Park Geun Hye: Nữ Tổng thống “5 nhất”
Bà Park Geun Hye ngày 19/1 trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Đông Bắc Á và được mệnh danh là “Nữ Tổng thống 5 nhất”.
Theo báo chí Hàn Quốc, bà Park Geun Hye là “Nữ Tổng thống 5 nhất” là do:
- Bà là nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc và Khu vực Đông Bắc Á.
- Nữ Tổng thống đầu tiên thuộc thế hệ thứ hai của gia tộc Park Chung Hee.
- Nữ Tổng thống đầu tiên không kết hôn.
- Nữ Tổng thống đầu tiên giành được quá bán phiếu bầu.
- Nữ Tổng thống đầu tiên xuất thân từ kỹ sư điện.
Bà Park Geun Hye sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại tỉnh Daegu, là trưởng nữ của cố Tổng thống Park Chung Hee. Ông Park Chung Hee sinh năm 1917, từng tham gia quân đội Nhật. Ngày 16/5/1961, ông phát động cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Lee Syngman và trở thành Tổng thống thứ 5 của Hàn Quốc, nắm quyền liên tục tới năm 1979 bị ám sát.
Video đang HOT
Khi còn nhỏ, bà theo học Trường tiểu học Jang Chung và Trường trung học nữ sinh Sung Shim ở Seoul. Từ năm 1970-1974, bà theo học và tốt nghiệp Khoa điện Trường đại học Sogang. Năm 1974, khi 22 tuổi đang theo học ở Pháp thì bà Yuk Young-soo, mẹ của Park Geun Hye bị ám sát, nên bà vội vã trở về Hàn Quốc. Kể từ đó, bà thay mẹ cai quản những công việc trong nhà và giúp cha xử lý các công việc của đất nước, nên dư luận Hàn Quốc và các nước coi bà giống như một “Đệ nhất phu nhân”.
Năm 1979, Tổng thống Park Chung Hee bị ám sát. Đau buồn trước cảnh cha mẹ lần lượt bị ám sát, Park Guen Hye rút khỏi chính trường gần 20 năm, sống trong im lặng và trở thành người trầm lặng, cứng rắn, kiên nghị, từ bỏ cả chuyện đời tư.
Bà “ba không” Park Geun Hye trở thành nữ Tổng thống “5 nhất” của Hàn Quốc
Cuộc sống thời thanh thiếu niên sớm gặp phải nhiều bất hạnh về tình cảm đã rèn luyện bà trở thành con người “gang thép”, kiên cường, từ bỏ cả thiên chức làm vợ, làm mẹ. Vì vậy, dư luận Hàn Quốc gọi bà là “Công chúa băng tuyết”, “Bà 3 không” (tức không chồng, không con, không tình cảm), thậm chí một số báo chí còn bình luận ác ý như: “Cơ thể bà Park Geun Hye được bọc bởi lớp áo giáp lạnh giá như băng, tình cảm đã đông cứng, mất hết độ rung, năm nay 60 tuổi vẫn phòng không”. Khi bà đắc cử, dư luận Hàn Quốc và một số nước cho rằng “Park Guen Hye sẽ là Thatcher của Hàn Quốc”, một “Người đàn bà thép” với tính cách mạnh mẽ.
Có nhà báo từng hỏi bà vì sao không kết hôn? Park Guen Hye trả lời: “Tôi đã kết hôn với đất nước rồi”.
Là phụ nữ ai mà chẳng muốn được yêu và có chồng, có con. Vì vậy thời con gái bà từng yêu, nhưng sau đó hai người chia tay mà không rõ lý do. Báo chí Hàn Quốc mô tả có một lần bà rất nhiệt tình với một vị bộ trưởng, nhưng vị này tỏ ra rất thờ ơ, lạnh nhạt với tình cảm của bà, nên lửa tình yêu của bà bị tắt và nguội lạnh. Những nghịch cảnh ấy, cộng thêm nỗi bất hạnh của gia đình khiến tình cảm của bà trở nên giá lạnh.
Năm 1997, bà mới quay trở lại chính trường, năm 1998 trở thành Nghị sĩ Quốc hội, tháng 3/2004 trở thành Chủ tịch Đảng Đại Quốc Gia, sau đó đảng này đổi tên thành “Đảng Quốc Gia Mới”. Bà đã thắng lợi trên chính trường, trở thành Tổng thống, nhưng đã thất bại về đời tư.
Trong nhật ký, bà từng viết: “Ai dám nói chắc rằng từng là một người con gái dịu dàng, mơ mộng, tràn trề tình yêu nay đã trở thành người đàn bà đanh thép, cứng rắn?”. Trong Nhật ký, ngày 21/5/1992 bà viết: “Nếu mình cứ tiếp tục với sự chập chờn đùa giỡn của tình yêu thì thà chết còn hơn”. Tình yêu của bà nguội lạnh, tắt hẳn và Park Geun Hye trở thành “Bà 3 không”.
Park Geun Hye rất thông thạo tiếng Trung Quốc cũng như lịch sử, triết học, văn học, thư pháp Trung Quốc, trong đó bà thích nhất là tác phẩm “Tam Quốc Chí”. Bởi vậy, trong Nhật ký của mình, bà viết: “Có thể nói mối tình đầu và cũng là thần tượng của tôi là Triệu Tử Long. Cứ mỗi lần có màn kịch hoặc phim nào liên quan tới Triệu Tử Long tôi đều xem và trở nên hồi hộp, tim đập thình thịch khi nhìn thấy nhân vật Triệu Tử Long xuất hiện”.
Khi bà Park Geun Hye đắc cử Tổng thống, dư luận đều bình luận “Người phụ nữ &’ba không’ này sẽ là một con người sắt đá, đanh thép giống như bà Thủ tướng Thatcher của Anh trước đây”.
Theo 24h
Thách thức nào chờ tân tổng thống Hàn Quốc?
Theo đánh giá của giới quan sát, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun Hye sẽ phải đối diện với những thách thức đầy khó khăn trong việc thúc đẩy cải cách chính trị và kinh tế trước viễn cảnh tăng trưởng chậm chạp và chia rẽ đảng phái sâu sắc.
An ninh và đối ngoại
Trong đối ngoại, nhà lãnh đạo tiếp theo của Hàn Quốc phải đối mặt với một loạt các vấn đề gai góc vẫn thường gây phức tạp cho mối quan hệ của nước này với các đối tác khu vực. Tổng thống Hàn Quốc mới cũng sẽ phải lãnh trách nhiệm mở rộng vai trò của Seoul trong các vấn đề thế giới phù hợp với vị thế của một cường quốc trung bình.
Trong suốt chiến dịch tranh cử bị chi phối bởi các vấn đề kinh tế và phúc lợi, đối ngoại và an ninh tạm thời được đặt lại phía sau. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh an ninh Đông Bắc Á hiện nay, tân tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hàn Quốc sẽ phải chịu áp lực chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình ở các vấn đề đối ngoại. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là làm thế nào để kiềm chế các tham vọng và mối đe dọa từ Triều Tiên.
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Park Geun Hye thắp hương trong chuyến thăm Nghĩa trang quốc gia ở Seoul ngày 20/12, một ngày sau khi bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012
Lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vừa qua là một động thái khiêu khích, bà Park tuyên bố sẽ không dao động bất chấp Triều Tiên liên tục lặp lại các hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Hàn Quốc. "Nhân dân Hàn Quốc sẽ không dao động dù chỉ một phân mặc cho miền Bắc có nỗ lực phóng tên lửa và can thiệp vào cuộc bầu cử đến đâu", bà Park phát biểu tại một địa điểm tranh cử ở Ulsan tuần trước.
Bà Park luôn tự hào về mối quan hệ cá nhân của mình với các lãnh đạo thế giới như Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hay Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng như khả năng kiểm soát các vấn đề an ninh ngoại giao. Thế nhưng, tổng thống mới của Hàn Quốc tới đây có thể sẽ gặp khó khăn để hiện thực hóa các cam kết của mình trong việc hàn gắn quan hệ liên Triều trước bối cảnh quốc tế đang không ngừng kêu gọi trừng phạt mạnh mẽ hơn hành động phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giành vị trí thống trị khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ buộc bà phải đưa ra những chiến lược thông minh. Với Seoul, Washington vẫn là chỗ dựa chính về an ninh quốc gia và khả năng răn đe đối với miền Bắc. Còn Bắc Kinh lại là một trong những đối tác hàng đầu về thương mại, du lịch và đầu tư, đồng thời cũng là thành viên chủ chốt trong các cuộc đàm phán đa phương để giải giáp vũ trang Triều Tiên.
"Hàn Quốc vừa phải kiểm soát an ninh đất nước vốn là nền tảng cho liên minh Mỹ - Hàn và vừa phải duy trì sự thịnh vượng của nền kinh tế đang phụ thuộc vào đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc - Trung Quốc", giáo sư Han Suk-hee thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Đại học Yonsei gần đây đã viết như vậy.
Một vấn đề lớn nữa đó là làm thế nào để cải thiện mối quan hệ đang rạn nứt với quốc gia láng giềng Nhật Bản. Những lo ngại đang nổi lên khi chính phủ mới của ông Shinzo Abe, một người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đang chờ nhậm chức thủ tướng sẽ thúc đẩy đường lối cánh hữu ở Nhật Bản và quan điểm cứng rắn về các tranh cãi lịch sử, lãnh thổ với Hàn Quốc.
Kinh tế và phúc lợi xã hội
Một cam kết chủ chốt khác của bà Park là "dân chủ hóa nền kinh tế" khi những chênh lệch lớn về thu nhập và quyền lực khổng lồ của các tập đoàn hàng đầu đã dẫn đến nhiều kêu gọi đòi công bằng và bình đẳng hơn trong thị trường.
Với quan điểm tập trung nhiều vào "thị trường công bằng" hơn là "cải cách các chaebol", bà Park cam kết bảo vệ sự tổn thương của nền kinh tế, ngăn cản các tập đoàn lạm dụng quyền lực và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng.
Hàng chục giải pháp được bà Park đưa ra đều hướng tới thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực của các tập đoàn gia đình trị. Bà Park cũng nhấn mạnh, vai trò tích cực của các tập đoàn lớn trong việc kích thích tăng trưởng và tạo việc làm cần phải được tối đa hóa. Tuy nhiên, chính sách dân chủ hóa kinh tế của bà đang phải đối diện với một núi rào cản trước viễn cảnh ảm đạm trong năm tới.
Tốc độ tăng trưởng trong Quý III năm nay của Hàn Quốc gần như bằng 0%, trong khi tỷ lệ tăng trưởng hai năm qua chỉ dao động ở mức 2-3%. Năm 2013, nhiều tổ chức lớn dự báo tỷ lệ này sẽ là 2% khi tính tới những lo ngại nảy sinh từ hệ lụy của cuộc khủng hoảng khu vực Eurozone. Kinh tế nội địa phải đối mặt với điều kiện việc làm đang trở nên tồi tệ, nợ hộ gia đình cao, giá nhà đất sụt giảm và chi phí giáo dục tư gia tăng.
Phúc lợi xã hội đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc. Chiến dịch tranh cử của bà Park luôn bám sát các biện pháp giải quyết tình trạng tỷ lệ sinh giảm sút và bất bình đẳng kinh tế tăng cao. Trong chưa tới một nửa thế kỷ, Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất đã trỗi dậy trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Thế nhưng, phép màu kinh tế lại kéo theo khoảng cách thu nhập mở rộng, dân số già nua và tỷ lệ sinh giảm. Tệ hơn nữa, một lượng lớn những người được giáo dục tốt lại không có việc làm. Theo báo cáo của OECD, khoảng 15% người Hàn Quốc kiếm được ít hơn 50% thu nhập trung bình. Cứ 5 sinh viên tốt nghiệp đại học thì một người vẫn đang phải tìm kiếm việc làm. Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ người cao niên nghèo đói lớn nhất thế giới trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia làm việc thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước giàu.
Bà Park Geun-Hye diễn thuyết tại một cuộc vận động tranh cử ở Seoul tháng 7/2012
Là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, bà Park sẽ phải đối diện với những đòi hỏi của công chúng về một xã hội công bằng hơn và an sinh xã hội phải được cải thiện hơn, phù hợp với sự thịnh vượng kinh tế của đất nước. Trong suốt chiến dịch tranh cử, bà Park đã đưa ra nhiều cam kết như đưa ra các chương trình phúc lợi xã hội cho mọi nhóm tuổi, mở rộng chăm sóc y tế cho người già và trẻ em, miễn học phí cho học sinh trung học...
"Những cam kết của bà Park nhìn có vẻ sẽ tốn kém ít ngân sách hơn so với ông Moon nhưng với nhiều chính sách khác nhau như vậy, nếu thực hiện mà không có một cơ sở hạ tầng phúc lợi rộng lớn thì sẽ thất bại và sẽ dẫn tới lãng phí tiền bạc", nhà nghiên cứu Hong Yong-joon thuộc Đại học Sangmyung nhận xét.
Ngoài ra, bà Park cũng cần phải thiết lập được một hệ thống kiểm soát để điều phối hiệu quả các chương trình giữa nhiều bộ ngành liên quan và biến những cam kết phúc lợi thành chính sách thực tiễn.
Theo 24h
Hàn Quốc: "Bóng ma" phủ bóng cuộc bầu cử Hôm nay (19/12), người dân Hàn Quốc đi bỏ phiếu bầu ra lãnh đạo mới trong một cuộc bầu cử bị bao phủ bởi "bóng ma" của hai tổng thống quá cố: nhà độc tài Park Chung-Hee bị ám sát và cựu Tổng thống cánh tả Roh Moo-Hyun tự kết liễu đời mình. Bầu cử ở Hàn Quốc năm nay là cuộc đối...