Park Hang-seo, mẫu ADN của “phù thủy” Hiddink
Tình cờ phát hiện cuốn sách viết về Guus Hiddink xuất bản năm 2002, ông Lê Huy Khoa – người biên soạn quyển “U23 – Những chuyện chưa kể” – bất ngờ vì từng câu chữ mô tả con đường mà HLV Park Hang-seo đang đi tái hiện gần như nguyên vẹn câu chuyện của 18 năm trước ở Hàn Quốc…
Khi HLV Park Hang-seo thành công với bóng đá Việt Nam, báo chí Hàn Quốc từng phân tích rất nhiều về việc ông chịu ảnh hưởng lớn từ người hùng Guus Hiddink, nhà cầm quân người Hà Lan đã đưa đội tuyển Hàn Quốc giành hạng 4 World Cup 2002. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu và chỉ ra được những chi tiết giống nhau nằm ở đâu. Thậm chí, giống đến mức kỳ lạ, từ thời điểm ký hợp đồng cho đến ngày thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu…
Cách nhau 16 năm về thời điểm ra đời nhưng 2 quyển sách có những điểm chung đầy thú vị. Ảnh: ANH DŨNG
Hai cuốn sách giống nhau đến 90%
Nếu mang đối chiếu cuốn sách có tựa đề “Hiddink – Korean Team: Bản lĩnh & những gì để lại” do NXB Trẻ phát hành năm 2002 viết về HLV lừng danh Guus Hiddink với quyển “U23 – Những chuyện chưa kể” được dịch giả Lê Huy Khoa biên soạn và xuất bản năm 2018 sau sự kiện thầy trò HLV Park Hang-seo giành ngôi á quân U23 châu Á 2018 ở Thường Châu (Trung Quốc), có thể thấy giống nhau đến 90% về nội dung. Từ phong cách huấn luyện, ăn mặc, quản lý sinh hoạt cho đến những thành công không tưởng mà HLV Guus Hiddink và Park Hang-seo mang lại, rõ ràng có những mối tương quan lạ lùng của 2 nhà cầm quân từng có thời gian làm việc với nhau ở đội tuyển Hàn Quốc.
Thậm chí, có những chi tiết của 2 cuốn sách giống nhau đến mức khi đọc lại, ông Lê Huy Khoa phải công nhận những gì mà một số cựu tuyển thủ Hàn Quốc từng trả lời báo chí xứ sở kim chi trong thời gian qua là chính xác. Đơn cử như danh thủ Hwang Sun Hong ví dòng máu chảy trong cơ thể HLV Park Hang-seo có chứa mẫu “ADN Guus Hiddink”, từ đó nhà cầm quân 60 tuổi phát triển theo cách riêng để có chung mẫu số thành công với chiến lược gia người Hà Lan của 18 năm trước.
Hwang Sun Hong đã có 2 năm gắn bó cùng HLV Guus Hiddink và trợ lý Park Hang-seo trong hành trình chinh phục World Cup 2002 nên khi bắt đầu theo dõi tuyển Việt Nam thi đấu tại Asian Cup 2019, cậu học trò cũ năm nào của thầy Park nhận xét: “Trong chừng mực nhất định, sự thành công của HLV Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam là do ông đã thấm nhuần triết lý bóng đá Hà Lan cộng với sự trùng lặp, giao thoa giữa tinh thần, ý chí không bao giờ chịu khuất phục, luôn cố gắng tới những tích tắc cuối cùng để hoàn thành nhiệm vụ giữa Hàn Quốc và Việt Nam”.
Khởi đầu hoài nghi đến kỳ tích không tưởng
Lật lại 2 quyển sách xuất bản cách nhau 16 năm, trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa cũng phải thốt lên mô tả 2 người khác nhau nhưng cứ như sao y bản chính, chỉ việc thay đổi họ tên và nền bóng đá. 18 năm trước, báo chí Hàn Quốc lặp đi lặp lại câu nói của Guus Hiddink: “Tuyệt đối không tha thứ cho sự sa sút về tinh thần”. Xuyên suốt thời gian cầm quân ở U23 châu Á, thầy Park cũng nhắc đi nhắc lại câu nói này, đặc biệt là giờ giải lao của 2 trận gặp U23 Hàn Quốc (trận mở màn) và trận đấu với Qatar (bán kết).
HLV Guus Hiddink và trợ lý Park Hang-seo khi còn huấn luyện đội tuyển Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS
Nếu đối chiếu lịch sử, người hâm mộ cũng phải ngạc nhiên bởi ngày HLV Park Hang-seo đến với bóng đá Việt Nam, đội tuyển U23 vừa trải qua cơn ác mộng SEA Games 2017, tinh thần các cầu thủ hầu như tê liệt. Tháng 12-2000, HLV Guus Hiddink đến ký hợp đồng với LĐBĐ Hàn Quốc ở thời điểm mà bóng đá nước này bước vào giai đoạn sa sút tồi tệ nhất sau World Cup 1998. Người hâm mộ và báo chí Hàn Quốc trông chờ Aimé Jacquet đến nhưng cuối cùng lại là Guus Hiddink nên trong thời gian chờ nhậm chức cho đến lúc bắt đầu dự World Cup 2002, ông thầy người Hà Lan suốt ngày bị chỉ trích trên báo chí nhưng kết thúc lại là những kỳ tích lịch sử.
Trong “U23 – Những chuyện chưa kể”, tác giả Lê Huy Khoa trình bày nhiều yếu tố đã giúp thầy trò HLV Park Hang-seo làm nên chiến tích á quân U23 châu Á, sau đó vô địch cả SEA Games 2019 lẫn AFF Cup 2018, chưa kể việc vào đến bán kết ASIAD 2018 và tứ kết Asian Cup 2019. Còn 16 năm trước, cuốn sách “Hiddink – Korean Team: Bản lĩnh & những gì để lại” đều có đủ những tiểu tiết như: “Đội tuyển khi đang hội quân luôn phải mặc đồng phục, kể cả lúc đi ăn. Các bữa ăn, tuyệt đối không cầm đến điện thoại, tất cả ngồi cùng nhau, không phân biệt tuổi tác, không được đứng lên khi cả đội chưa ăn xong. Không được tự do phát ngôn với báo chí. Đội tuyển không có cầu thủ vô danh. Dù 4-4-2 hay 3-4-3 thì luôn yêu cầu bóng đá tư duy, phải biết thay đổi tùy theo hoàn cảnh trên sân…”.
Đá đến khi hết sợ thì thôi
Trước khi tạo nên lịch sử ở World Cup, đội tuyển Hàn Quốc là một tập thể sợ đối thủ đến từ châu Âu. Quyển sách “Hiddink – Korean Team: Bản lĩnh & những gì để lại” nhắc lại việc khi LĐBĐ Hàn Quốc gặp Guus Hiddink, ông đã nói: “Chẳng có cách nào chế ngự nỗi sợ tốt bằng việc thuê luôn một nhà cầm quân đến từ quốc gia vừa đè bẹp tuyển Hàn Quốc 5-0 cả”. Còn trong quyển “U23 – Những chuyện chưa kể”, ông Lê Huy Khoa nhắc lại câu nói của thầy Park trước trận đấu mở màn với U23 Hàn Quốc, trong đó nội dung gần như tương đồng khi nhà cầm quân người Hàn Quốc cho rằng U23 Việt Nam vừa thua sát nút Ulsan Hyundai rồi thì không việc gì phải sợ người Hàn nữa.
Trong 2 quyển sách, những tiểu tiết liên quan đến việc HLV Guus Hiddink và Park Hang-seo bắt các cầu thủ phải giỏi khống chế bóng bằng cả hai chân, khi nhận bóng cấm tuyệt đối việc cúi gằm mặt xuống sân đều được nhắc đến. Ngoài ra, việc cầu thủ có thể sử dụng tiểu xảo, thậm chí là đá rắn ở mức trọng tài chấp nhận, cũng được nhắc đến với mức độ giống nhau đến kinh ngạc.
Cách nhau 16 năm về thời điểm ra đời nhưng từ 2 quyển sách, có thể thấy giữa “phù thủy” Guus Hiddink và người hùng bóng đá Việt Nam hiện nay Park Hang-seo có những điểm chung đầy thú vị. Đó là điều không dễ xảy ra trong bóng đá.
Đại dịch sau chiến tích
Vài tháng sau khi HLV Guus Hiddink cùng đội tuyển Hàn Quốc tạo nên kỳ tích giành hạng 4 World Cup 2002, cả thế giới đối mặt với đại dịch SARS xuất phát từ Trung Quốc. Còn sau chuỗi kỳ tích chinh phục một loạt giải đấu lớn nhỏ với tuyển Việt Nam và U23, thầy trò HLV Park Hang-seo đã phải tạm dừng hội quân chuẩn bị cho các trận đấu tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á với lý do đại dịch Covid-19, cũng bắt nguồn từ Trung Quốc.
Câu giờ khi bị thẻ đỏ
Trong quyển “Hiddink – Korean Team: Bản lĩnh & những gì để lại” cho biết ngày 28-1-2002, ở phút thứ 12 của hiệp phụ thứ hai trận giao hữu gặp Mexico, HLV Guus Hiddink bị thẻ đỏ vì phản ứng trọng tài. Ông cố tình ra ngồi ngay phía sau khu vực hàng ghế của ban huấn luyện để tiếp tục nhắc nhở cầu thủ. Khi trọng tài yêu cầu rời sân, ông đi thật chậm, đến khi tới đường hầm thì cũng là lúc hết 3 phút nên vẫn theo dõi đầy đủ diễn biến trên sân.
Từ đó có thể thấy ngay cả cách câu giờ khi bị thẻ đỏ của HLV Park Hang-seo cũng mang hơi hướng giống “sư phụ” Hiddink. Khi bị truất quyền chỉ đạo ở chung kết SEA Games 2019, ông ở lại tranh cãi với trọng tài gần 2 phút, khiến nhịp độ trận đấu bị gián đoạn ở thời điểm U22 Indonesia muốn dồn lên tấn công sau khi đã không còn gì để mất vì thủng lưới 3 bàn. Sau đó, nhà cầm quân người Hàn Quốc tiếp tục bước lên khán đài và đứng ngay gần khu vực cabin huấn luyện để tiện “hò hét” chỉ đạo.
Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc
HLV Park Hang-seo nhận điều nhiều thứ quý giá khi cùng đội tuyển Hàn Quốc giành hạng 4 ở World Cup 2002. Thế nhưng, khoảng thời gian sau lại xuất hiện nhiều biến cố hơn cả.
Ông Park Hang-seo khi ấy làm trợ lý HLV cho chiến lược gia người Hà Lan Guus Hiddink. Sau thành tích lịch sử này, ông cũng các thành viên trong đội tuyển Hàn Quốc được ví như những người hùng.
HLV Guus Hiddink thậm chí còn được đặt tên cho một con đường ở Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi thì dành tình cảm to lớn cho đội tuyển. Trong cơn sốt bóng đá ấy, các thành viên của đội tuyển được nhớ mặt, điểm tên, thậm chí có một khoảng thời gian ngắn, họ đi ăn ở các nhà hàng mà không phải móc hầu bao trả tiền.
HLV Park Hang-seo và các thành viên đội tuyển Hàn Quốc nhận được nhiều tình yêu từ người hâm mộ quê nhà sau khi tạo nên thành tích lịch sử ở World Cup 2002. Ảnh: Q Sports - KFA.
Cựu tuyển thủ Hàn Quốc Cha Du-ri chia sẻ: "Sau khi World Cup 2002 kết thúc, chúng tôi nhận ra tất cả những gì diễn ra tiếp theo thật điên rồ. Chúng tôi được chú ý rất nhiều. Mọi người cũng nhìn các thành viên trong đội với con mắt khác. Tôi không hề có ký ức nào về việc phải trả tiền các bữa ăn trong nhà hàng".
Ngôi sao Park Ji-sung nhớ lại: "Cảm giác ai cũng biết đến mình khi ra khỏi nhà hay bước vào nhà hàng. Không ít lần tôi được tiếp đãi như người hùng của đất nước".
Hai tháng sau World Cup, HLV Park Hang-seo đảm nhiệm vai trò thuyền trưởng U23 Hàn Quốc dự ASIAD cũng ở quê nhà. Trước không khí hân hoan của người hâm mộ cả nước, việc đội tuyển U23 nước này chỉ giành được HCĐ được xem là thất bại. HLV Park Hang-seo dĩ nhiên chịu nhiều điều tiếng.
Thế nhưng, một câu chuyện mà ít thế hệ sau này biết đến là việc HLV Park Hang-seo bị quỵt tiền khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc. Báo chí xứ sở kim chi "nói giảm nói tránh" về vấn đề này là "HLV Park Hang-seo đang làm không công".
HLV Park Hang-seo từng có mối quan hệ không tốt với Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc. Ảnh: Daily.
Thời điểm đó, Hàn Quốc dồn toàn lực cho đội tuyển quốc gia dự World Cup 2002. HLV Park Hang-seo vì thế chỉ có 2 tháng làm việc với U23 Hàn Quốc, làm lại mọi thứ từ đầu. Khi kết thúc Đại hội thể thao châu Á, ông vẫn chưa được nhận bất cứ đồng lương nào.
Theo điều tra của báo chí Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo và Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) có sự bất đồng về mức tiền lương hàng năm. Khoảng cách giữa số tiền HLV Park Hang-seo muốn và KFA dự định trả chênh lệch nhiều dẫn đến cả hai chưa thể đi đến ký kết hợp đồng chính thức.
Ông Park vẫn quyết định vừa làm việc ở U23 Hàn Quốc, vừa đàm phán với mục tiêu xa là còn hướng đến Olympic 2004. Thế nhưng, ngay sau ASIAD 2002, HLV Park Hang-seo đã bị sa thải. Chuyện tiền lương phải mất nhiều tháng sau mới được giải quyết ổn thoả.
Khó khăn chưa dừng lại với HLV sinh năm 1957. Sau khi rời U23 Hàn Quốc, ông lâm vào cảnh thất nghiệp trong 3 năm. Tháng 8/2005, HLV Park Hang-seo mới ký hợp đồng dẫn dắt Gyeongnam FC.
HLV Park Hang-seo từng thú nhận mình là người nóng tính, khó kiểm soát thái độ. Ảnh: Hiếu Lương.
Khoảng thời gian dẫn dắt các CLB ở K.League cũng khiến ông gặp nhiều biến cố, trong đó, tính cách nóng nảy nhiều lần làm hại HLV Park.
Ông từng chia sẻ: "Ngay sau World Cup 2002, tôi chỉ giúp đội Hàn Quốc giành hạng 4 ASIAD cùng năm. Từ đỉnh cao danh vọng, tôi rơi xuống trạng thái tồi tệ nhất. Sau đó, tôi chia sẻ với báo chí Hàn Quốc rằng mọi danh vọng và sự mến mộ rồi cũng sẽ tan thành mây khói mà thôi. Tôi luôn tâm niệm không bao giờ suy nghĩ quá nhiều về những vinh quang trong quá khứ.
Sau này, tôi làm việc ở các CLB Hàn Quốc. Quãng thời gian này thật sự khó khăn với tôi. Khi làm HLV do tính cách của tôi không bao giờ dễ dàng chấp nhận thất bại và rất nóng nữa. Tính cách quá thẳng thắn, không phục tùng nên một số án phạt được đưa ra nhắm vào tôi. Đó là một thời kỳ vất vả, khó khăn ở Hàn Quốc và tôi không muốn nhớ đến nữa".
Sự nghiệp cầm quân không có nhiều đặc sắc tại quê nhà khiến HLV Park Hang-seo quyết định nghỉ ngơi sau mùa giải 2015. Đến năm 2017, ông nhận lời dẫn dắt đội bóng ở địa phương vượt qua giai đoạn khó khăn trước khi sang Việt Nam làm việc vào cuối năm. Phần còn lại đã trở thành lịch sử.
HLV Park Hang-seo nhận thẻ đỏ sau màn cãi tay đôi với trọng tài.
Nhân Văn
Bác sĩ Choi: 'Văn Hậu bỏ phở, ăn mì spaghetti' Bác sĩ Choi Ju-young muốn giúp cầu thủ Việt ăn uống khoa học, tốt cho việc thi đấu như điều mà Văn Hậu học được ở châu Âu. Bác sĩ Choi sát cánh cùng đội tuyển Việt Nam từ đầu năm 2019. Ảnh: Đương Phạm "Dinh dưỡng của các cầu thủ giờ toàn bộ do tôi phụ trách. Carbohydrate cung cấp năng lượng...