Paul Weller bức xúc vì lợi nhuận Spotify trả cho album “On Sunset” không thỏa đáng
Không chỉ các hãng thu âm, nhiều nghệ sĩ còn gặp bất lợi khi hợp tác với các đơn vị phân phối âm nhạc.
Cách đây không lâu, trong bức thư đề cập đến quyền lợi nhận được từ các tác phẩm của mình, hơn 300 nhạc sĩ, nhà sản xuất, chuyên gia âm nhạc từng thừa nhận nguồn thu nhập mà họ kiếm được từ các nền tảng âm nhạc trực tuyến vô cùng bấp bênh.
Cùng với nhiều nền tảng nghe nhạc trực tuyến có tính phí khác, Spotify hiện đang là một trong những kênh phân phối âm nhạc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, dù sở hữu số lượng người dùng khổng lồ trên toàn cầu nhưng Spotify lại khiến một số nghệ sĩ cảm thấy bức xúc trong quá trình phân chia lợi nhuận. Ca/ nhạc sĩ Paul Weller là một trong số đó.
Ca/ nhạc sĩ Paul Weller không đánh giá cao tỷ lệ chi trả mà Spotify dành cho các nghệ sĩ.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Paul Weller cho biết mình có thể hiểu được lý do người hâm mộ yêu thích Spotify nhưng lại bày tỏ sự bức xúc về tỷ lệ chi trả thiếu hợp lý mà nền tảng này dành cho các nghệ sĩ họ hợp tác. ” Tôi hoàn toàn không đứng về phía họ. Nó như là một vụ đánh cược vậy. Bạn bỏ ra 9 bảng Anh (hơn 32.000 đồng) mỗi tháng và nghe bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhưng đối với nghệ sĩ thì đó là điều tồi tệ. Thật đáng hổ thẹn “.
Nam nghệ sĩ tiếp tục lấy ví dụ về số tiền mà anh nhận được cho đĩa nhạc phát hành vào năm ngoái của mình: ” Tôi có ba triệu lượt stream cho album “ On Sunset”. Theo đó, doanh thu tôi mang về là chín nghìn rưỡi USD. Ổn thôi, là chín nghìn rưỡi nhưng chẳng phải là ba triệu Bảng Anh mới đúng hay sao”. Chia sẻ của Paul Weller được đưa ra trong thời điểm những tranh luận về tính công bằng trong việc phân chia lợi nhuận giữa nghệ sĩ và các nền tảng nghe nhạc trực tuyến đang nhận được sự chú ý.
Dù sở hữu 3 triệu lượt stream cho album “On Sunset” nhưng số tiền mà Paul Weller nhận được từ Spotify khiến ông bức xúc.
Trước đó, ca sĩ Nadine Shah, Tim Burgess, Ed O’Brien (thành viên ban nhạc Rock Radiohead) và nhiều cái tên khác cũng từng lên tiếng về tác động của lĩnh vực phát trực tuyến đến các nghệ sĩ, hãng thu âm cũng như nền công nghiệp âm nhạc. Trong đó, vấn đề ăn chia giữa các bên đã được đề cập. Kể từ năm ngoái, cơ quan lập pháp của Anh cũng đã tiến hành kiểm tra tính công bằng của mô hình kinh doanh này. Chia sẻ với trang The Guardian, giọng ca Nadine Shah phát biểu: ” Chúng ta cần một hệ thống công bằng và minh bạch hơn. Tôi ước rằng tất cả các nghệ sĩ sẽ nhận ra sức mạnh của họ, cùng nhau đoàn kết và lên tiếng. Thế nhưng rất nhiều người trong chúng tôi cảm thấy lo lắng khi mất đi sự ưu ái của các nền tảng phát trực tuyến lớn “.
Sony đạt lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch Covid-19, mảng "hốt bạc" là trò chơi điện tử và nghe nhạc trực tuyến
Tập đoàn điện tử Nhật Bản Sony vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020, ghi nhận mức doanh thu cao và lợi nhuận kỷ lục, vượt dự báo của các chuyên gia.
Theo đó, tổng doanh thu quý II của Sony đạt hơn 20 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của hãng đạt 459,6 tỷ yên (4,4 tỷ USD), tăng 145% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hợp nhất hai quý đầu năm 2020 (từ tháng 4-9/2020) Sony ghi nhận lãi ròng tăng gấp đôi, tương đương 103,8% lên 692,89 tỷ yen (6,65 tỷ USD). Hãng cũng dự báo lợi nhuận ròng của cả năm 2020 (kết thúc vào 31/3/2021) đạt 800 tỷ yen (7,7 tỷ USD), cao hơn khá nhiều mức 510 tỷ yên (4,9 tỷ USD) dự báo trước đó.
Cổ phiếu của Sony đã tăng 1,8% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/10) khi Sony công bố báo cáo tài chính.
Kết quả kinh doanh khả quan của Sony trong bối cảnh đại dịch bùng phát một phần nhờ vào các yếu tố tài chính, phần khác là nhờ nhu cầu trò chơi, dịch vụ mạng, phát nhạc trực tuyến và dịch vụ tài chính tăng mạnh.
Trong quý II, doanh số PlayStation của Sony là 1,5 triệu máy, nâng tổng số bán tích lũy hiện tại lên 114 triệu đơn vị. Sony đang kỳ vọng với dòng máy chơi điện tử PlayStation 5 sắp ra mắt vào tháng tới sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận của hãng tiếp tục tăng.
Trò chơi điện tử hiện là một trong những mảng kinh doanh "hốt bạc" của Sony trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, khiến người dân trên khắp thế giới bị hạn chế đi lại và buộc phải ở nhà, dẫn đến nhu cầu trò chơi giải trí tăng mạnh.
Bên cạnh đó, mảng âm nhạc của Sony cũng đang "ăn nên làm ra" nhờ thu tiền bản quyền âm nhạc đổ về từ các dịch vụ streaming - YouTube, Spotify, Apple Music.
Dù đại dịch ảnh hưởng khá lớn đến mảng phim ảnh nhưng bộ phim hoạt hình "Demon Slayer" do Sony mới phát hành vẫn đang thu hút đông đảo khán giả đến các rạp chiếu phim ở Nhật Bản. Chỉ chưa đầy 10 ngày công chiếu, doanh thu phòng vé của bộ phim đã đạt hơn 100 triệu USD.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/11 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 5/11 của các công ty chứng khoán. CTCK MB (MBS) Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với giá mục tiêu 29.100 đồng/CP trên cơ sở: (i) là ngân hàng có chiến lược kinh doanh...