Parag Agrawal: Vị CEO đen đủi của Twitter, nạn nhân trong cuộc chiến ’sáng nắng chiều mưa’ của Elon Musk
Để bảo vệ thương vụ 44 tỷ USD, CEO Agrawat của Twitter đang làm phật lòng chính ông chủ tương lai của mình – tỷ phú Elon Musk.
Khi Parag Agrawal trở thành CEO kế nhiệm tại Twitter vào tháng 11 năm ngoái sau quyết định ra đi đầy bất ngờ của người sáng lập Jack Dorsey, hầu như chẳng mấy ai ngoài công ty biết đến vị giám đốc này.
Thế nhưng chỉ 10 tháng sau đó, tên của Agrawal đã lan tràn trên khắp các mặt báo khi Twitter gặp vô số những lùm xùm, bê bối và đặc biệt hơn cả là cuộc chiến pháp lý với tỷ phú Elon Musk. Sau khi đạt thỏa thuận mua lại mạng xã hội này ở mức giá 54,2 USD/cổ phiếu với tổng giá trị 44 tỷ USD, Elon Musk bất ngờ muốn “quay xe” và tạo nên một cuộc chiến pháp lý dai dẳng, trở thành trò cười cho giới truyền thông.
CEO Parag Agrawal
Với Twitter, mạng xã hội này ban đầu không muốn bán cho Elon Musk, vị tỷ phú nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc. Thế nhưng mức giá mà nhà sáng lập Tesla đưa ra lại quá tốt và họ đồng ý, để rồi khi Elon Musk lật kèo thì công ty lại cố gắng kiện cáo, níu kéo bản thỏa thuận này.
Cuối cùng, hãng tin CNN cho biết Elon Musk đã chấp nhận quay lại với bản thỏa thuận 44 tỷ USD sau phiên tòa kéo dài 2 tuần.
Đây là một tin vui cho những cổ đông Twitter nhưng lại là một tin khá rắc rối cho CEO Agrawal bởi nếu Twitter đổi chủ, ông sẽ phải làm việc dưới quyền vị tỷ phú mà mình từng dành cả tháng trời để tranh luận và kiện cáo trên tòa. Tồi tệ hơn, thành quả mà Agrawal đạt được khi đem về bản thỏa thuận có lợi cho cổ đông Twitter có thể là một văn bản sa thải.
Số nhọ
Theo CNN, Agrawal có lẽ là một trong những CEO nhọ nhất lịch sử Phố Wall. Vị giám đốc này phải kế nhiệm di sản từ một nhà sáng lập có phong cách bốc đồng, tuyên bố ra đi đầy bất ngờ mà không hề báo trước.
Twitter dưới sự điều hành của Agrawal cũng gặp phải vô số rắc rối, ngoài cuộc chiến pháp lý với Elon Musk, mạng xã hội này cũng gặp nhiều bê bối, trong khi tình hình kinh tế vĩ mô đang khiến mảng quảng cáo, nguồn thu lợi nhuận chính của hãng đi xuống.
Hãng tin CNN cho biết dù đã làm việc lâu năm ở Twitter nhưng Agrawal vốn là giám đốc kỹ thuật trước khi lên làm CEO. Bản thân vị giám đốc này cũng chưa bao giờ điều hành một công ty nào chứ đừng nói đến những thương hiệu có tiếng trên thế giới như Twitter.
“Tôi nghĩ Agrawal được đưa lên làm lãnh đạo bởi họ nghĩ rằng mọi thứ sẽ đi theo đúng kế hoạch”, giáo sư Bill Klepper của trường đại học Columbia Business School nhận định, cho biết thêm rằng trong năm qua chẳng có gì là theo đúng kế hoạch của Twitter cả.
Bất chấp các rắc rối, Agrawal đã thành công phát triển thêm cho Twitter cũng như cho ra đời nhiều ứng dụng mới. Dẫu vậy, hãng tin CNN vẫn nghi ngờ về khả năng trụ thêm tại Twitter trong 1 năm nữa của CEO Agrawal bởi nếu không bị tỷ phú Elon Musk sa thải thì hội đồng cổ đông cũng có thể đuổi việc ông vì không hoàn thành được thỏa thuận 44 tỷ USD.
Video đang HOT
“Tôi chắc chắn là khi ông ấy về nhà vào buổi tối sẽ vắt tay lên chán nghĩ rằng: ‘Mình đang dính vào cái khỉ gió gì thế này không biết’”, giáo sư Klepper cười nói.
Cãi lộn
Theo CNN, nhiệm vụ của Agrawal vào đầu năm nay đã khá khó khăn. Công ty đặt mục tiêu tăng thêm 100 triệu người dùng chủ động vào năm 2023, cao hơn 45% so với quý IV/2021 và nâng doanh thu lên 7,5 tỷ USD, cao hơn so với 5 tỷ USD năm 2021. Cùng thời gian đó, Twitter cũng triển khai dịch vụ đăng ký trả tiền Twitter Blue và một số dự án khác liên quan đến tiền số.
Khó khăn lớn nhất tại thời điểm đó của Twitter là chưa tận dụng triệt để được tệp khách hàng để tăng doanh thu theo đúng tiềm năng vốn có của mình.
Thế rồi tỷ phú Elon Musk xuất hiện.
Vào tháng 3/2022, nhà sáng lập Tesla tiếp cận Jack Dorsey dù ông đã rời bỏ ghế CEO của Twitter, tiếp đó Elon Musk gặp mặt ban giám đốc cũng như Agrawal để nói chuyện về việc góp vốn. Tại thời điểm này, Twitter đã chấp nhận cho Elon Musk một ghế trong ban điều hành.
Vài ngày sau đó, Elon Musk đăng tải dòng tweet: “Có phải Twitter đang chết dần?”. Ngay lập tức Agrawal đã nhắn tin nói với nhà sáng lập Tesla rằng những dòng bày tỏ này đang khiến vị CEO gặp nhiều khó khăn.
“Ông có thể tự do đăng tải những dòng phàn nàn về Twitter, nhưng tôi có nghĩa vụ phải nói rằng những dòng đăng tải này không giúp tôi khiến Twitter trở nên tốt hơn đâu. Trong lần nói chuyện tới, tôi sẽ cung cấp những vấn đề gây phiền phức trong nội bộ và làm thế nào mà nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chúng tôi. Tôi rất mong công ty sẽ là môi trường bình lặng, không gây phiền nhiễu cho nhân viên, nhưng tiếc là không phải vậy”, những dòng tin nhắn của CEO Agrawal đã được tiết lộ trong phiên tòa tuần trước giữa Elon Musk với Twitter.
Elon Musk và Jack Dorsey
Đáp trả, nhà sáng lập Tesla nhắn tin đầy gay gắt: “Ông đã làm được gì trong tuần này vậy…Tôi sẽ chẳng tham gia ban điều hành đâu, nó thật là phí thời gian”.
Sau khi từ chối ngồi vào ban điều hành, Elon Musk bất ngờ đề nghị mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu, mức giá cao hơn thị trường rất nhiều. Thế rồi 1 tháng sau đó, vị tỷ phú này lại đòi hủy kèo với lý do Twitter thông báo sai về số lượng tài khoản giả mạo đang tồn tại. Đáp lại, mạng xã hội này kiện Elon Musk ra tòa vì vi phạm hợp đồng.
Trong bối cảnh này, CEO Agrawal vừa phải trấn an cổ đông, các nhà quảng cáo và nhân viên về một thương vụ tỷ USD, đồng thời cũng phải tranh cãi với Elon Musk, người có thể trở thành sếp mình sau này, để bảo vệ hình ảnh của Twitter.
Tháng 5/2022, Elon Musks vào Agrawal đã có cuộc tranh cãi nảy lửa trên Twitter. CEO Agrawal đã đăng bài viết giải thích cách tính số lượng tài khoản giả mạo và công ty đã nỗ lực thế nào để thống kê chúng, nhưng Elon Musk chỉ đáp lại bằng một biểu tượng hình đống phân.
Hãng tin CNN nhận định trong bối cảnh như vậy, ngay cả khi Twitter buộc Elon Musk phải tuân thủ hợp đồng 44 tỷ USD thì nhiều khả năng Agrawal cũng khó lòng mà tại vị được vì đã làm phật lòng ông chủ tương lai.
Bất hòa
Vào tháng 4/2022, trong một tin nhắn với nhà sáng lập Jack Dorsey của Twitter, Elon Musk đã bày tỏ quan điểm rằng ông không thể làm việc chung với Agrawal.
“Agrawal quá chậm chạp và chỉ đang cố chiều lòng tất cả mọi người, những đối tượng mà họ sẽ chẳng hài lòng dù cho ông ấy có làm gì đi chăng nữa”, Elon Musk nhắn tin.
Hãng tin CNN cho biết nếu Elon Musk tiếp quản Twitter và Agrawal phải ra đi, vị CEO này sẽ nhận được khoản bồi thường hàng chục triệu USD kèm với những khoản quyền ưu tiên chọn mua cổ phiếu của Twitter khác.
Với trường hợp Elon Musk thỏa thuận được với Twitter để hủy bỏ thương vụ 44 tỷ USD thì câu chuyện cũng chẳng sáng sủa hơn cho Agrawal. Theo giáo sư Klepper, cổ phiếu của Twitter sẽ sụt giá mạnh và cổ đông sẽ cần tài cơ cấu lại công ty.
“Họ sẽ phải làm rất nhiều việc, nhưng thứ đầu tiên họ làm sẽ là tìm một CEO mới có kinh nghiệm hơn”, giáo sư Klepper nhận định.
Agrawal: 10 năm từ kỹ sư vươn tới CEO Twitter
Parag Agrawal, 37 tuổi, người Mỹ gốc Ấn, một cái tên có phần xa lạ đã được công bố là CEO tiếp theo của Twitter sau khi Jack Dorsey bất ngờ từ chức.
"Tôi gia nhập công ty này từ 10 năm trước, khi mà số lượng nhân viên còn chưa tới 1000 người..." Agrawal viết trong thư gửi toàn thể công ty, nơi nơi hiện có 5.500 nhân viên. "Tôi đã từng ở vị trí của các bạn, tôi đã chứng kiến những thăng trầm, cả thách thức và khó khăn, thành công và những sai lầm."
Khi vào công ty năm 2011, Agrawal chỉ là một kỹ sư phần mềm, chỉ 6 năm sau, anh đã trở thành Giám đốc kỹ thuật (CTO) của Twitter. Kỹ sư phần mềm người Ấn Độ chính là người đã áp dụng công nghệ machine-learning (máy học) và AI tại Twitter giúp nền tảng này không ngừng gia tăng người dùng.
Dorsey, CEO tiền nhiệm, CEO tiền nhiệm Dorsey cho biết Agrawal như một tấm gương về "khát vọng và tiềm năng" trong đội ngũ phát triển, với xuất phát điểm là "kỹ sư quan tâm sâu sắc tới công việc".
Agrawal là ai?
Sinh năm 1984, tại Ấn Độ, Agrawal là người có đam mê đối với cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin kỹ thuật số. Anh từng học khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Ấn Độ ở Mumbai, trước khi tới Mỹ vào năm 2005, để theo đuổi bằng tiến sỹ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.
Trong thời gian này, Agrawal là nghiên cứu sinh tại một loạt các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như AT&T Labs, Microsoft và Yahoo và hoàn thành luận án Tiến sỹ của mình vào năm 2012. Vợ của Agrawal, Vineeta, cũng hoạt động trong ngành khi đứng đầu một quỹ đầu tư công nghệ sinh học của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz.
Parag Agrawal đã gắn bó với Twitter 10 năm. (Ảnh: Internet)
Nhận xét về người kế nhiệm mình, cựu lãnh đạo Dorsey nói rằng: "Parag đã đứng sau mọi quyết định quan trọng giúp xoay chuyển tình thế công ty. Cậu ấy luôn tìm tòi, ưa khám phá, lý trí, sáng tạo, đòi hỏi cao, biết tự nhận thức và rất khiêm tốn. Tôi có niềm tin sâu sắc vào khả năng dẫn dắt công ty với vai trò CEO của cậu ấy."
Trở thành người dẫn dắt Twitter ở tuổi 37, Agrawal là CEO trẻ nhất trong số các công ty thuộc nhóm S&P 500 và tiếp tục kéo dài danh sách các CEO người Ấn Độ tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới (Sundar Pichai - Google, Satya Nadella - Microsoft, Arvind Krishna - IBM, Shantanu Narayen - Adobe, VMWare - Raghu Raghuram...
Dấu ấn tại Twitter
Năm 2011, Agrawal gia nhập Twitter và trở thành thành viên nhóm kỹ sư giám sát công nghệ quảng cáo của công ty. Tại đây, nhóm kỹ sư đã áp dụng phương thức machine learning và AI thông qua phân tích cơ sở dữ liệu để phát triển cách thức đưa quảng cáo tới các đối tượng người dùng cụ thể.
6 năm sau, anh trở thành CTO của Twitter và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền tảng mạng xã hội này thông qua chuyển đổi, sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của Google và Amazon.
Tháng 12/2019, Twitter đưa ra dự án nghiên cứu nền tảng mạng xã hội phi tập trung có tên BlueSky, và Agrawal đóng vai trò là người giám sát dự án. "Chúng tôi tin rằng việc trao quyền nhiều hơn cho các cá nhân có thể giúp giải quyết tốt hơn các vấn đề cộng đồng, từ đó giúp đỡ được nhiều người hơn."
Bên cạnh đó, Agrawal được cho là có đóng góp vào nhiều sách lược quan trọng của công ty, như việc tích hợp cho phép người dùng có thể "tip" (tặng tiền) những người sáng tạo nội dung trên nền tảng này bằng bitcoin thông qua dịch vụ ví tiền bitcoin Strike. Đặc biệt, Twitter không tính phí hoa hồng đối với các khoản tiền được gửi thông qua tính năng này.
Kevin Weil, cựu Phó Giám đốc phụ trách sản phẩm của Twitter, người đã sang "đầu quân" cho Facebook, nhận xét Agrawal đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.
"Cậu ấy đã ở đây từ những ngày đầu, tham gia xây dựng nền tảng quảng cáo sơ khai, cho tới nâng cao vị thế của Twitter và còn hơn nữa," Kevin nói, "Tất cả đều là các dự án kỹ thuật, nhưng tác động tới 'linh hồn' của sản phẩm."
Ban điều hành Twitter đã nhất trí trao cho Agrawal tiếp quản vị trí CEO, đồng thời chỉ định anh vào vị trí hội đồng quản trị của công ty. Dorsey vẫn tiếp tục ở trong hội đồng quản trị cho tới năm 2022, anh cho rằng Agrawal được lựa chọn vì "là người hiểu sâu sắc về công ty và nhu cầu của nó".
Thách thức chờ đón
Tuy chỉ có hơn 200 triệu người dùng, so với con số gần 2 tỷ người dùng của Facebook, Twitter đã trở thành nền tảng mạng xã hội chính trị hàng đầu thế giới hiện nay khi quy tụ đông đảo người dùng cao cấp như chính trị gia, KOLs, nhà báo...
Mặc dù vậy, đó cũng là lý do khiến mạng xã hội này gặp phải rất nhiều cáo buộc liên quan sử dụng từ ngữ kích động, thông tin sai lệch; những lo ngại của Quốc hội Mỹ về quyền lực, sự chia rẽ và kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, Twitter cũng gây tranh cãi khi công khai khoá tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bên cạnh đó, Agrawal cũng phải đối mặt với thách thức đến từ mục tiêu rất cao từ hội đồng quản trị đối với Twitter. Đó là đạt 315 triệu người dùng hàng ngày và gấp đôi lợi nhuận vào cuối năm 2023.
Cụ thể, năm 2020, mạng xã hội này đạt doanh thu 3,7 tỷ USD, mục tiêu cho tới 2023 phải đạt 7,5 tỷ USD, đòi hỏi công ty phải mở rộng thêm nhiều tính năng để có thể đạt được con số này.
Elon Musk đang muốn 'mặc cả' với Twitter CEO Tesla cho biết ông đang cân nhắc thỏa thuận với Twitter, do các số liệu về tài khoản spam và bot tự động trên mạng xã hội này. Tại hội nghị công nghệ diễn ra ở Miami, Elon Musk cho biết ông không loại bỏ khả năng tìm thỏa thuận để mua lại Twitter với giá thấp hơn, một người tham dự...