“PC Master Race” và cuộc chiến không hồi kết giữa fan cuồng PC và Console
Đây là một cụm từ được nghĩ ra để mô tả sự bá đạo của những kẻ dùng PC chơi game so sánh với những người sở hữu máy chơi game console với sức mạnh yếu hơn hẳn.
Khi nhắc tới cụm từ “ PC Master Race“, chúng ta nghĩ ngay tới những cỗ máy tính khỏe như máy cày, mà thực tế là chúng cũng được sử dụng vào mục đích “cày game” đúng theo nghĩa đen. Đây là một cụm từ được nghĩ ra để mô tả sự bá đạo của những kẻ dùng PC chơi game so sánh với những người sở hữu máy chơi game console với sức mạnh yếu hơn hẳn.
Và PC Master Race hơn Console ở điểm nào? “Chơi mạng miễn phí, bản mod, khả năng hỗ trợ game cũ, khả năng nâng cấp, tùy chỉnh hiệu năng, và cả hiệu năng hoạt động, vân vân và mây mây…”. Và những người dùng PC tự gọi họ là “Glorious PC Gaming Master Race”.
Nhưng không phải ai cũng biết đến nguồn gốc của PC Master Race. Được sử dụng lần đầu tiên bởi Ben Croshaw vào năm 2008 trong bài review The Witcher, tựa game nhập vai đình đám 8 năm về trước trên trang The Escapist. Về sau, Croshaw giải thích mục đích ban đầu của anh là đem ý tưởng có phần cực đoan vào việc sở hữu máy tính chơi game, và coi bản thân “mạnh” hơn tất thảy những kẻ chơi game console khác. Mà thực chất, khi sử dụng cụm từ này, Croshaw đã nghĩ đến cả chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mà chúng ta thường biết đến với cái tên “phát xít” để “kỳ thị” những người không sở hữu máy tính chơi game.
Thế nhưng giờ đây, cả thế giới lại hiểu cụm từ này theo một nghĩa hoàn toàn khác với ý tưởng ban đầu của anh chàng biên tập viên 8 năm về trước.
Việc lạm dụng cụm từ PC Master Race, cũng như những lợi thế của việc chơi game trên máy tính bỗng nhiên biến nó trở thành niềm tự hào của những anh em có máy tính. Thậm chí đã có cả một subreddit mang tên PC Master Race, được tạo ra năm 2011 và thu hút được tới nửa triệu người tham gia. Nhưng dĩ nhiên, với một cụm từ đem lại ý nghĩa tiêu cực và có phần “phát xít” như thế này, thì nhiều trang tin cũng bắt đầu né tránh việc sử dụng cụm từ này.
Đến đầu năm 2015, Tyler Wilde, trong một bài viết trên trang PC Gamer, đã cho rằng game thủ PC nên quên đi cụm từ PC Master Race: “Hãy dừng việc tự gọi bản thân chúng ta là PC Master Race đi. Ban đầu nó giống như một trò đùa, và nó cũng vui khi đánh giá game PC. Thế nhưng khi tôi thấy những cậu bé lấy tiền của bố mẹ mua máy tính rồi lên mạng rêu rao chúng là PC Master Race, tôi lại thấy sợ hãi.”
Video đang HOT
Thế nhưng cho dù như vậy đi chăng nữa, cụm từ này vẫn đang tồn tại trong cộng đồng như một lời tuyên ngôn của những kẻ cuồng máy tính dùng để trêu chọc những người không có điều kiện, hoặc đơn giản hơn là không thích mua máy tính. Đây giống như một trò đùa “quá date”, đã trở thành nhạt nhẽo nhưng vẫn khiến cho rất nhiều người phát bực vì nhiều kẻ thích troll trên mạng vẫn cố gắng dùng để trêu tức kẻ khác.
Rõ ràng cả PC lẫn Console đều có mục đích sử dụng cũng như lợi thế riêng, và không phải chỉ cần sức mạnh phần cứng là bạn có thể chơi game một cách thoải mái. Vẫn còn nhiều điều nữa mà console vẫn sẽ sống khỏe như chơi game cùng bạn bè, hay gia đình, cùng những khả năng giải trí đa phương tiện mà việc ngồi “tự kỷ” trước màn hình máy tính sẽ không bao giờ so bì được.
Theo GameK
Chờ game bom tấn đỉnh cao, tôi bỗng chết mê chết mệt những game indie "xấu mù" này
Những game indie này không thể gọi là đẹp, nhưng chắc chắn chơi rất hay
Virginia
Virginia là một tựa game được phát triển bởi Variable State và đã chính thức được phát hành trên PS4, Xbox One và PC. Điều đầu tiên, giống như Her Story và sản phẩm game kinh dị mới ra mắt, The Bunker, Virginia rất ngắn. Chỉ cần khoảng 2 tiếng đồng hồ là bạn có thể kết thúc tựa game này rồi. Nhưng phía sau nó là một cốt truyện được đầu tư kỹ lưỡng và ấn tượng chẳng kém gì những bộ phim phong cách điều tra hồi hộp ngoài rạp phim cả.
Trong game, bạn vào vai nhân viên FBI mới vào nghề Anne Tarvers, và được giao nhiệm vụ điều tra vụ mất tích của một cậu bé tại Kingdom, Virginia. Người đồng nghiệp của cô là Maria Halperin, vốn đang bị điều tra nội bộ vì nghi vấn biến chất. Thế nhưng dần dà, những điều bí hiểm của game, một phần khiến bạn bất ngờ về cốt truyện, phần khác lại khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình. Cả chiều sâu lẫn sự phức tạp của một tựa game điều tra kết hợp tâm lý đều tồn tại đầy đủ trong Virginia, dù rằng... game hơi ngắn.
Tựa game này chẳng có câu hội thoại nào, nhưng nó hay chẳng kém gì phim kỳ bí Giống như Firewatch, Virginia còn chứa những yếu tố siêu nhiên mà người chơi phải trực tiếp trải nghiệm mới biết rõ được chứ không chỉ là một câu chuyện trinh thám đơn thuần. Để dễ hình dung, nhà phát triển Variable so sánh sản phẩm của mình với series phim truyền hình nổi tiếng X-Files.
The Bunker
Tham gia vào The Bunker, người chơi sẽ được nhập vai John, do diễn viên Adam Brown - người từng thủ vai Ori trong bộ ba phần The Hobbit đình đám. John sống trong một căn hầm trú ẩn nằm sâu dưới lòng đất sau thảm họa chiến tranh hạt nhân. Tại đây luôn xuất hiện những tiếng động bí ẩn, hay những tình huống bất thường suốt nhiều năm liền và nay là lúc để bạn phải mạo hiểm khám phá.
Để tạo cảm giác thật nhất có thể cho người chơi, Splendy Games đã quay toàn bộ hình ảnh ở trong một căn hầm chống bom thật và không sử dụng bất kỳ hiệu ứng công nghệ hình ảnh nào. Bên cạnh John, người chơi sẽ được gặp thêm một nhân vật khác bí ẩn không kém do nữ diễn viên xinh đẹp Sarah Greene đảm nhận. Cô là người đã từng giữ vai trò lồng tiếng cho nữ cướp biển Anne Bonny trong dự án Assassin's Creed III.
Tuy là một tựa game live-action với những đoạn phim chuyển cảnh do con người bằng xương bằng thịt diễn xuất nhưng The Bunker cho phép người chơi thoải mái tự do khám phá tất cả mọi nơi, tự đưa ra quyết định mang tính sống còn cho riêng mình thay vì giới hạn trong một số cảnh nhất định như những sản phẩm game cùng thể loại trước đây. Lối chơi trong The Bunker thực chất đưa bạn vào những sự kiện bí ẩn hay giải mã những câu hỏi hóc búa, thu thập những đồ dùng, vật dụng cần thiết để qua bàn.
Từ đây, người chơi sẽ dần dần khám phá ra bí mật ẩn sâu suốt nhiều năm trong căn hầm đáng sợ này, nơi mà tất cả mọi người mất tích không một dấu vết. Một điểm sáng nữa của game chính là diễn xuất của các nhân vật. Không mất công sức render các nhân vật ảo, mà chính tài năng của các diễn viên sẽ đem lại cho chúng ta những khung cảnh nghẹt thở khi đứng trước ranh giới sự sống và cái chết, giữa sinh tồn và những điều chưa một ai biết đến phía bên kia cánh cửa boong ke.
This is the Police
Giới thiệu tại sự kiện PAX East 2016 vừa qua, This is the Police là một tựa game khá độc đáo xoay quanh cốt truyện thay đổi phụ thuộc vào những lựa chọn mà người chơi đưa ra. Bạn vào vai Jack Boyd - một cảnh sát trưởng chỉ còn 6 tháng trước khi bị đuổi việc dưới sức ép của gã thị trưởng gian xảo.
Trong khoảng thời gian này, Boyd cần phải tìm ra kế sinh nhai mới dựa trên những quyền lực mà mình vẫn còn nắm trong tay. Boyd có thể điều động lực lượng cảnh sát đi khắp nơi để giúp đỡ người dân, săn bắt bọn tội phạm nhưng ngược lại ông ta cũng có thể ngầm móc nối với giới mafia để trục lợi cho bản thân. Không có con đường nào hoàn toàn chính nghĩa hay gian tà cả và người chơi cần phải cân đối lựa chọn thực hiện những hành động làm vui lòng cả hai phe nếu như không muốn bị thủ tiêu.
Game thủ có tổng cộng 180 ngày để có thể thực hiện quá trình "hạ cánh an toàn" từ vị trí cảnh sát trưởng về trở thành một dân thường nhưng vẫn đủ rủng rỉnh để đảm bảo cho tương lai của mình. Game mang đến rất nhiều nhiệm vụ cần giải quyết bao gồm quản lý nhân sự, giải quyết các vụ việc thường ngày, đáp ứng yêu cầu từ văn phòng thị trưởng...
Có vô vàn lựa chọn mà người chơi phải đưa ra trong This is the Police từ những vấn đề mang tính tổng thể đến rất nhỏ nhặt xuất hiện trong từng vụ việc một. Ví dụ như bạn sẽ phải cân nhắc sẽ đuổi theo tên tội phạm bằng cách tông xe qua cửa kính hay chạy bộ, bắn chết kẻ cướp hay cố gắng bắt sống hắn... các chiến sĩ cảnh sát trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rất dễ dàng tử nạn nếu như bạn ra quyết định sai lầm và để thương vong quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ bạn phải về hưu sớm dưới áp lực từ dư luận, đồng nghĩa với việc trò chơi kết thúc.
Dusk
Game bắn súng xưa nay vốn là thể loại game phổ biến nhất để trình diễn công nghệ đồ họa, với những ví dụ điển hình như Crysis, Doom, Battlefield... Thế nhưng Dusk - một tựa game FPS mới được giới thiệu dự tính ra mắt vào năm 2017 lại sở hữu nền đồ họa trông chẳng khác nào Doom hay Quake của những năm 90.
Sở dĩ như vậy bởi hãng phát triển của Dusk muốn hướng đến trải nghiệm chạy và bắn tốc độ cao xưa kia thay vì rườm rà như đa số các tựa game bắn súng ngày nay. "Chúng tôi muốn truyền tải cảm giác về tốc độ, cơ chế di chuyển mượt mà từ những tựa game bắn súng thập niên 90 thông qua Dusk. Đặc biệt khi nhảy lên không trung, người chơi có thể ngắm bắn tự do 360 độ về khắp mọi hướng. " - một thành viên nhóm phát triển chia sẻ về Dusk.
Dusk còn có sự tham gia của Andrew Hulshult - nhà soạn nhạc từng làm việc trong dự án Brutal Doom - một phiên bản nâng cấp của tựa game Doom năm 1993. Điều này đảm bảo những trải nghiệm mà game mạng lại sẽ mang nét cổ điển nhất có thể.
Theo GameK
Game 'bạn gái ảo' Happy Manger tung video khiến tất cả đàn ông FA trên thế giới phải rạo rực Trong đoạn gameplay Happy Manager được giới thiệu, người chơi có thể tùy thích thay đổi góc nhìn cũng như trò chuyện một cách thoải mái với nữ nhân vật ảo. Mới đây, tựa game hẹn hò thực tế ảo Happy Manager đã bất ngờ giới thiệu video gameplay đầu tiên, hé lộ nội dung chơi cực kỳ hấp dẫn. Thật vậy, trong...