Peru đau đầu với tội phạm tiền giả
Peru, một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thịnh vượng nhất châu Mỹ La tinh, đang đau đầu với bọn tội phạm in đô la Mỹ giả để phát tán trong nước lẫn nước ngoài.
Chính quyền Mỹ đã liệt Peru vào danh sách đen những quốc gia có nhiều tội phạm làm USD giả, AFP đưa tin ngày 8.9.
Tại thủ đô Lima, người dân bấy lâu nay vẫn thích đổi tiền nội địa qua đô la Mỹ ở chợ đen hơn là ngân hàng để “có lời” nhờ vào giá chênh lệch.
Chính điều này đã khiến cho tội phạm tiền giả “khởi sắc” tại nước này, theo AFP.
“Những tên tội phạm in tiền giả luôn có những chiếc xe chờ sẵn ở gần đó để thoát thân”, AFP dẫn lời Antolin Vilca, một nhà buôn ngoại tệ suốt hơn hai năm trên đường phố Lima.
Một nhà buôn ngoại tệ điếm tiền trên đường phố – Ảnh: AFP
Những tên tội phạm làm tiền giả thường xuyên xuất hiện trên đường phố ngay khi những nhà buôn ngoại tệ sắp về nhà, giả dạng những người bán đô la để đổi tiền giả lấy tiền thật.
Video đang HOT
Người tiêu dùng Peru thường xuyên nhận được những tờ đô la Mỹ giả khi mua bán lẻ bằng tiền mặt.
Filomeno Olivera, một nhà buôn ngoại tệ ở quận San Miguel thuộc Lima, cho biết đối tượng bọn tội phạm tiền giả nhắm đến là những người rao bán xe hơi, máy tính và vật dụng cá nhân trên internet hoặc báo in.
“Hãy tưởng tượng sau khi bạn đăng quảng cáo bán một chiếc máy tính với giá 500 USD. Sau đó một người ăn mặc lịch sự đến nhà bạn, rất thân thiện và giao tiền mua máy tính ngay lập tức mà không hề mặc cả vì đó là bọn tội phạm dùng tiền giả”, AFP dẫn lời Olivera.
Một thương vụ mua bán ngoại tệ được thực hiện ngay trên đường phố Lima – Ảnh: AFP
Theo AFP, đô la Mỹ giả in ở Peru còn xuất hiện ở các quốc gia lận cận như Ecuador, Bolivia, Mexico và Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho AFP biết trên 10% USD giả ở Mỹ xuất phát từ Peru.
Một trong số những “bậc thầy tiền giả” ở Peru là tên tội phạm khét tiếng Joel Quispe Rodriguez.
Mặc dù Rodriguez đang bị tạm giam để chờ hầu tòa, nhưng cảnh sát Peru cho biết y vẫn đang điều hành đường dây tội phạm tiền giả ở bên ngoài.
Nhiều nhà buôn ngoại tệ ở Peru cho biết những tên tội phạm tiền giả thường xuyên bị bắt giải về đồn cảnh sát rồi lại xuất hiện trên đường vài giờ sau đó.
Theo VNE
Vào tù vì hào hứng tiêu thụ USD giả
Được trả tiền công chụp ảnh "thùng có chứa đô la Mỹ cổ", giá trị 274,3 tỷ USD đang thất lạc ở Việt Nam, người đàn ông hí hửng mang USD giả đi tiêu thụ đã phải trả giá bằng nhiều năm tù.
Ngày 17/7, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Lợi (SN 1964, trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) mức án 10 năm tù giam; Nguyễn Công Hạnh (SN 1949, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) 12 năm tù giam cùng về tội "Lưu hành tiền giả"
Trước đó, từ việc tìm kiếm thông tin về "thùng có chứa đô la Mỹ cổ", giá trị 274,3 tỷ USD đang thất lạc ở Việt Nam, khoảng tháng 6/2011, ông Lợi được Nguyễn Văn Dũng (SN 1964, trú tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) và A Xâng (SN 1958, trú tại Kon Tum) giới thiệu gặp Hạnh. Dũng và Xâng cho rằng rằng, Hạnh có biết về thông tin về thùng tiền.
Hai bị cáo tại tòa
Sau khi thỏa thuận, ông Lợi đã trả cho ông Hạnh tiền công chụp ảnh "thùng đô la Mỹ cổ" là 20 triệu đồng. Sau đó, ông Hạnh yêu cầu ông Lợi trả tiền công chụp ảnh thêm 20 triệu đồng nữa.
Ông Lợi đồng ý nhưng không có tiền nên đưa cho ông Hạnh 2 tập gồm 210 tờ tiền USD Mỹ in năm 1934, có mệnh giá 100. Khi đưa ông Lợi có nói là tiền giả không tiêu thụ được để trừ vào phí chụp ảnh. Nhận tiền giả, ông Hạnh đưa một số người tiêu thụ giúp nhưng ông này không nói với họ là tiền giả. Những người này khi phát hiện USD giả đã trả lại cho ông Hạnh.
Ngày 20/6/2011, ông Hạnh đến nhà Trần Thị Ngọc Lành nhờ bán USD giả. Sau khi nhận số USD, Lành đã rủ Hoa và Hà mang số USD giả trên đi bán. Cả 3 đã đưa tiền giả cho một người tên Thắng đem bán.
Ngày 27/6/2011, tại Phòng bán vé máy bay ở phố Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công an Hà Nội phát hiện Phạm Minh Thắng (SN 1965, trú tị ngõ Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) giao 2 tập tiền USD giả cho chị Nguyễn Thu Thủy.
Theo lời khai của Thắng, nguồn gốc số tiền này là của Trần Thị Ngọc Lành (SN 1970, trú tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội), Nguyễn Thị Mai Hoa (SN 1960, ở Tây Hồ, Hà Nội) và Nguyễn Thị Hà (SN 1959, trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) gửi Thắng nhờ tiêu thụ giúp.
Tại cơ quan điều tra, Lành, Hoa và Hà khai nhận, số tiền giả trên là do Nguyễn Công Hạnh nhờ tiêu hộ với giá 200 triệu đồng. Tiếp tục bắt giữ Hạnh, CQĐT thu giữ trong người ông này 2 tờ Euro, mệnh giá 1.000.000 và một số ảnh chụp ngoại tệ cùng một số giấy tờ khác.
Theo lời ông Hạnh khai, số USD mà cơ quan điều tra đã thu giữ đều là giả. Số USD đó ông ta nhận từ Nguyễn Đình Lợi đưa để thanh toán tiền công ông Hạnh chụp một số tài liệu cho ông Lợi.
Bắt giữ ông Lợi, cơ quan công an cũng thu giữ nhiều tờ tiền USD, EURO có mệnh giá cao. Theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, các tờ USD loại mệnh giá 100 USD/ tờ là tiền giả.
Về nguồn gốc số USD giả có mệnh giá 100 USD/ tờ, bị cáo Lợi khai, do người phụ nữ có tên Lâm, làm nghề phiên dịch ở TP HCM nhờ Lợi bán hộ khoảng 10.000 USD in năm 1934 với giá 10 triệu đồng.
Ông Lợi đã đưa số USD giả cho một số người đi tiêu, nhưng đều bị phát hiện là tiền giả nên họ đã trả lại. Không nản chí, ông Lợi tiếp tục đưa số USD giả cho ông Hạnh đi tiêu thụ. Cơ quan điều tra xác định, Thắng, Lành, Hà khi định tiêu tiền mà không biết Hạnh đưa tiền giả nên không bị xử lý.
Theo VietNamNet
Bắt nhanh nhóm cướp trên định giở trò thú tính với nạn nhân Kéo người phụ nữ xuống ruộng đậu ven đường, 2 tên cướp vừa đánh, vừa lục soát cướp tài sản và âm mưu giở trò đồi bại. Ngày 6-9-2012, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã hoàn tất điều tra, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tạm giam...