Patriot bao phủ châu Âu: Con dao hai lưỡi?
NATO tích cực trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và sự xuất hiện của quân đội Mỹ đẩy NATO vào cuộc chạy đua nguy hiểm với Nga.
Trong những năm tới nhiều khả năng sẽ có thêm một số quốc gia lân cận Nga sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Vài ngày trước cổng thông tin defensenews.com đã thông báo rằng, Cơ quan chuyên trách về điều khiển các hợp đồng quốc phòng (Defense Security and Cooperation Agency, DSCA) Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua việc bán 7 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Rumania.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đang được triển khai khắp các nước NATO. (Ảnh: defensenews.com)
Trước đó vào tháng 4/2017, Bộ Quốc phòng Rumani đã gửi yêu cầu chính thức với công ty Raytheon của Mỹ về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho nước này. Tới thời điểm này hợp đồng này đã được phê duyệt và được đánh giá là một trong những hợp đồng triển vọng với tổng giá trị hợp đồng lên tới 3,9 tỷ USD.
Nguồn tin này cũng cho biết rằng, DSCA đã đồng ý bán 7 hệ thống Patriot phiên bản Configuration 3 cho Rumainia. Phiên bản này được trang bị hệ thống radar, các trạm kiểm soát, điều khiển, hệ thống ăng ten hiện đại, các bệ phóng và máy phát điện bảo đảm toàn bộ tổ hợp hoạt động.
Ngoài ra Mỹ cũng sẵn sàng bán cho Rumania 56 tên lửa Patriot MIM-104E Guidance Enhanced Missile-TBM và 168 tên lửa Patriot Advanced Capability-3 Missile Segment Enhancement. Nhiều khả năng nhà thầu chính trong tương lai sẽ là các công ty Raytheon và Lockheed Martin.
Romania sẽ dùng hệ thống tên lửa Patriot để tăng cường an ninh quốc nội và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực. Thương vụ tiềm năng này sẽ tăng khả năng phòng vệ của quân đội Romania nhằm chống lại sự xâm lược và bảo vệ các đồng minh NATO thường tham gia huấn luyện và hoạt động tại biên giới Romania.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sẽ trở thành một phần của hệ thống phòng thủ Rumania, chúng sẽ kết hợp cùng với các máy bay chiến đấu F-16 bảo vệ bầu trời nước này. Trước đó năm 2016 không quân Rumania đã nhận được lô hàng đầu tiên trong số 6 máy bay chiến đấu F-16, các máy bay còn lại sẽ được bàn giao trong tương lai gần. Hiện nay hệ thống Patriot được trang bị cho 13 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 nước NATO và trong thời gian tới con số này sẽ tiếp tục tăng lên, Ba Lan cũng đã đặt hàng hệ thống này.
Romania gia nhập NATO vào năm 2004 và đang tích cực nâng cao khả năng chiến đấu, phòng thủ của các lực lượng vũ trang. Đặc biệt nước này đã đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên lãnh thổ của họ và trở thành một thành phần quan trọng trong hệ thống phòng không của NATO. Hệ thống này có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Video đang HOT
Ngoài ra các nước vùng Baltic khác cũng đã đồng ý cho Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và các lực lượng quân đội, vũ khí trang bị nhằm bảo vệ trước sự xâm lược của Nga.
Tất cả những hành động này của các nước NATO nhằm đáp trả việc Moscow triển khai các tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng lãnh thổ Kaliningrad giáp biên giới với Lithuania và Ba Lan. Động thái này đã gây bất an cho các thành viên NATO trong khu vực.
Phản ứng trước động thái này, phía Nga sẽ buộc phải có phản ứng cân đối hoặc không đối xứng. Nga cũng chính là một thông điệp cảnh cáo Mỹ và NATO về cái giá của việc gia tăng căng thẳng giữa NATO với Nga cũng như kích động cuộc chạy đua vũ trang mới trên toàn cầu.
Moscow đã nhiều lần tuyên bô rằng nhưng hành động như vậy làm suy yếu nền tảng của sự ổn định chiến lược. Việc NATO tiếp tục tăng cường lực lượng áp sát biên giới Nga và cho phép Mỹ triển khai xây dựng “lá chắn tên lửa” ở châu Âu không những không bảo vệ được họ mà sẽ buộc họ tiến hành cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm với Nga.
Theo Nguyễn Giang
Báo Đất việt
Mỹ đưa Patriot đến Litva và điều cấm với Nga
Hãng Reuters dẫn nguồn tin quân sự Litva, hệ thống phòng không Patriot đầu tiên đã được Mỹ đưa đến Litva - quốc gia Baltic áp sát Nga.
Âm thầm triển khai
Thông tin về sự hiện diện của hệ thống Patriot được cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Litva xác nhận và cho biết, khẩu đội PAC 3 đầu tiên đã được đưa đến căn cứ Siauliai tại Litva hôm 10/7.
Nguyên nhân của việc triển khai này được Mỹ đưa ra nhằm phục vụ cho cuộc diễn tập bắn đạn thật Tobruk Legacy, và sẽ được rút khỏi đây khi cuộc diễn tập kết thúc vào ngày 22/7 tới đây.
Ngay trước khi Patriot chính thức đến Litva, hồi đầu năm 2017, Mỹ đã lần đầu úp mở kế hoạch đưa hệ thống Patriot đến quốc gia Baltic này nhằm phục vụ các cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào mùa Hè này, mặc dù động thái này sẽ chỉ là tạm thời.
Phát biểu với các phóng viên tại Vilnius, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ chối bình luận về việc triển khai này nhưng ông tuyên bố mọi quyết định liên quan sẽ được thực hiện trên cơ sở tham vấn với Chính phủ Lítva, đồng thời nhấn mạnh sự triển khai quân sự của NATO trong khu vực chỉ mang mục đích phòng thủ.
Hệ thống phòng không Patriot PAC 3.
Về phần mình, Tổng thống Litva Grybauskaite cho hay Vilnius cần "tất cả các phương tiện phòng thủ và đánh chặn cần thiết" và Lítva cần thảo luận cụ thể hơn để quyết định các phương tiện cụ thể đó là gì.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng không ngừng leo thang với Nga, nước sẽ tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn tại Belarus và tỉnh Kaliningrad của Nga vào tháng Chín tới.
Moskva chưa công bố số lượng binh sĩ sẽ tham gia vào cuộc tập trận, song truyền thông phương Tây đồn đoán con số có thể lên tới 100.000 quân và chương trình diễn tập sẽ bao gồm cả huấn luyên vũ khí hạt nhân.
NATO cho rằng các cuộc tập trận của Nga là mối đe dọa đối với khối này trong khi Moskva bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố chính sự hiện diện của liên minh do Mỹ dẫn đầu tại khu vực mới đang đe dọa ổn định ở Đông Âu.
Cấm kỵ với Nga
Trong khi Mỹ âm thầm đưa tên lửa áp sát Nga thì nước này lại liên tục phản đối việc Nga triển khai tên lửa Iskander tại Kaliningrad - vùng lãnh thổ hải ngoại của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng việc Nga triển khai các tên lửa đạn đạo Iskander-M ở gần biên giới các nước Baltic là "việc làm mất ổn định" khu vực. Phát biểu trước truyền thông khi đang có mặt tại Lithuania, Bộ trưởng Mattis cáo buộc: "Bất kỳ hoạt động tăng cường nào như vậy đều gây mất ổn định."
Ngay trước đó, NATO cũng đã có phản ứng đầu tiên của mình sau khi Nga úp mở việc triển khai cố định hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M tại Kaliningrad.
Tuyên bố với hãng thông tấn Sputnik của Nga, Phó Tổng Thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bà Rose Gottemoeller cho biết, phương Tây coi việc Nga triển khai tên lửa đạn đạo tại Kaliningrad là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của mình.
"Không ai tranh luận với thực tế vùng Kaliningrad là lãnh thổ của Nga, nhưng việc triển khai các hệ thống tên lửa Iskander là một bằng chứng về xu hướng quân sự hóa và tăng cường kiểm soát... vùng không phận. Nhiều thành viên trong Liên minh là láng giềng của Nga coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh của nước mình", bà Gottemoeller nói.
Không chỉ phản đối Iskander-M, phương Tây còn yêu cầu Nga rút ngay lập tức vũ khí này khỏi vùng lãnh thổ hải ngoại này.
Đáp lại những chỉ trích của phương Tây, Thư ký báo chí Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov tuyên bố, Nga không thể đưa các tên lửa Iskander-M ra khỏi tỉnh Kaliningrad trong khi các tên lửa của NATO vẫn còn hiện diện tại Đông Âu.
"Không thể đơn giản thu dọn những tên lửa này ra khỏi Kaliningrad, tôi không biết liệu những kế hoạch xây dựng tổ hợp phòng thủ tên lửa chống Nga ở lục địa châu Âu có được hủy bỏ hay không", ông Peskov nhấn mạnh.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tuyên bố của ông Peskov được coi là lời khẳng định rằng sẽ không có chuyện Nga rút tên lửa đạn đạo Iskander-M.
Theo Đan Nguyên
Báo Đất việt
Tên lửa Mỹ kề sát biên giới Nga Mỹ muốn bố trí tên lửa Patriot tại các nước vùng Baltic trong giai đoạn tập trận mùa hè năm nay, theo truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức. Họ hứa sau khi kết thúc diễn tập, Patriot sẽ được rút khỏi khu vực.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi thăm Litva đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ các...