Parent coach Linh Phan hướng dẫn cha mẹ cách nói chuyện với con về dịch bệnh, chỉ ra những lưu ý quan trọng
Cha mẹ nên nói với con những gì về virus Corona và nói như thế nào? Dưới đây là những lời khuyên cụ thể nhất dành cho cha mẹ.
Quy tắc đầu tiên bố mẹ cần nhớ là chỉ sử dụng những từ mà con đã hiểu. Bắt đầu với những gì con biết về căn bệnh hoặc đại dịch này hoặc là bệnh khác có liên quan rồi tiếp tục cuộc trò chuyện từ đó. Mục đích là để cung cấp cho con thông tin phù hợp lứa tuổi, giúp con an toàn, dập tắt những lo lắng không đáng có và trả lời bất kỳ câu hỏi nào của con.
Khi con tìm tới và đặt câu hỏi, hãy trả lời thẳng thắn thay vì nói loanh quanh hoặc là cung cấp sai thông tin. Nếu đó là thông tin bạn không biết, hãy nói “ Câu hỏi hay quá, bố/mẹ cũng không chắc nữa. Mình thử tìm kiếm ở một số nguồn tin đáng tin xem nhé“.
Cha mẹ nên nói với con những gì về virus Corona?
- Tốt hơn hết là hãy chủ động cung cấp thông tin cho con thay vì để chúng tự tìm hoặc nghe không chọn lọc rồi tự đưa ra kết luận và có câu chuyện của riêng chúng. Rất có thể điều đó sẽ khiến con sợ hãi thêm.
- Nói với con các sự kiện lần lượt theo thời gian để con không bị bối rối. Khuyến khích con nói cho cha mẹ biết con nghĩ gì về bệnh dịch và cảm giác của con. Khuyến khích con đặt câu hỏi. Có thể so sánh với một căn bệnh quen thuộc, như là cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nó là một loại virus, chúng ta thường bị bệnh do virus. Hãy sử dụng những ví dụ khi bạn bị bệnh và nhắc con cần phải nói cho cha mẹ biết nếu con cảm thấy có gì không ổn.
- Giải thích tại sao căn bệnh này lại khác biệt. Điều quan trọng là nói với con rằng người lớn đang chịu trách nhiệm và cố gắng giữ mọi người an toàn. Cho con biết đây là loại virus mới mà cơ thể chúng ta chưa từng chiến đấu trước đây. Có một số người lớn tuổi như ông bà hoặc là những người đang bị bệnh thì sẽ cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt. Đó là lí do vì sao chúng ta cần cẩn thận rửa tay để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng.
- Một lưu ý nữa là khi bạn lo lắng hay hoảng sợ, nhất là khi nói chuyện với con về virus corona thì bản thân bạn cần chút thời gian để bình tĩnh trước đã. Hãy yên tâm, trẻ em luôn là những đối tượng lạc quan!
Nói như thế nào?
Với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta cần nói theo cách khác nhau!
VỚI TRẺ DƯỚI 6 TUỔI
Trẻ dưới 6 tuổi không cần biết nhiều chi tiết như đây là mối đe dọa bệnh tật toàn cầu vì con còn quá nhỏ để xử lý các thông tin này. Hãy chú ý cách mà chúng ta nói chuyện với nhau trong nhà khi có các bạn nhỏ, tắt mọi hình ảnh gây phiền hà trên TV hoặc phương tiện truyền thông xã hội.
Hãy nói về vi khuẩn, cách mọi người mắc bệnh, những điều ta có thể làm để giữ sức khỏe như rửa tay, ngủ đủ, ăn uống lành mạnh…
Độ tuổi 0-3. Dù trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng với giác quan thứ 6, các con sẽ vẫn có thể cảm nhận được nỗi lo lắng từ cha mẹ.
Những lưu ý cho cha mẹ:
- Giữ bình tĩnh khi ở xung quanh con.
- Duy trì thói quen sinh hoạt bình thường, các thói quen không bị xáo trộn sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm.
- Bảo vệ trẻ tránh xa các phương tiện truyền thông.
Video đang HOT
- Tìm kiếm các dấu hiệu phi ngôn ngữ cho thấy trẻ lo lắng: như là sợ đi ra ngoài, khóc nhiều, bám cha mẹ, cáu kỉnh… tạo ra không gian giúp trẻ an tâm và dành nhiều thời gian cho nhau.
Độ tuổi 3-6. Trẻ độ tuổi này đã có thể biết một số chuyện và đặt các câu hỏi về vi khuẩn, bác sĩ hay thậm chí là chuyện tử vong. An toàn là mối quan tâm chính ở nhóm tuổi này. Hãy trấn an con rằng người lớn đang nỗ lực giúp mọi người an toàn và khỏe mạnh.
Những lưu ý cho cha mẹ:
- Trẻ độ tuổi này rất quan tâm tới sức khỏe của cha mẹ, người thân và bạn bè. Hãy trấn an mọi người đều đang khỏe mạnh.
- Nhắc con rửa tay và hát các bài hát khi rửa tay.
- Hạn chế tiếp xúc với các phương tiện truyền thông.
- Tìm kiếm các dấu hiệu phi ngôn ngữ cho thấy trẻ lo lắng: sợ đi học, khóc nhiều, bám cha mẹ, cáu kỉnh…
- Thời gian đi ngủ rất quan trọng, hãy đọc sách, kể chuyện cho con.
- Cố gắng duy trì thói quen thường ngày. Ôm con thật nhiều nếu có thể.
ĐỘ TUỔI ĐI HỌC LỚP 1-5
Bạn đã có thể cung cấp cho con thông tin về ổ dịch: nó là gì, lây lan như thế nào và cách phòng ngừa. Đừng nói về số người chết, đặc biệt là những bạn nhỏ hơn. Trẻ em độ tuổi này biết bệnh tật và vốn dĩ không muốn bị bệnh, nên chúng hiểu khái niệm phòng ngừa.
Hãy xem nhận thức của con tới đâu để xác định lượng thông tin chia sẻ phù hợp. Tập trung vào việc làm cho con cảm thấy an toàn, hạn chế tin tức trên TV và các phương tiện khác.
Nếu con hỏi vì sao mọi người đeo khẩu trang khắp nơi, hãy trả lời “Vì đó là cách tốt nhất để giữ sức khỏe và mỗi gia đình sẽ có cách khác nhau, nhưng ai cũng cần nhớ rửa tay”.
Cung cấp cho con một số nội dung tham khảo dựa trên kinh nghiệm quá khứ của chúng với bệnh tật để hiểu covid-19 biểu hiện như thế nào đối với hầu hết mọi người: cảm lạnh, sụt sịt, ho khan, đau, mệt mỏi… Nhắc lại những lần con bị bệnh và sau đó con cảm thấy đỡ hơn như thế nào.
Những lưu ý cho cha mẹ:
- Trẻ độ tuổi này rất quan tâm tới sức khỏe cha mẹ, người thân và bạn bè. Con cũng có thể lo lắng về tiền nếu biết cha mẹ mất việc làm. Hãy cố gắng dành thêm thời gian cho nhau.
- Đừng ngạc nhiên nếu con dễ cáu kỉnh hay xúc động hơn. Hạn chế cho con tiếp xúc các phương tiện truyền thông. Duy trì các thói quen bình thường nhất là giờ đi ngủ.
- Trẻ sẽ thích được giúp đỡ và cảm thấy mình có thể làm gì đó như là rửa tay hay viết thư gửi tới bệnh viện, tới viện dưỡng lão…
- Hãy hỏi con xem con có thắc mắc gì không. Nếu con hỏi, hãy trả lời sự thật, đừng phóng đại hoặc phản ứng thái quá.
VỚI TRẺ TRÊN 10 TUỔI
Nếu con bạn nằm trong nhóm tuổi này, hãy thực tế và không nên giấu giếm. Bám vào sự thật và có thể đi sâu hơn vào các kiến thức khoa học. Cung cấp các dữ liệu và sự kiện bạn biết rồi trao quyền cho con tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
Nếu con tỏ ra lo lắng, hãy để con nói ra và lắng nghe. Nhắc lại những kinh nghiệm trong quá khứ với những nỗi lo và cách con đối phó. Đây là một bài tập phát triển hữu ích cho trẻ để trẻ hiểu rằng luôn có nguy hiểm ngoài thế giới và trẻ cần học cách xử lý nỗi sợ hãi, thất vọng, tiêu cực.
Nếu con không quan tâm tới vấn đề này, hãy tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu, cập nhật cho con những thứ cần biết cơ bản.
Những lưu ý cho cha mẹ:
- Trẻ độ tuổi này sẽ quan tâm nhiều tới những gì có thể xảy ra trong tương lai. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn để không có những lo lắng không cần thiết.
- Nói chuyện với con về những gì con thấy trên TV hoặc đọc trực tuyến, giúp con hiểu đâu là nguồn đáng tin cậy. Đặc biệt không để con có suy nghĩ phân biệt đối xử với người hay đất nước nào đó. Chia sẻ cho con những câu chuyện về cách mọi người đối phó với virus và hợp tác để giữ an toàn cho cộng đồng.
Với những em bé lo lắng thái quá thì sao?
Bạn là người lớn và còn không ngừng lo lắng, hãy tưởng tượng trẻ em sẽ cảm thấy thế nào? Nhất là với những em bé quá nhạy cảm hoặc quá lo lắng thì cha mẹ nên làm gì?
- Hãy lắng nghe con. Điều quan trọng là cha mẹ phải thực sự lắng nghe xem con đã nghe được những gì, những gì con hiểu và những thắc mắc con đang giữ trong đầu.
- Tiếp cận một cách bình tĩnh. Ví dụ khi bạn chuẩn bị bay qua vùng nhiễu động, các phi công thường nhắc trên loa rằng chúng ta sẽ gặp chút nhiễu động, hãy thắt dây an toàn và ngồi yên bằng một giọng nói tự tin, rõ ràng. Nếu phi công nghe có vẻ sợ hãi, run rẩy hoặc không chắc chắn – bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy. Con cái nhìn vào chúng ta để biết cách ứng phó trong các tình huống khác nhau. Hãy nghĩ về những điều bạn truyền đạt tới con thông qua hành động. Hãy rửa tay, vệ sinh hàng ngày và lạc quan là cách tiếp cận với con tốt nhất.
- Cung cấp thông tin trung thực, rõ ràng, đừng che giấu. Nếu bạn không biết gì đó, đừng ngại nói “ Bố/mẹ không biết“. Như vậy còn hơn là mang tới cho con những thông tin sai lệch. Tuy nhiên, đừng nói với con hay trấn an con bằng quá nhiều những câu như là “ Con sẽ không ốm đâu“, “ Con sẽ ổn thôi“, “ Con đừng có lo“… bởi vì với những đứa trẻ nhạy cảm – việc bạn nói quá nhiều sẽ khiến con cảm thấy lo lắng hơn.
- Bên cạnh trấn an con, hãy dạy con kỹ năng đối phó một cách tích cực với sự lo lắng. Ví dụ, giúp con tự đặt câu hỏi để thử thách những suy nghĩ lo lắng và không có ích của chúng, thay thế bằng những câu hỏi thực tế và hữu ích hơn. Ví dụ như “ Con đã biết những gì rồi” và “ Những điều con lo lắng có khả năng xảy ra không?“. Khi con có cơ hội thực hành với những kỹ năng này, con sẽ ổn hơn khi tự đặt ra câu hỏi mà không cần phụ thuộc vào cha mẹ nữa.
- Nếu con quá lo lắng và có những thay đổi tiêu cực ảnh hưởng tới giấc ngủ, hãy tìm tới chuyên gia tâm lý.
Một số lời khuyên giúp cha mẹ trải qua giai đoạn này một cách êm đềm nhất
- Hãy bỏ ngay ý định bạn có thể làm tốt và hoàn hảo mọi vai trò cùng một lúc. “Đủ tốt” là đủ rồi. Giới hạn của chúng ta cho phép chúng ta chỉ có thể làm được những gì ta có thể làm.
- Thiết lập thói quen học ở nhà. Một ngày có lịch trình cụ thể sẽ đảm bảo mọi thứ bớt hỗn loạn hơn. Hãy cho con tham gia vào việc lên lịch trình, lên thứ tự của các sự kiện (lúc nào thì ăn nhẹ, lúc nào nghỉ…). Hãy viết ra và vẽ/ tô màu hình ảnh rồi dán lên tường để con có thể nhìn thấy hàng ngày.
- Thay đổi vai trò và lần lượt trông nom con cùng nhau. Cùng với nhau, hãy quyết định ai sẽ dạy con/ kèm con học ở một thời gian nhất định trong ngày. Ví dụ chồng sẽ hỗ trợ con học vào sáng thứ 2 và thứ 3, vợ vào thứ 4 và thứ 5. Thứ 6 thì cả 2 vợ chồng cùng ngồi với con. Tương tự như vậy vào các buổi tối. Khi chồng “làm nhiệm vụ”, vợ sẽ được nghỉ hoặc làm việc riêng.
- Dành thời gian để kết nối. Sự chú ý, tình yêu và sự hiện diện vui tươi của bạn có thể giúp con thấy an toàn và bình tĩnh. Hãy dành thời gian chất lượng để chơi chung, học chung. Hãy lắng nghe để xem con có lo lắng hay suy nghĩ như thế nào.
- Nói rõ những nguyên tắc xoay quanh việc sử dụng các thiết bị điện tử. Nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi để con quá tự do hoặc phụ thuộc vào các thiết bị điện tử. Hãy tạo ra các giới hạn với TV, youtube, phương tiện truyền thông xã hội, chơi game và các tin tức về Covid-19 trong những ngày học tại nhà. Với trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ có thể quyết định các quy tắc. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, hãy cùng con đưa ra các thỏa thuận, việc này sẽ giúp con có sự tuân thủ tốt hơn.
- Hạn chế thời gian sử dụng phương tiện truyền thông của riêng bạn. Bạn có thể rất quan tâm về các tin tức dịch bệnh và lướt điện thoại từng giờ từng phút. Điều này không lành mạnh cho chính bạn và cả các con. Hạn chế để có thêm thời gian trống và thời gian cho niềm vui và tình yêu.
- Thiết lập không gian làm việc cho từng người trong gia đình. Hãy quyết định xem ai sẽ ngồi ở đâu và cố gắng tạo ra một khoảng không gian làm việc sạch sẽ, yên tĩnh để tập trung tốt nhất.
Ở nhà cùng nhau sẽ là một thử thách, nhưng đó cũng là cơ hội để sống chậm và tăng cường mối quan hệ với những người chúng ta yêu thương nhất. Hãy nghĩ tích cực và cùng nhau vượt qua thời gian này một cách êm đềm và khỏe mạnh bố mẹ nhé!
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tư vấn phụ huynh theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời là tác giả cuốn sách “Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu”. Theo Linh Phan, làm cha mẹ tốt nhất đối với con và đối với chính mình là khi tin vào bản năng của mình.
Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Theo Trí Thức Trẻ
Nắm bắt 5 giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ giúp con thông minh vượt trội, tài năng hơn người
Đây là 5 giai đoạn phát triển trí tuệ trước 3 tuổi của bé mà cha mẹ cần nắm được.
1, 0-2 tháng
Khi bé được hai tháng tuổi, độ linh hoạt của tay và chân chưa cao, nhưng thính giác, khứu giác và vị giác đã phát triển đến một mức độ nhất định và có những phản ứng cảm giác cơ bản. Theo độ linh hoạt tay và chân của bé trong giai đoạn này mẹ có thể thực hiện một số bài tập tay và chân để thúc đẩy sự phối hợp của các chi.
2, 3 - 7 tháng
Từ 4 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể nhận ra mẹ. Khi không thấy mẹ, bé tỏ ra lo lắng; khi thấy mẹ bé sẽ rất vui và hạnh phúc.
Trong giai đoạn này, các bà mẹ có thể chơi một số trò chơi nhỏ với em bé, rèn luyện kỹ năng phân tích và phán đoán và thúc đẩy sự phát triển của bộ não.
3, 8 tháng
Vào thời điểm này, tay và chân của em bé tương đối linh hoạt. Bé sẽ thích bắt chước. Vì vậy, tại thời điểm này, bạn có thể dạy bé vỗ tay và rèn luyện sự linh hoạt của con. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu biết đi khi bé được 1 tuổi, và chúng sẽ rất nghịch ngợm, nhưng đồng thời đây cũng là giai đoạn quan trọng để phối hợp thể chất và cải thiện trí tuệ của bé.
4, 14-18 tháng
Trong giai đoạn này, các đặc điểm trên khuôn mặt của bé đã cơ bản hoàn thiện, khả năng nhận thức của bé đã được phát triển và khả năng phối hợp của bé gần như có thể hợp tác với các hành động của mẹ. Do đó, trong giai đoạn này, cha mẹ có thể tương tác nhiều hơn với em bé và thúc đẩy sự phối hợp của bé.
5.Sau một năm rưỡi
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và tư duy logic của bé. Các bà mẹ phải làm tốt công việc hướng dẫn và thúc đẩy để hỗ trợ sự phát triển trí não của bé và giúp bé tăng cường trí thông minh
Moon (Sohu/emdep)
10 việc cha mẹ phải ghi nhớ và dạy con cùng làm để phòng ngừa dịch Covid-19 hiệu quả Trong thời gian nghỉ học tại nhà, cha mẹ hãy hướng dẫn con tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 để cả gia đình cùng khỏe mạnh, an toàn. Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém và chưa ý thức được cách bảo vệ bản thân nên là một trong những đối tượng dễ bị...