Park Shi Hoo bị kiểm tra qua máy phát hiện nói dối
Nam diễn viên “Nhất chi mai”, nữ thực tập viên A và người mai mối K đều nằm trong diện điều tra bằng loại máy trắc nghiệm tâm lý này.
Không chỉ tiến hành thu thập các chứng cứ từ điện thoại, đoạn ghi hình CCTV, các xét nghiệm cần thiết mà mới đây phía cảnh sát còn tiếp tục sử dụng máy phát hiện nói dối trong quá trình điều tra vụ án Park Shi Hoo bị nữ ca sĩ thực tập A tố cưỡng dâm. Đây là một trong những công cụ đo một số phản ứng sinh lý như huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt… khi ai đó đang trả lời các câu hỏi. Theo đó, nếu người trả lời nói dối thì kết quả đo sẽ có những thay đổi đặc biệt.
Park Shi Hoo, nạn nhân A và người mai mối K được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối
Được biết, lời khai của nam tài tử họ Park và nạn nhân A có nhiều mâu thuẫn nên cơ quan chức năng đã quyết định sử dụng máy nói dối để hỗ trợ công tác làm rõ chân tướng sự việc. Sáng hôm qua (13/3),Shi Hoo, nạn nhân A và người mai mối K đã được tiến hành kiểm tra bằng loại mày này ở Viện Khoa học Điều tra Quốc gia.
Cuộc kiểm tra kéo dài 4 giờ đồng hồ và kết quả sẽ được công bố trong một tuần. Sau khi được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối, Park Shi Hoo cùng A sẽ tiếp tục phải trải qua quá trình đối chất và thẩm vấn.
Shi Hoo và A sẽ phải trải qua quá trình đối chất để phục vụ công tác điều tra
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau khi B – bạn thân của A lên tiếng cho biết chính ông H thuộc công ty quản lý cũ củaShi Hoo đã đứng đằng sau giật dây A tống tiền và tố nam diễn viên này hãm hiếp, phía Eyagi chính thức tuyên bố sẽ kiện B vì tội phỉ báng, bôi xấu danh dự.
Theo TTVN
Ấn Độ bùng nổ dịch vụ phát hiện nói dối
Ngày càng nhiều công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối để giúp khách hàng xác định xem nhân viên hay thậm chí là các đức ông chồng có trung thực hay không. Nhiều nhà làm luật cáo buộc những công ty này xem thường pháp luật.
Mỗi ngày làm việc tại Công ty Helik Advisory, nhà khoa học Deepti Puranaik đều dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra xem ai đó nói thật hay không, theo BBC.
"Một số bà vợ thì đưa các ông chồng đến để kiểm tra xem bạn đời có bồ nhí hoặc lập "quỹ đen" bên ngoài hay không", bà Puranaik cho BBC biết.
Một số công ty thì thuê Helik Advisory dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra tính trung thực của nhân viên sắp tuyển dụng, hoặc kiểm tra những nhân viên bị nghi ngờ ăn trộm tài sản của công ty.
Công ty Helik Advisory mới hoạt động được một năm, nhưng đến nay đã thu hút hàng trăm khách hàng mỗi ngày nhờ vào chính sách đảm bảo bí mật cho đối tác.
"Nhiều người không muốn đến cảnh sát bởi vì rất mất thời gian và cảnh sát sẽ công khai vụ việc của họ", BBC dẫn lời ông Rukmani Krishnamurthy, Chủ tịch Helik Advisory - cựu nhân viên pháp lý thuộc chính phủ Ấn Độ.
"Một số khách hàng đến với chúng tôi bởi vì họ không muốn người ngoài biết tới những vụ trộm cắp trong nội bộ công ty hay tổ chức", theo ông Krishnamurthy.
Bà Puranaik cũng cho biết, máy phát hiện nói dối không những chỉ nhằm phát hiện việc không trung thực, mà còn giúp người bị tình nghi chứng minh sự trong sạch của họ.
"Máy phát hiện nói dối có độ chính xác khoảng 80%", theo bà Puranaik.
Bà Deepti Puranaik (sau màn hình máy tính) dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan - Ảnh chụp màn hình video của BBC
Máy phát hiện nói dối sẽ đo những thay đổi tâm lý của con người như huyết áp, đổ mồi hôi và nhịp thở. Nhà phát minh người Mỹ William Marston là người đầu tiên tạo ra máy phát hiện nói dối vào năm 1971.
Máy phát hiện nói dối được sử dụng tại Ấn Độ trong nhiều năm qua, trong đó có cả lực lượng cảnh sát. Nhưng vào năm 2010, Tòa án Tối cao Ấn Độ bác bỏ việc dùng máy phát hiện nói dối để làm chứng cứ chứng minh người vô tội, và máy này chỉ được dùng để hỗ trợ công tác điều tra của cảnh sát.
Helik Advisory chỉ là một trong số hàng trăm công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối trong vòng 5 năm qua, theo BBC.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ pháp lý tư nhân cũng đang khởi sắc tại Ấn Độ. Bằng chứng là nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm tra chữ ký, phân tích chữ viết tay và thậm chí kiểm tra tính cách.
Các công ty này cho rằng dịch vụ của họ giúp cảnh sát giảm tải và tập trung vào những vụ án nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và một số nhà làm luật Ấn Độ cho rằng những công ty này đang xem thường pháp luật.
"Tôi nghĩ đây là một xu hướng nguy hiểm... Những tay tư nhân lợi dụng các dịch vụ pháp lý để kiếm tiền, trong khi đó họ không có một hệ thống pháp lý nào để tiến hành những dịch vụ này", BBC dẫn lời luật sư Bharat Chugh thuộc Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Tuy nhiên, ông Krishnamurthy - Chủ tịch Helik Advisory tranh luận lại rằng, cho đến khi chính phủ Ấn Độ có đủ các cơ sở kiểm tra pháp lý thì những công ty như Helik Advisory sẽ đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo TNO