Peru “lai tạo” pháo Nga với xe tăng AMX-13 Pháp
Công ty quốc phòng Disenos Casanave của Peru vừa giới thiệu mẫu pháo tự hành 122mm được kết hợp giữa lựu pháo D-30 122mm Nga và xe tăng AXM-13 Pháp.
Công ty quốc phòng Disenos Casanave của Peru vừa giới thiệu mẫu pháo tự hành 122mm được kết hợp giữa lựu pháo D-30 122mm Nga và xe tăng AXM-13 Pháp.
Tờ Armyrecognition đưa tin cho biết, công ty quốc phòng Disenos Casanave Peru vừa cho ra mắt mẫu pháo tự hành 122mm mới được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm xe tăng AMX-13 của Pháp và lựu pháo D-30 122mm do Nga chế tạo.
Đây không phải là lần đầu tiên lựu pháo D-30 122mm của Nga được sửa đổi để có thể tích hợp lên các phương tiện cơ giới cơ động. Diển hình nhất trong đó có thể kể tới pháo tự hành SH-2 122mm do Trung Quốc phát triển dựa trên D-30. SH-2 có thiết kế cơ bản gồm nền tảng khung gầm bánh lốp 6×6 được tích hợp cùng một lựu pháo D-30 122mm, trong đó D-30 được đặt trên một trục xoay cố định.
Thiết kế ban đầu của pháo tự hành 122mm do Disenos Casanave phát triển
Xét về mặt tổng thể SH-2 đơn giản chỉ giúp tăng tính cơ động của D-30 khi mà pháo chính của SH-2 lại sở hữu hầu hết mọi đặc tính kỹ thuật và hình dáng của lựu pháo D-30 122mm.
Một công ty quốc phòng khác là YugoImport của Serbia cũng sử dụng D-30 để phát triển pháo tự hành SOKO SP RR 122mm dựa trên nền tảng khung gầm xe tải đặc chủng 6×6. Tuy nhiên SOKO SP RR lại có thiết kế tốt hơn hẳn SH-2 với việc tăng cường hệ thống giáp bảo vệ cho cả thân xe và phần tháp pháo tách biệt được đặt phía sau.
Hiện tại thiết kế cơ bản của Disenos Casanave dành cho pháo tự hành mới là việc gỡ bỏ tháp pháo 105mm của xe tăng AXM-13 thay vào đó là lựu pháo D-30 122mm được đặt ở giữa thân xe.
Biến thể pháo tự hành này sẽ giúp tăng đáng kể tính cơ động của số lựu pháo D-30 122mm mà Quân đội Peru đang có trong biên chế, song song với đó là việc tận dụng các xe tăng hạng nhẹ AXM-13 đã lỗi thời.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Pháo tự hành của Pháp vượt trội so với Israel
Nếu so sánh giữa hai loại pháo tự hành tiêu biểu của Pháp như CAESAR với loại tương tự của Israel là ATMOT thì pháo của Pháp có nhiều ưu thế vượt trội.
Pháo tự hành ATMOS
ATMOS (Autonomous Truck MOunted howitzer System) là hệ thống pháo tự hành bánh lốp do Soltam Systems (hiện nay là Elbit Systems), Israel sản xuất.
Lựu pháo tự hành ATMOS của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trang bị.
Lựu pháo tự hành ATMOS bao gồm module pháo 155 mm/L52 (chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính) được chế tạo dựa trên cơ sở pháo xe kéo ATHOS 2052, đặt trên khung gầm xe tải Tatra 6x6.
Hệ thống pháo tự hành ATMOS có khối lượng 22 tấn, có thể dễ dàng vận chuyển bằng máy bay C-130 và được vận hành bởi kíp chiến đấu 6 người (trong đó có 2 người nạp đạn).
Pháo bắn được tất cả các loại đạn 155 mm tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tối đa nếu sử dụng đạn L15 HE là 30 km và lên đến 41 km nếu sử dụng đạn phản lực.
Hệ thống hỗ trợ nạp đạn đặc biệt cho phép pháo tự hành ATMOS bắn được 3 phát đạn trong vòng 20 giây, tốc độ bắn duy trì 4 - 9 phát/phút, mỗi khẩu pháo có thể mang theo 27 đầu đạn và liều phóng.
Sau khi vào vị trí bắn, 2 chân chống thủy lực sẽ hạ xuống, các thông số về mục tiêu sẽ được nạp vào hệ thống kiểm soát hỏa lực vi tính hóa (AFCS), bao gồm thiết bị định vị và máy tính đường đạn lắp kèm với pháo.
Hệ thống AFCS sẽ hiển thị thông tin chi tiết về mục tiêu, lựa chọn góc bắn và điều chỉnh pháo bằng cơ cấu thủy lực, hoặc có thể vận hành bằng tay khi cần thiết.
Xe tải Tatra 6x6 của pháo tự hành ATMOS có tốc độ di chuyển tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 1.000 km, có thể vượt vật cản cao 0,4 m, hào rộng 0,6 m và lội nước sâu 1,4 m. Cabin xe được bọc giáp nhẹ để chống lại đạn súng bộ binh cỡ nhỏ và mảnh pháo.
Pháo tự hành CAESAR
CAESAR (CAmion Equipé d"un Système d"ARtillerie) cũng là lựu pháo tự hành bánh lốp cỡ nòng 155 mm L52, do Công ty nhà nước GIAT Industries (hiện nay là Tập đoàn Nexter) của Pháp chế tạo.
Lựu pháo tự hành CAESAR.
Hệ thống được phát triển từ lựu pháo tự hành F3 (sử dụng khung gầm xe tăng hạng nhẹ AMX-13). Nó bao gồm module pháo, máy tính, đạn dự trữ... đặt trên khung gầm xe tải 6x6 tương tự như ATMOS.
Pháo tự hành CAESAR có khối lượng 18,5 tấn, kíp pháo thủ gồm 6 người, nó bắn được tất cả các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO bao gồm đạn thông thường, đạn chống tăng, đạn khói, đạn phản lực.
Đặc biệt, CAESAR có thể bắn đạn pháo chống tăng dẫn đường Bonus. Mỗi quả đạn Bonus mang 2 đạn con thông minh có tầm bắn 34 km, tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm là 42 km hoặc lên đến 50 km nếu sử dụng đạn phản lực.
Pháo có tốc độ bắn duy trì 6 - 8 phát/phút và tối đa 3 phát/15 giây, cơ số đạn trên xe tự hành là 18 viên. CAESAR có cơ cấu nâng hạ thủy lực và hệ thống nạp đạn bán tự động, thời gian triển khai hoặc thu hồi chỉ trong vòng 1 phút.
Một đại đội gồm 8 khẩu pháo CAESAR trong vòng 1 phút có thể trút 1 tấn đạn (với 1.500 đạn con hoặc 48 đạn chống tăng thông minh) lên mục tiêu ở khoảng cách 40 km.
Pháo CAESAR còn được trang bị đạn Orge phát triển cho Lục quân Pháp, dùng để tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, trận địa pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và khu vực hậu cần của đối phương.
Mỗi quả đạn Orge mang 63 đạn con, một loạt bắn 6 đạn Orge sẽ rải 378 đạn, phủ lên khu vực rộng 3 hecta ở khoảng cách 35 km.
Hệ thống chỉ huy, kiểm soát hỏa lực vi tính hóa FAST-Hit, radar đo sơ tốc đầu nòng Intertechnique ROB4, hệ thống chỉ huy SAGEM Sigma 30 và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho phép CAESAR vận hành độc lập mà không cần lực lượng trinh sát pháo binh đi kèm.
Đặc biệt trong quân đội Pháp, pháo tự hành CAESAR còn được tích hợp với hệ thống C4I pháo binh do Thales Land và Joint Systems Atlas phát triển.
Hệ thống này cung cấp thiết bị thông tin liên lạc đầu cuối và quản lý thời gian thực, bao gồm truyền tải yêu cầu về hỗ trợ hỏa lực và đưa ra mệnh lệnh bắn phù hợp với từng loại mục tiêu, loại đạn pháo,...
Phiên bản CAESAR dành cho Lục quân Pháp và Thái Lan sử dụng khung gầm xe tải Renault Trucks Defense Sherpa 5 có tốc độ tối đa 100 km/h, tầm hoạt động 600 km, vượt được vật cản cao 0,5 m, hào rộng 0,9 m và lội nước sâu 1,2 m.
Nhận xét - Đánh giá
CAESAR và ATMOS là 2 lựu pháo tự hành bánh lốp hàng đầu khu vực và thế giới hiện nay.
Sau khi điểm qua thông số kỹ thuật của 2 lựu pháo tự hành trên, có thể thấy rằng cả ATMOS và CAESAR đều là pháo cỡ nòng 155 mm/L52 đặt trên khung gầm xe tải 6x6 có tính cơ động cao.
Chúng có khả năng bắn tất cả các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO. Tuy nhiên, pháo tự hành CAESAR ưu điểm hơn khi có thể dùng thêm đạn chống tăng dẫn đường Bonus hay đạn Orge, tầm bắn với đạn phản lực lên đến 50 km (so với 41 km của ATMOS).
Tốc độ bắn của CAESAR cũng nhỉnh hơn một chút (3 phát/15 giây so với 3 phát/20 giây), tuy số lượng đạn mang theo ít hơn ATMOS (18 so với 27) nhưng đây không phải là vấn đề lớn do đi kèm còn có xe tiếp đạn.
Đặc điểm mà pháo tự hành CAESAR vượt trội hơn hẳn ATMOS chính là khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập. Nhờ sử dụng các hệ thống định vị hiện đại, CAESAR không cần thông số từ trinh sát như ATMOS mà tự xác định được vị trí mục tiêu.
Nếu tích hợp vào hệ thống C4I pháo binh thì khả năng của CAESAR còn "khủng" hơn, khi đó nó có thể tự điều chỉnh loại đạn và lựa chọn mục tiêu có giá trị.
Qua so sánh, chúng ta thấy rằng tuy cùng cỡ nòng, kiểu dáng nhưng pháo tự hành CAESAR có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với "người đồng cấp" ATMOS.
Nguyễn Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Haubits FH-77 Lựu pháo bán tự hành độc đáo của Thụy Điển FH-77 do Thụy Điển sản xuất là lựu pháo xe kéo nhưng lại được trang bị bổ sung động cơ phụ và cơ cấu lái để có thể di chuyển trên trận địa. Flthaubits 77 (hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến FH-77) là lựu pháo mặt đất cỡ nòng 155 mm của Thụy Điển do Bofors nghiên cứu và...