Paris rung chuyển vì chiến đấu cơ vượt ‘tường âm thanh’
Chiến đấu cơ Pháp Rafale bay vượt tốc độ âm thanh ngày 30/9 để hỗ trợ một máy bay thương mại, gây ra tiếng nổ siêu thanh khiến cư dân Paris hoảng sợ.
“Một tiếng động rất lớn được nghe thấy ở Paris. Đó không phải là một vụ nổ mà là tiếng một chiến đấu cơ vượt ‘tường âm thanh”, cảnh sát Paris ngày 30/9 thông báo trên Twitter.
Tiếng nổ siêu thanh đã làm rung chuyển các cửa sổ ở Paris, khiến số lượng cuộc gọi cho cảnh sát tăng vọt. Nhiều người đặt câu hỏi trên mạng xã hội về một tiếng động lớn được nghe thấy trên khắp thành phố nhưng không có dấu vết thiệt hại. Cảnh sát Paris đã kêu gọi mọi người ngừng gọi điện đến đường dây khẩn cấp.
Một chiến đấu cơ Rafale vượt tường âm thanh tại triển lãm hàng không ở Nga năm 2011. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Một chiến đấu cơ Rafale đóng tại Saint-Dizier đã can thiệp để hỗ trợ một máy bay thương mại bị mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu. Nó được phép vượt ‘tường âm thanh’ để hỗ trợ máy bay gặp sự cố. Nó đã vượt ‘tường âm thanh’ tại phía đông Paris”, phát ngôn viên quân đội Stephane Spet hôm nay ra tuyên bố. Hiện không rõ vấn đề của máy bay thương mại đã được xử lý hay chưa.
Vượt ‘tường âm thanh’ là hiện tượng xảy ra khi một vật thể di chuyển vượt tốc độ âm thanh 1.236 km/h. Một tiếng động chói tai vang lên được gọi là tiếng nổ siêu thanh và một làn mây nhỏ bao quanh vật thể xuất hiện.
Sự việc xảy ra khi nhiều người dân thủ đô Pháp đang lo lắng sau khi hai người bị đâm dao vào cuối tuần trước bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở trung tâm Paris. Tháng 1/2015, tòa soạn Charlie Hebdo và một khu chợ Do Thái bị xả súng, khiến 17 người thiệt mạng. Tổng cộng 258 người đã thiệt mạng ở Pháp trong các vụ bạo lực liên quan đến Hồi giáo cực đoan.
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ
Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời".
6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt tại căn cứ không quân Ambala vào ngày 27.7. Căn cứ Ambala nằm ở ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan
Ấn Độ đã đặt mua 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp vào năm 2016. Đây được coi là sự bổ sung cấp thiết cho không quân Ấn Độ trong bối cảnh phải đương đầu đồng thời với Trung Quốc Pakistan ở hai mặt trận.
"10 chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ đã sẵn sàng cất cánh và hiện các máy bay này đang ở nhà máy sản xuất của hãng Dassault", quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
6 chiếc Rafale sẽ dừng tại căn cứ Al Dhafra ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các phi công Ấn Độ sau đó sẽ trực tiếp điều khiển máy bay về căn cứ.
Không quân Ấn Độ chưa thể tiếp nhận toàn bộ 10 chiếc Rafale vì đối tác Pháp vẫn đang huấn luyện phi công Ấn Độ, nguồn tin cho biết.
Không quân Pháp sẽ điều máy bay A330 đến tiếp nhiên liệu cho 6 chiếc Rafale của Ấn Độ và không quân Ấn Độ sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại để các máy bay này hạ cánh ở căn cứ Ambala.
Truyền thông Ấn Độ mô tả New Delhi cần gấp các chiến đấu cơ Rafale trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang. Ngoài lô hàng đầu tiên, đối tác Pháp cũng hứa sẽ bàn giao sớm tất cả các chiến đấu cơ còn lại.
Rafale là mẫu máy bay chiến đấu hai động cơ, đa nhiệm do hãng Dassault của Pháp sản xuất. "Phượng hoàng bầu trời" có sở trường không chiến, nhưng cũng đảm bảo năng lực trinh sát, tấn công mặt đất, tấn công tàu nổi và răn đe hạt nhân
Chiến đấu cơ Rafale sở hữu hai động cơ uy lực Snecma M88, giúp máy bay đạt vận tốc cao nhất ngay cả khi mang theo 4 tên lửa và một bình nhiên liệu dự phòng.
Tuy không phải là máy bay tàng hình, Rafale có thiết kế giảm phản xạ radar. Chi phí của module radar, liên lạc điện tử và phòng vệ của Rafale chiếm tới 30% giá trị máy bay.
Theo các chuyên gia, Rafale có năng lực chiến đấu vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Cấm dùng drone giám sát tuân thủ giãn cách xã hội Cảnh sát thành phố Paris bị cấm sử dụng drone để phát hiện người không tuân thủ giãn cách xã hội do việc này "vi phạm quyền riêng tư". Cảnh sát sẽ không được dùng thiết bị bay không người lái (drone) có trang bị camera cho tới khi chính phủ ban hành luật mới để bảo vệ quyền riêng tư hoặc khi...