PCT tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng nói: “Đồ đạc trong nhà anh Ba Truyền cũng bình thường và đâu có chiếc giường quý nào như phản ánh đâu”.
Ngày hôm qua (21/2), một tờ báo đăng tải hình ảnh căn biệt thự rộng trên mảnh đất vài nghìn mét vuông được cho là một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Để tìm hiểu tính xác thực của những thông tin đó, sáng 22/2, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre về vấn đề này. Ông Cao Văn Trọng khẳng định: “Anh Ba Truyền (ông Trần Văn Truyền – PV) chỉ còn có 2 chỗ ở Bến Tre thôi”.
Theo ông Trọng, chỗ thứ nhất của ông Truyền là căn nhà dưới phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến tre). Đó là căn nhà ông Truyền đã mua theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê).
Ông Cao Văn Trọng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre
Còn chỗ thứ hai là ở xã Sơn Đông, TP. Bến Tre như báo chí phản ánh. Tuy nhiên, đất ở vị trí này chỉ rộng khoảng 1 hecta chứ không phải là 3 hecta.
Vị Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre cho hay, miếng đất rộng 1 hecta đó đã được con trai của ông Trần Văn Truyền mua từ lâu. Hồi đó con ông Truyền mua là đất ao, đầm. Sau đó, ông Truyền về mới cải tạo lại để trồng chuối và cọ dầu.
Khi được hỏi về thông tin ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP. Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê, ông Trọng cho hay căn hộ này ông Truyền đã trả lại tỉnh và hiện nay tỉnh đang cho Trung tâm thẩm định giá miền Nam thuê.
Video đang HOT
Ông Cao Văn Trọng cũng cho biết, ông đã từng vào căn hộ của ông Trần Văn Truyền ở xã Sơn Đông. “Đồ đạc trong nhà anh Ba Truyền cũng bình thường và đâu có chiếc giường quý nào như phản ánh đâu”, ông Trọng nói.
Trước đó, theo nội dung miêu tả của bài báo, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 hecta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre.
Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ, gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Và cũng xuất hiện tin đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông Truyền có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng…
Hình ảnh được cho là dinh thự của ông Trần Văn Truyền (Ảnh: báo Người cao tuổi)
Đáng chú ý hơn, bài báo đó cũng cho hay, theo nguồn tin từ một số cán bộ ở Thanh tra Chính phủ và tỉnh Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi tại TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5 và khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng.
Để tìm hiểu về thông tin 3 căn hộ ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã liên hệ với một vị Phó Chủ tịch UBND thành phố này. Vị Phó chủ tịch cho rằng phải xác minh thì mới có thể biết được. Ông này cho rằng quyền sở hữu tài sản cá nhân được pháp luật bảo hộ, vấn đề là tài sản đó có hợp pháp hay không.
Tuy nhiên, nếu thông tin như báo chí phản ánh là sự thật thì việc xác minh cũng không dễ dàng bởi có thể, 3 cơ ngơi đó đang do người khác quản lý, sử dụng chứ không phải là ông Truyền quản lý.
Theo Trí thức trẻ
Hoang mang vì nước sạch đổi màu sau khi đun sôi
Người dân xã Thanh Đức (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) rất hoang mang về chất lượng nước do nhà máy tư nhân trong khu vực cung cấp. Nước sạch nhưng để lâu bị nhớt, nấu lên pha trà có màu xanh lạ và bào mòn các dụng cụ nấu ăn...
Hoảng hồn vì nước sạch đổi màu khi đun sôi
Gia đình bà Hồ Thị Tâm ở ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức mấy tháng nay đã ít sử dụng nước sạch do trạm cấp nước Thăng Long trên địa bàn xã cung cấp vì cho rằng chất lượng nguồn nước không đảm bảo.
Bà Tâm và chiếc thau bị đổi màu sau thời gian chứa nước
Bà Tâm cho biết, cách đây 2 năm, bà đã đầu tư kéo đường ống nước với chi phí 1,6 triệu đồng để có nước sạch sử dụng. "Khi vô nước gia đình tôi và cả xóm này ai cũng mừng vì nước sông bị ô nhiễm rất nặng không thể dùng được. Nào ngờ có nước của nhà máy rồi nhưng vẫn không an tâm sử dụng vì chỉ cần đổ nước vô thau rửa rau là nước đổi màu đen thui, nấu nước pha trà thì nước chuyển sang màu xanh, nấu cháo trắng cũng đổi màu và hơi mặn. Ngoài ra, những cái thau nhôm, nồi nhôm hay inox cũng bị đổi màu và thủng đáy", bà Tâm nói.
Vậy là khi có nước sạch rồi, gia đình bà Tâm lại phải sử dụng lu để lóng phèn nhưng cũng chỉ dùng hạn chế trong việc tắm, giặt. Tới mùa mưa thì gia đình tận dụng nước mưa.
Nhiều hộ dân ở ấp Thanh Mỹ 2 gần đó cũng chịu cảnh tương tự. Gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Mai cũng chỉ sử dụng nước từ trạm cấp nước Thăng Long dùng cho tắm, giặt; còn lại nấu ăn hay uống đều phải sang bên kia đường xin nước của những gia đình do Công ty cấp nước 1 thành viên Vĩnh Long cung ứng.
Bà Mai bức xúc: "Nói là nước sạch nhưng tắm cảm giác như có nhớt, để lâu có cặn nên không ai dám dùng cho ăn, uống. Tuy nhiên đã tốn tiền triệu vô nước bắt buộc phải dùng". Theo người dân địa phương, họ đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Cán bộ có xuống lấy mẫu đều cho rằng nguồn nước sạch, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Phạm Đăng Khoa, trưởng ấp Thanh Mỹ 2 cho biết: "Trong ấp có khoảng 150 hộ sử dụng nước của trạm cấp nước Thăng Long ai cũng phàn nàn mấy năm nay, những lần tiếp xúc cử tri, họp hội đồng nhân dân đều đưa ý kiến về chất lượng nguồn nước nhưng vẫn chưa được xử lý tới nơi tới chốn. Vì vậy người ta vừa sử dụng nước sạch mà cứ lo sợ ảnh hưởng tới sức khỏe".
Không được chọn dịch vụ tốt hơn?
Ông Nguyễn Văn Nhung, Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, cho biết: "Vấn đề chất lượng nguồn nước ở địa bàn ấp Sơn Đông, Thanh Mỹ 2 rất bức xúc nhưng lâu nay chưa thể giải quyết được. Doanh nghiệp Thăng Long cung cấp nước trên địa bàn lấy từ nguồn nước ngầm nên xảy ra hiện tượng nước bị nhớt, nấu lên có màu... mặc dù các cơ quan chức năng đã lấy mẫu, kiểm nghiệm có kết luận không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng người dân vẫn lo sợ".
Nghị định này khiến người dân không được chọn nơi cung cấp dịch vụ tốt hơn?
Theo ông Nhung, chính quyền địa phương nhiều lần kiến nghị nhưng đều bị Công ty cấp nước 1 thành viên Vĩnh Long từ chối do vướng Nghị định 117 của Chính phủ. Trong Nghị định này nêu rõ "mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước". Vì vậy, mặc dù người dân rất lo sợ chất lượng nguồn nước cũng đành chịu vì đơn vị tư nhân này được cấp phép đến hến năm 2016.
Chất lượng nguồn nước được cơ quan chức năng khẳng định không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiều hộ dân khá giả và ngay cả chính quyền địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý để lọc nước thêm lần nữa.
Người dân địa phương sử dụng nguồn nước sạch mà vẫn nơm nớp lo sợ với tình trạng nước bị nhớt, đục, đổi màu sau khi đun sôi...
Minh Giang
Theo Dantri
Trào lưu nuôi gián làm mỹ phẩm và chữa bệnh ung thư, AIDS Trào lưu làm kem đắp mặt, dưỡng da và chế thuốc chữa nhiều bệnh liên quan tới viêm dạ dày, u xơ ruột, lao phổi, thậm chí cả ung thư, AIDS... từ những con gián đất đang khiến nông dân Trung Quốc đua nhau xây trang trại, nuôi dưỡng hàng trăm triệu con côn trùng này. "Thần dược" giá rẻ Suốt 10 năm...