PC bật tắt nhiều thì liệu có mau hư, đây là câu trả lời dành cho bạn
Chắc hẳn anh em sử dụng máy tính lâu năm đều từng nghe nói bật, tắt nhiều quá thì máy tính mau hư đúng không nào.
Thật sự thì đây là một quan niệm hoàn toàn sai và bắt nguồn từ công nghệ trên các đời máy tính “siêu cổ” các bạn ạ. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích vì sao quan niệm xuất hiện và bật, tắt máy tính đời mới có làm hư máy hay không.
Vì sao lại xuất hiện quan niệm này ?
Trong những ngày đầu tiên máy tính xuất hiện thì các loại ổ cứng HDD cùng thời cũng khá “lạc hậu” các bạn ạ. Dù các loại ổ cứng này cũng sử dụng đĩa từ và thanh đọc, ghi dữ liệu nhưng có một số điểm khác khác so với các loại ổ cứng hiện đại. Khi hoạt động, tất cả các loại ổ cứng dù mới hay cũ thì thanh đọc, ghi sẽ không tiếp xúc trực tiếp trôi lơ lửng trên bề mặt của đĩa từ bằng một lớp đệm không khí. Sự khác biệt sẽ xuất hiện khi chúng ta tắt máy.
Video đang HOT
Trên các đời máy tính cổ, thanh đọc, ghi này sẽ ngừng “trôi” và “đáp” thẳng xuống bề mặt của đĩa từ. Vì vậy, khi bạn bật máy lên thì thanh đọc, ghi này sẽ có thể làm trầy xước đĩa từ và làm hư luôn ổ cứng. Trên các đời máy tính sản xuất từ đầu thập niên 90 đến nay thì thanh quét này sẽ không “đáp cánh” lung tung nữa. Nó sẽ tự động di chuyển về miếng đỡ bên trong ổ đĩa nên hạn chế khả năng làm trầy xước đi rất nhiều. Vì vậy, việc bật, tắt máy tính thường xuyên gần như không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loại máy tính hiện đại đâu các bạn ạ.
Vậy bật, tắt máy nhiêu là đủ ?
Tuy nhiên, không có máy tính nào có thể “bất tử” và trung bình thì chúng ta dùng được trong khoảng 5,7 năm. Máy tính chỉ bắt đầu “yếu” đi khi phần cứng bên trong máy bị hư hỏng, nhiễm các loại virus hoặc không thể đáp ứng cấu hình cho các phần mềm mới. Một dàn PC thông thường sẽ có thể chịu được 40.000 lần bật tắt. Nếu mỗi ngày bạn tắt máy trước khi đi ngủ rồi sáng dậy mở máy lên thì phải tốn đến 109 năm máy mới hư được nhé.
Nếu có một nguyên nhân nào đó làm máy tính mau hư thì đó là vì chúng ta bật hoài mà không chịu tắt máy thôi. Lượng nhiệt sinh ra khi máy hoạt động sẽ gây hư hỏng các linh kiện bên trong và khiến quạt tản nhiệt hoạt động liên tục. Quạt tản nhiệt quay nhiều thì cũng có thể làm vòng bi quay nhiều hơn và bị mòn nhanh hơn.
Có lẽ vấn đề lớn nhất khiến nhiều bạn ngại bật tắt máy nhiều lần là phải ngồi chờ máy tính khởi động. Nếu vậy thì bạn chỉ cần nâng cấp SSD hoặc dùng chế độ Sleep hoặc Hibernate để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vì cả hai chế độ trên đều không thật sự tắt máy nên mình thích Shutdown hoàn toàn để máy được “nghỉ ngơi” và tự động dọn dẹp sạch sẽ cho mình.
Theo gearvn
Intel sắp ra mắt chuẩn nguồn ATX12VO mới: chỉ xài mạch 12V, giá rẻ hơn, ít dây cắm hơn?
Hiện tại thì nguồn máy tính (PSU) chuẩn ATX đang phổ biến và được nhiều hãng áp dụng kể từ năm 1995 đến nay. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ thay đổi vì trang CustomPC vừa mới cho hay rằng Intel sẽ ra mắt chuẩn nguồn ATX12VO mới trong năm nay.
Chữ "O" trong ATX12VO là "Only", nghĩa là nguồn này chỉ xài duy nhất mạch (rail) 12V mà thôi. Trước mắt thì chỉ có những bộ máy được ráp sẵn mới sử dụng nguồn này, còn cộng đồng "khéo tay hay mò" tự ráp PC thì vẫn sẽ tiếp tục sử dụng chuẩn nguồn 12V ATX thêm một thời gian nữa.
Theo đó, nguồn ATX12VO sẽ không sử dụng mạch 3,3V và 5V, và PSU chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cấp điện 12V cho linh kiện trong máy tính. Điều này sẽ giúp mạch điện có thiết kế đơn giản hơn, từ đó làm giảm chi phí sản xuất của các linh kiện.
Việc thay đổi này cũng không có gì bất ngờ cho lắm, bởi vì có nhiều thiết bị hiện hay vẫn xài được dù chỉ có mạch 12V, và nhiều bộ nguồn hoạt động bằng cách sử dụng một mạch 12V lớn và chia nó thành các mạch 3,3V và 5V thông qua bộ phận giảm áp DC-DC để cung cấp cho các linh kiện trong máy tính như: ổ cứng HDD/SSD (loại SATA có cắm dây nguồn riêng) và hầu hết các thiết bị USB.
Trong khi đó, có rất nhiều chân cắm (pin) của đầu 24-pin ATX đang bị dư thừa theo tiêu chuẩn ngày nay, và ổ cứng SSD M.2 cũng đã trở nên phổ biến hơn trước rất nhiều rồi. Hơn nữa, nhiều thiết bị USB đã bắt đầu sử dụng đầu vào 12V để sạc pin nhanh hơn, và nhiều khả năng sẽ đến một ngày toàn bộ thiết bị USB sẽ sử dụng 12V thay vì là 5V như hiện tại.
Vì thế nên đầu 24-pin sẽ được thiết kế lại thành đầu 10-pin để cắm vào bo mạch chủ. Còn đầu EPS cấp điện cho CPU thì chỉ cần xài cho các bộ máy "ngốn" nhiều điện mà thôi. Bên cạnh đó, những ổ cứng HDD/SSD SATA cần cắm dây nguồn riêng thì sẽ lấy nguồn trực tiếp từ bo mạch chủ luôn thay vì là từ PSU như hiện tại.
Tuy nhiên, các hãng bo mạch chủ có thể vẫn tích hợp bộ phận giảm áp xuống 5V để hỗ trợ các thiết bị USB cũ, cho nên có khi phải mất đến cả chục năm thì quá trình chuyển sang ATX12VO mới xong được.
Theo gearvn
Hướng dẫn tạo lối tắt cho các trang web mà bạn thường truy cập trên Chrome Nếu như bạn thường xuyên truy cập vào một số trang web cố định như Youtube, Facebook, hay một số trang web coi phim.v.v. Thì việc tạo một lối tắt cho chúng ở ngay đầu giao diện tìm kiếm của Google sẽ tiện, và giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều. Nếu bạn vẫn chưa biết cách tạo...