PCA sắp phán quyết vụ kiện đường lưỡi bò:Trung Quốc liều hơn?
Một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc có thể leo thang gây hấn trên Biển Đông trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.
Philippines hiện đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan), có thể sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, sau khi Philippines nộp đơn khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Vành Khăn ở Biển Đông. Ảnh: AP
Vụ khiếu nại của Philippines nêu ra một số vấn đề, kể cả hoạt động đánh bắt cá ở vùng mà nước này gọi là Biển Tây Philippines, trong đó có việc Trung Quốc đã không làm theo luật và không ngăn chặn các công dân và tàu của nước này khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trung Quốc còn ngăn cản bất hợp pháp các ngư dân Philippines kiếm sống thông qua can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn có tranh chấp Scarborough, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.
Trong động thái mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng sự đối đầu giữa các ngư dân Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan có thể tránh được thông qua “hiệp thương hữu nghị”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Lục Khảng tuyên bố: “Hợp tác nghề cá là một phần quan trọng trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các nước ven Biển Đông”.
Video đang HOT
Văn bản ghi lại nội dung cuộc họp báo đã được đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Lục Khảng nói chính phủ Trung Quốc coi trọng việc quản lý nghề cá và chỉ đạo ngư dân Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác phù hợp với luật pháp và các quy định.
Tuy nhiên, kể từ năm 2012, Việt Nam và Philippines đã ghi nhận nhiều trường hợp gây hấn của các tàu Trung Quốc.
Muốn “tham vấn thân thiện” về đánh cá ở Biển Đông trước khi PCA ra phán quyết, nhưng theo dự đoán của nhiều chuyên gia, Trung Quốc có thể liều lĩnh leo thang ở Biển Đông trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.
Bình luận trên cổng thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) hôm 30/3, TS Gregory Poling – Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á, cùng với TS Zack Cooper thành viên của CSIS tin rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thua kiện trong một số nội dung mà Philippines khởi kiện nước này lên PCA.
Nếu Tòa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể (vin cớ) hành động chứng minh rằng, họ sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Những khả năng leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc sau phán quyết của PCA được hai vị chuyên gia phán đoán bao gồm:
Một là áp đặt một lệnh phong tỏa quân đội Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) ở bãi Cỏ Mây, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Khả năng thứ 2 là Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp các loại vũ khí hiện đại ra một số đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép ở Trường Sa. Khả năng thứ 3 là đơn phương áp đặt một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông.
Tuy nhiên khả năng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bãi cạn Scarborough mà họ chiếm quyền kiểm soát từ Philippines tháng 4/2012.
Điều này đã được Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cảnh báo hồi tháng 3/2016.
Ông cho biết đã có một số tàu Trung Quốc tập trung hoạt động trên bề mặt bãi cạn này.
Tuy nhiên hai học giả từ CSIS cho biết, tính đến ngày 24/3 vẫn chưa thấy hoạt động nạo vét ở Scarborough, nhưng không loại trừ khả năng này và các tàu có mặt ở Scarborough lúc đó đang làm công tác khảo sát tiền thi công.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Philippines cảnh báo về "bức tường Berlin trên biển"
Philippines hôm 30-11 khép lại 1 tuần điều trần trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan về vụ kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông với sự tự tin PCA sẽ có phán quyết thuận lợi trong 6 tháng tới.
"Chúng tôi đã trình bày mọi lập luận để chứng tỏ đường 9 đoạn (của Trung Quốc) không có cơ sở luật pháp quốc tế. Vụ kiện đang tiến triển tốt và chúng tôi hy vọng có phán quyết trong 6 tháng tới" - bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines, nói với Reuters.
Tại ngày điều trần cuối, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cảnh báo nếu PCA ra phán quyết bất lợi với Philippines thì điều này sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập một "bức tường Berlin trên biển" ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, theo ông Rosario, một phán quyết như thế còn có thể khiến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bị xem là vô dụng bởi "không một quốc gia nào được phép viết và viết lại luật pháp quốc tế để biện minh cho hoạt động bành trướng của họ".
Khung cảnh một buổi điều trần vụ kiện biển Đông tại Tòa Trọng tài Thường trực Ảnh: PCA
Trước đó, trong phiên điều trần diễn ra từ ngày 24 đến 30-11, Philippines đã trình bày những lập luận chủ yếu sau: Trung Quốc cướp quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines trên biển Đông; Hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh ở biển Đông đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái biển cũng như tàn phá nghiêm trọng các rạn san hô.
Dù Trung Quốc không chịu tham gia phiên điều trần nhưng PCA vẫn quyết định cho Bắc Kinh gửi văn bản trước ngày 1-1-2016 để phản hồi vụ kiện.
Phiên điều trần lần này có sự tham gia của phái đoàn đến từ 7 nước: Việt Nam, Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Tuy nhiên, PCA từ chối cho Mỹ cử quan sát viên với lý do nước này chưa tham gia UNCLOS. Theo Reuters, phán quyết của PCA mang tính ràng buộc với các nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.
Hoàng Phương
Theo_Người lao động
G7 ngầm chỉ trích hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông Trong cuộc họp hôm nay tại Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó ngầm chỉ trích động thái từ Trung Quốc. Tại cuộc họp ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) hôm 11/4, bộ trưởng ngoại giao của nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát...