Parent coach Linh Phan chỉ cách phân biệt 4 nhóm tính khí bẩm sinh ở trẻ và định hướng giao tiếp, giáo dục phù hợp
Đôi khi bạn băn khoăn tự hỏi tại sao cùng 1 bố mẹ sinh ra nhưng tính khí của lũ trẻ trong nhà lại khác nhau một trời 1 vực?
Học thuyết về 4 loại tính khí phân loại con người có 4 loại tính khí cơ bản: Choleric ( nóng nảy, dễ cáu kỉnh), sanguine (vui vẻ, lạc quan), melancholic (nhạy cảm, ưu tư), và phlegmatic (lạnh lùng, bài bản). Mỗi em bé được sinh ra với những tính khí riêng. Hiểu tính khí của con có thể giúp bố mẹ có các chiến lược và cách thức nuôi dưỡng sự phát triển phù hợp và tích cực.
Nói một cách dễ hiểu thì: TÍNH KHÍ LÀ CÁCH TRẺ EM PHẢN ỨNG VỚI THẾ GIỚI
Trẻ thuộc nhóm tính khí CHOLERIC – nóng nảy, dễ cáu kỉnh
Nóng tính, bộp chộp, đưa ra quyết định nhanh chóng là những gì dễ thấy ở nhóm tính cách này. Nhóm này thường rất cơ động, khả năng kiên trì thấp hơn và có thể thay đổi tâm trạng đột ngột. Thật khó dự đoán cách con sẽ phản ứng khi ở trong một môi trường mới – bởi vì phản ứng sẽ rất khác nhau và có thể không lần nào giống lần nào.
Em bé choleric có thể là một “nhà tranh luận”. Con cũng quyết đoán, không sợ hãi, có thể thay đổi suy nghĩ vào phút cuối, thích mạo hiểm phiêu lưu. Bạn có thể không biết con mong đợi điều gì thực sự ngay sau đó, và bản thân chính con có thể cũng không biết vì bản tính bốc đồng.
Những khuyến nghị cho nhóm tính khí này:
- Hoạt động và sở thích: điều quan trọng là biến những năng lượng nói trên trở nên tích cực và đúng hướng. Choleric nên đặc biệt khuyến khích tham gia các môn thể thao ngoài trời – điều này sẽ giải tỏa những mong muốn của con về việc lãnh đạo, giúp con kiểm soát chuyển động và cân bằng năng lượng. Choleric cần nhiều không gian sống, hãy luôn ở bên con và đừng quên cho con quyền kiểm soát một số đồ dùng của riêng mình. Con rất thích khám phá những thứ mới và những nơi xa lạ.
- Để bù đắp cho những sự vội vàng và bất cẩn đôi khi thái quá, hãy giúp con học và nhận ra rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng hay tốc độ. Nên cho con tham gia các hoạt động như lao động thủ công, may vá, thiết kế, vẽ… Hãy đảm bảo con liên tục giám sát việc mình làm và phải hoàn thành nó tới cùng. Đừng tỏ ra khó chịu nếu con phân tâm, bằng mọi cách khuyến khích sự siêng năng và kiên nhẫn. Dạy con nói to những mục tiêu và sau đó thực hiện các bước của công việc và làm theo kế hoạch đã đề ra.
- Giao tiếp: điều đặc biệt quan trọng là dạy con thiết lập mối quan hệ khi tham gia trong tập thể – bạn có thể liên tục ở bên con. Khuyến khích con tự phân tích các hành vi của mình, xử lý những tình huống xung đột, đọc sách về hành vi và thảo luận để đưa ra những hành vi đúng.
- Dạy con một số mẹo để kiểm soát hành động ví dụ như tập thở. Giúp con gọi tên cảm xúc và chỉ ra những cách để giải tỏa một cách tích cực, như là ném một chiếc gối vào góc phòng khi tức giận chẳng hạn.
Trẻ thuộc nhóm tính khí SANGUINE – vui vẻ, lạc quan
Sống động, vui vẻ, mạnh mẽ, cân bằng là những tính chất nổi bật ở nhóm này. Suốt thời thơ ấu, đây có lẽ là một em bé “thiên thần” bởi thường có tâm trạng tốt, ham học hỏi, năng động, kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Lớn lên, nếu được chăm sóc và nuôi dạy tích cực, con có thể trở nên quyết đoán, lạc quan và tự tin. Con dễ dàng hòa đồng, thân thiện với mọi người, thích nghi với môi trường mới nhanh và kể cả trong những tình huống khó khăn thì vẫn có thể hài hước. Con có thể yêu thích kinh doanh và dễ dàng kiếm tiền.
Video đang HOT
Đây cũng là những em bé biết đồng cảm, nghĩa là dễ dàng hiểu người khác, không đòi hỏi đặc biệt gì ở người khác. Con không đấu tranh đòi hỏi quyền lực nhưng vẫn có thể chiếm vị trí hàng đầu trong lớp hay công ty. Những em bé lạc quan này thường sẽ không hoàn thành công việc con đã bắt đầu nếu con không thích hay thoải mái với nó. Công việc không thú vị khiến chúng bị chán và cố gắng từ bỏ càng sớm càng tốt.
Những khuyến nghị cho nhóm tính khí này:
- Hoạt động và sở thích: nhóm này cũng ưa lối sống dịch chuyển, thích vận động nhưng trong thể thao con sẽ không nỗ lực hết mình để đạt được kết quả. Có thể tìm cho con một huấn luyện viên thân thiện và đừng cố gắng biến con thành vận động viên chuyên nghiệp hay ép con phải luyện tập quá nhiều nếu con không thực sự hứng thú.
- Cha mẹ nên chú ý đến khả năng tập trung của nhóm này và giúp con hoàn thành tới cùng. Cho con chơi các trò chơi về câu đố, thiết kế mô hình, lắp ráp… một số trò đòi hỏi sự chú ý và tỉ mỉ giúp phát triển sự điềm tĩnh và chính xác. Với nhóm này thì bạn có thể đòi hỏi con một số nguyên tắc hay yêu cầu nhưng đừng đi quá xa và khắc nghiệt. Nếu con chưa hoàn thành một việc nào đó, hãy yêu cầu con làm lại và tự đánh giá kết quả.
- Đừng hỗ trợ con quá thường xuyên, giúp con nghiên cứu sâu hơn về những hoạt động con tham gia. Thông thường, những em bé này sẽ dễ nản chí nếu thấy một việc vượt quá khả năng của mình, vậy nên điều quan trọng là giúp con vượt qua ngưỡng của những khó khăn tiếp theo và con có thể lại tiếp tục đi tiếp với một năng lượng tích cực và hào hứng. Nếu không, con có thể sẽ từ bỏ những gì mình đang làm khi nó đòi hỏi một nỗ lực bất thường ở con.
- Giao tiếp: hãy thảo luận với con về mối quan hệ của con với bạn bè, người thân và khuyến khích con suy nghĩ về những gì trong phạm vi của mình có thể làm hài lòng hay phiền lòng người khác.
Trẻ thuộc nhóm tính khí PHLEGMATIC – lạnh lùng, bài bản
Chậm rãi, chăm chỉ và bình tĩnh có lẽ là vài tính chất điển hình cho nhóm này. Con kiên định và khá kỹ lưỡng trong quá trình học tập. Ở tuổi mẫu giáo, con chơi với một số đồ chơi yêu thích, không thích chạy nhảy, không thích gây ồn ào, thích ăn và ngủ, không kén ăn. Con không phải là em bé mơ mộng hay là thích phát minh. Con có thể tự xếp sắp đồ đạc, khá gọn gàng. Con cũng có thể là em bé khá lặng lẽ, có thể ngồi xé giấy hay vẽ thứ gì đó hàng giờ đồng hồ mà không làm phiền tới người lớn. Nhưng con cũng có thể gây ra một vụ bê bối nào đó nếu có gì đó vi phạm hay đi lệch đi khỏi những thói quen hàng ngày.
Con thích những trò giải trí quen thuộc và yên tĩnh. Con nhớ các quy tắc của trò chơi trong một thời gian dài và hiếm khi mắc lỗi. Con không thích lãnh đạo, không thích đưa ra quyết định và có thể dễ dàng trao quyền này cho người khác. Con cũng hiếm khi làm tổn thương người khác nhưng nếu xảy ra tranh cãi, con có thể mãi mãi không bao giờ chơi hay kết nối lại với đối phương.
Nhóm này tìm cách tạo ra một cuộc sống có tổ chức, có trật tự và cả trong các mối quan hệ với những người xung quanh cũng vậy. Những hoạt động truyền thống quen thuộc đòi hỏi sự tính toán, chiến lược, bình tĩnh… có thể giúp con thành công. Nhưng những hoạt động mới đòi hỏi sự phản ứng nhanh, rõ ràng lại khiến con do dự, cân nhắc và có thể làm giảm thành tích của con xuống.
Những khuyến nghị cho nhóm tính khí này:
- Hoạt động và sở thích: hãy tin tưởng con, con là người có trách nhiệm và đủ kỹ lưỡng để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Nhưng bố mẹ nên cần cập nhật cho con những tin tức hay dữ kiện mới thú vị từ thế giới xung quanh, phát triển tư duy sáng tạo bằng vẽ, âm nhạc hay một bộ môn nào đó như cờ vua chẳng hạn. Con sẽ có xu hướng thích các môn thể thao không đòi hỏi phản ứng nhanh.
- Hãy tạo ra môi trường hòa bình, tôn trọng khi con cần thư giãn, đừng ép con tham gia quá nhiều hoạt động xã hội và cho con thời gian để ứng dụng những ý tưởng mới.
- Giao tiếp: hãy dạy con hiểu về cảm xúc và đặc biệt là cảm xúc của người xung quanh, chỉ cho con động cơ của hành động của những người xung quanh. Khi trò chuyện, hãy cho con thể hiện và nói nhiều hơn chứ không phải bố mẹ. Giúp con nêu ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình nếu không rất có thể con sẽ bị ảnh hưởng và có xu hướng cư xử theo hành vi, quan điểm của người khác.
- Em bé này cũng có thể khá là “cứng đầu”, khi con có cái nhìn khá phiến diện về cuộc sống, rằng mọi người không thể có những quan điểm khác nhau mà phải tuân thủ theo những quy tắc mà trước đó con đã biết hay tự thiết lập cho chính mình. Nếu bố mẹ không cố gắng dạy con và củng cố về lòng khoan dung, sự đồng cảm thì nguy cơ “cứng đầu” này sẽ có thể càng lớn hay người ta thường gọi là “cố chấp”. Con có thể sẽ không buồn nếu hầu hết bạn bè không nói chuyện với mình nhưng con lại có xu hướng nghĩ rằng người ta đã “sai” chứ không phải vì bản thân mình cũng không quan tâm tới người khác trước.
Trẻ thuộc nhóm tính khí MELANCHOLIC- nhạy cảm, ưu tư
Những em bé hay buồn bã, dễ tiêu cực đặc biệt cần sự hỗ trợ và chấp nhận của người thân yêu. Con rất nhạy cảm, dễ xúc động, cảnh giác với mọi thứ mới. Một em bé u sầu không chắc chắn về bản thân mình, thiếu tự tin và thật khó để con tự đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Khi bị lạc vào một môi trường xa lạ, con gần như không thể tự lo cho chính mình. Một sự phiền toái nho nhỏ cũng có thể khiến con bị mất cân bằng. Con nói nhẹ, hiếm khi tranh luận, thường phục tùng ý kiến của những người mạnh mẽ hơn. Những em bé thuộc nhóm tính khí này có thể nhanh chóng mệt mỏi, lạc lối, gặp khó khăn và nhanh chóng bỏ cuộc.
Nhưng không có nghĩa là những em bé này sẽ trở thành những người thua cuộc. Nhiều rất nhiều người trong số nhóm này rất mạnh mẽ và thành công trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật… những ngành nghề đòi hỏi sự chú ý và tinh tế.
Thế giới nội tâm của nhóm này rất phong phú, đặc trưng bởi chiều sâu và sự ổn định của cảm xúc. Nhưng lại thường không tự tin vào bản thân. Khi còn nhỏ, con có thể cư xử như một người lớn trong hình hài bé nhỏ – rất nhạy cảm, thích tìm lời giải thích cho mọi thứ, yêu thích một mình, tách biệt. Trên giường, con có thể nằm dài mơ mộng và suy nghĩ rất lâu.
Vẻ ngoài thường có biểu hiện dè dặt, thường là với một trong số những người gần gũi, con sẽ chọn một người mà con có thể bộc bạch, thẳng thắn. Con cũng mềm mỏng, tốt bụng và có vẻ như luôn ổn trong mắt người khác.
Khuyến nghị cho nhóm tính khí này:
- Hoạt động và sở thích: con không thích tham gia vào các hoạt động hay trò chơi tập thể nhưng khi đã vượt qua chính mình, con sẽ khá vui vẻ với mọi người. Hãy tạo điều kiện cho con tham gia trò chơi, dạy con cách làm quen, luyện cho con cách nói khi lần đầu gặp những người không quen biết. Thuyết phục con rằng nếu có thất bại thì đó cũng là điều rất bình thường và không có nghĩa là con tệ hơn những người khác. Phương châm để bố mẹ ứng xử với một em bé melancholic là “Ai cũng có thể phạm sai lầm”.
- Đối với nhóm này, điều quan trọng nhất có lẽ là liên tục nhận được sự hỗ trợ của người thân yêu. Khen ngợi, khen ngợi và cổ vũ nhiều lần, cố gắng tìm những thứ tích cực ngay cả khi thất bại. Ví dụ nếu con làm gì đó không thành công, hãy khen ngợi con vì đã dám quyết định làm nó chẳng hạn. Chuyển sự chú ý của con tới nỗ lực thay vì kết quả hay đánh giá. Hãy thể hiện sự ngưỡng mộ và vui mừng khi con đạt được điều gì đó. Nhấn mạnh rằng bố mẹ tự tin vào khả năng của con và biết rằng con có thể xử lý hay thực hiện được nhiệm vụ nào đó, nhắc lại cho con về những điều con đã làm được trong quá khứ.
- Giao tiếp: những em bé nhóm này thường là con “cừu đen” trong tập thể, khá lặng lẽ và ít giao tiếp. Rất khó để em bé cảm thấy không an toàn mà phải tham gia vào một lớp học mới, nhóm mới hay các hoạt động giải trí… Hãy trở thành một người bạn thân thiết với con mà con có thể tin tưởng. Đừng tiết lộ bí mật của con. Đừng chỉ trích quá nhiều. Cùng con thảo luận về các tình huống, chứng minh bạn rất muốn nghe những câu chuyện của con về bản thân, nghe suy nghĩ của con về thế giới xung quanh. Hãy dạy con cách thoát khỏi những tình huống xung đột, để bảo vệ ý kiến của mình và hạn chế những áp lực.
———————————-
Tóm lại:
Sự khác biệt về tính khí giải thích vì sao các em bé là khác nhau, kể cả anh em trong cùng một nhà. Bố mẹ lưu ý là TÍNH KHÍ chứ không phải TÍNH CÁCH. Tính khí không phân loại tốt hay xấu, thiện hay ác, cái nào tốt hơn cái nào. Tính khí có thể bị che đậy đi bởi tính cách.
Parent coach Linh Phan
Cha mẹ khó có thể thay đổi tính khí của con, nhưng có thể thích nghi và có những phương pháp nuôi dạy phù hợp với tính khí cá nhân và giúp con phát triển những phần tích cực, những điểm mạnh trong tính khí của con mình.
Bạn có thể sẽ thấy một số thay đổi trong tính khí của con khi con trưởng thành hơn. Điều này sẽ xảy ra khi con có những trải nghiệm từ những tình huống cư xử cụ thể. Ví dụ một em bé từng rất mất tập trung ở trường học khi lớn lại rất tập trung trong các buổi họp kinh doanh. Điều này là do con đã được phát triển thêm động lực khi trưởng thành, hoặc bởi vì con đã học được các chiến lược để quản lý sự phân tâm của mình nhờ bố mẹ.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một Parent coach chuyên nghiệp, đồng thời là tác giả cuốn sách “Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu”. Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích và hoàn toàn miễn phí cho bố mẹ có con từ 0-6 tuổi. Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Theo Helino
Cả tháng chồng đưa 2 triệu để mua thức ăn cho nhà 6 người, vợ cao tay trị cho anh chồng keo kiệt 'sợ xanh mắt'
Hôm qua không chịu được nữa, chồng em cau có: "Em tính cho cả nhà ăn chay đấy à, hôm nào cũng mua đồ như thế nấu thì ai ăn nổi". Em cười đưa chồng cuốn sổ chi tiêu...
Lấy phải một người chồng tính khí keo kiệt, em đã phải nhường nhịn rất nhiều. Bản chất chồng em không phải người xấu, anh chỉ có một nhược điểm duy nhất, đó là quá chi ly, đến nỗi em phải xấu hổ.
Chồng em không chỉ tính toán với nhà vợ. Đối với gia đình ruột thịt của mình, anh cũng xét nét từng li từng tí. Em lấy chồng được 3 tháng thì bố anh đổ bệnh, phải phẫu thuật và cần một số tiền không nhỏ. Lúc đó mẹ chồng em đứng ra vay tiền. Chồng em cho mẹ vay 100 triệu, em biết chuyện này và hoàn toàn ủng hộ anh.
Nhưng được nửa năm sau, mẹ chồng em cầm tiền sang trả. Lúc ấy em sợ bà ngại con dâu nên trả tiền, vì thế đã nói bà cất tiền đi, bố chồng ốm bọn em cũng có nghĩa vụ để đỡ đần. Vậy mà chồng em quắc mắt lườm vợ. Anh đếm đi đếm lại mấy lần rồi nhăn nhó nói với mẹ: "Thật ra con cất cũng là để dành cho bố mẹ thôi. Sau về già có thế nào còn có tiền mà định liệu".
Được nửa năm sau, mẹ chồng em cầm tiền sang trả. Ảnh minh họa: Internet
Mẹ chồng em gật gù ra về. Bà vừa đi đến cổng, chồng em liền quát vợ nói tiền không phải lá mít. Đã vay thì phải trả, không có chuyện là người nhà mà cho không. Em sốc toàn tập, không ngờ chồng mình lại rạch ròi đến thế. Trong khi đó người nằm viện là bố đẻ của anh.
Biết tính chồng nên lâu nay dù làm gì em cũng rất cẩn thận, nhất là chuyện liên quan đến tiền. Nhưng thời gian gần đây, vợ chồng em bắt đầu nảy sinh vấn đề. Chuyện là em vừa thôi việc ở công ty cũ được 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, em quyết định ở nhà nghỉ ngơi.
Do tiền dự phòng đã hết, 10 ngày trước, em nói chồng đưa tiền ăn cho mình. Sau một hồi đắn đo, chồng em rút trong ví ra 2 triệu rồi yêu cầu: "Tiền ăn tháng này nhé, em tự tính toán mà chi tiêu". Cầm tiền trên tay, em cười ra nước mắt. Bố mẹ chồng và em chồng đều đã về sống cùng bọn em, còn cả đứa con mới hơn 1 tuổi. Vậy mà 6 miệng ăn, chồng em đưa có 2 triệu?
Bình thường thịt cá đầy đủ, từ hôm đó, em chỉ mua dưa cà mắm muối, đồ mặn thì có muối vừng hoặc đậu phụ. Ảnh minh họa: Internet
Cả đêm ấm ức, ngay ngày mai, em cầm tiền chồng đưa đi chợ. Bình thường thịt cá đầy đủ, từ hôm đó, em chỉ mua dưa cà mắm muối, đồ mặn thì có muối vừng hoặc đậu phụ. Hôm nào mua thịt thì người nào cũng gắp được 2 miếng là nhẵn đĩa.
Hôm qua không chịu được nữa, chồng em cau có: "Em tính cho cả nhà ăn chay đấy à, hôm nào cũng mua đồ như thế nấu thì ai ăn nổi". Em cười đưa chồng cuốn sổ chi tiêu. Đọc xong, chồng em không nói không rằng bỏ ra ngoài. Em đã nghĩ kỹ rồi, em sẽ đi tìm việc làm. Nhưng nếu chồng em không đưa thêm tiền ăn, chắc chắn em sẽ tiếp tục thết đãi cả nhà bằng những món ăn đạm bạc đậm chất tiết kiệm như chồng mong mỏi.
Thủy Anh (Cần Thơ)
Theo phunusuckhoe.vn
Từ vụ người phụ nữ bị chồng say rượu đâm thủng bụng trong lúc cãi vã: Phụ nữ thông minh nên làm gì khi chồng say xỉn? Khi say, bất kể là nam hay nữ đều rất dễ nóng nảy, mất tỉnh táo và thường không thể kiểm soát được hành vi của mình... Mới đây, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) tiếp nhận một nữ bệnh nhân 36 tuổi (ngụ phường Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh, TP HCM) vào viện trong tình trạng bụng rách toạc, dạ dày...