niên kỷ gần nhất - có nguồn gốc lâu đời hơn nhiều, bao gồm nhiều công nghệ phục vụ cho đời sống có nguồn gốc từ các bộ lạc đồ đá, thậm chí là từ các loài người khác đã tuyệt chủng hàng chục ngàn năm.
Nghiên cứu vừa được công bố trên The Journal of Archaeology Science: Reports.
Những công nghệ thời cổ đại khoa học muôn đời không giải mã Trong lịch sử nhân loại, một số công nghệ thời cổ đại bị thất truyền. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu những công trình, cổ vật hàng ngàn tuổi sẽ sớm làm sáng tỏ những công nghệ siêu đẳng của người xưa. Một công nghệ thời cổ đại khiến giới khoa học "bối rối" chưa tìm ra lời giải là...