Panasonic trình làng laptop Toughbook CF-LX3, pin 14 giờ
Theo thông tin từ trang Cnet, Panasonic vừa trình làng laptop mới dòng Toughbook mang tên CF-LX3. Đây là sản phẩm có thông số ấn tượng với bộ vi xử lý Intel Core i5 Pro, ổ cứng thể rắn SSD 250 GB và Windows 8.1 Pro 64 bit.
Điểm khá kì lạ là Toughbook CF-LX3 vẫn có hỗ trợ tùy chọn ổ đĩa quang học DVD, mặc dù ngày nay ổ đĩa này hầu như không còn cần thiết. Toughbook CF-LX3 sở hữu màn hình kích thước 14 inch, có trọng lượng 1.29 kg cho phiên bản pin 3 cell và có trọng lượng 1.43 kg với pin 6cell cùng ổ đĩa DVD.
Theo Panasonic cho biết, laptop này có thể hoạt động bình thường sau khi thả rơi từ độ cao 76 cm. Hiện tại, máy bắt đầu bán đầu tiên tại Singapore với mức giá bán ra tại thị trường này là 1962 USD, tương đương với hơn 40 triệu đồng. Thông tin về các thị trường phân phối khác đến nay vẫn chưa được Panasonic chính thức xác nhận.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Toughbook CF-LX3:
- Màn hình: 14 inch, độ phân giải 1600 x 900 pixel
- Vi xử lý: Vi xử lý Intel Core i5 Pro
- RAM: Chưa đề cập
Video đang HOT
- Lưu trữ: Ổ SSD 250 GB
- Tùy chọn: Tùy chọn ổ đĩa DVD
- Pin: 3 cell (7 giờ sử dụng), 6 cell (14 giờ sử dụng)
- Kích thước: 333 x 225.6 x 24.5 mm.
Theo Vnreview
Máy ảnh số: Smartphone đã 'giết' chúng tôi
Sự bùng nổ của smartphone với chức năng chụp ảnh ngày càng xuất sắc đã khiến nhiều hãng sản xuất máy ảnh sừng sỏ phải khóc ròng. Họ đã chạy đua nhưng càng cố gắng thì thất bại của họ càng đau đớn.
Nguyên nhân nào khiến các nhà sản xuất máy ảnh bại trận trước smartphone?
Theo những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm, chiếc máy ảnh tốt nhất không phải là chiếc đắt tiền nhất, chụp đẹp nhất, ống kính cao cấp nhất... mà chính là chiếc máy ảnh sẵn sàng xuất hiện và chớp lấy khoảnh khắc bất cứ khi nào chủ nhân của nó cần. Với tiêu chí này, có lẽ sẽ không mấy ai ngạc nhiên với thất bại của các hãng sản xuất máy ảnh chuyên nghiệp nữa.
Có thể là hơi bi quan nhưng chính vì sự bùng nổ và khả năng ngày càng xuất sắc trong việc chụp ảnh của những chiếc smartphone khiến không ít chuyên gia cho rằng "ngày tàn" của ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh không còn xa nữa.
Smatphone giờ đây đã thay thế vị trí của những chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong hầu hết các trường hợp. (Ảnh minh họa)
Nikon, Canon, Panasonic, Olympus, Fujifilm... và những nhà sản xuất khác không phải là không nhận ra tử huyệt này và họ đã cố gắng rất nhiều trong suốt thời gian qua để theo kịp yêu cầu của thị trường và giành lại chỗ đứng của mình "trong bàn tay" của người dùng.
Nhưng họ đã cố gắng trong tuyệt vọng. Doanh số tiêu thụ của những dòng máy ảnh kỹ thuật số "ngắm là chụp" đã liên tục sụt giảm cùng với sự tăng trưởng của doanh số các dòng smartphone đình đám như iPhone hay Samsung Galaxy. Đặc biệt, người ta ngày càng quên những chiếc máy ảnh khi mà chụp ảnh bằng smartphone, người dùng có thêm phần mềm chỉnh sửa và cả tá những phần mềm biên tập ảnh trước khi chia sẻ lên các mạng xã hội.
Hậu quả là doanh số tính chung của các dòng máy ảnh kỹ thuật số đã giảm 40% trong năm 2013.
Để theo đuổi thị trường, các hãng sản xuất máy ảnh Nhật Bản đã tạo ra một phân khúc sản phẩm mới, cao cấp hơn một chút so với máy ảnh compact và smartphone nhưng thấp hơn và rẻ hơn những mẫu máy cao cấp DSLR. Đó là những chiếc máy ảnh không gương lật (mirrorless camera), có khả năng thay đổi ống kính giống như máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp nhưng lại có kích thước nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Mục đích của nhà sản xuất là quyến rũ người dùng bằng việc nâng cao "khả năng sẵn sàng phục vụ" của thiết bị giống như những chiếc smartphone nhưng lại cho chất lượng ảnh đẹp hơn.
Nhưng một lần nữa, các nhà sản xuất lại tính nhầm. Chất lượng ảnh tuyệt vời của những chiếc máy ảnh không gương lật chỉ hấp dẫn được những người có sở thích với bộ môn nhiếp ảnh hay đơn giản là những người thích "chơi ảnh". Những gì đã từng xảy ra với máy ảnh compact giờ đây đang lặp lại y hệt đối với máy ảnh không gương lật: Khi chất lượng camera của smartphone liên tục được nâng cao, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy máy ảnh chỉ là "đồ đắt tiền mà chẳng hơn gì".
Trong số các hãng sản xuất, những "tiểu gia" ở bậc trung như Panasonic, Olympus và Fujifilm là những người cảm nhận sự "đau đớn" này rõ ràng nhất. Tất cả đều đang phải chứng kiến sự thua lỗ của mảng máy ảnh và chỉ duy nhất có Olympus dám tuyên bố là họ sẽ trở lại có lãi vào năm sau.
Chuyên gia trong lĩnh vực hình ảnh của Credit Suisse, Yu Yoshida khẳng định với hãng tin Reuters rằng tương lai sẽ chỉ có những "đại gia" như Canon và Nikon cùng với Sony là có đủ tiềm lực để vượt qua cơn bĩ cực này.
Như để khẳng định xu thế không thể đảo ngược của xu hướng này, mới đây trên tờ New Yorker, nhiếp ảnh gia tên tuổi đã kể lại "hành trình tiến hóa" của những chiếc máy ảnh trên tay ông từ máy phim sang máy kỹ thuật số SLR đến máy ảnh không gương lật và giờ đây ông đã quyết định dừng lại ở chiếc... iPhone 5.
Nhưng các nhà sản xuất máy ảnh chưa chịu đầu hàng. Họ tiếp tục tạo ra một nhánh sản phẩm nằm giữa camera và điện thoại. Mới đây nhất, Samsung cho ra đời phiên bản mới nhất của chiếc Galaxy Camera, sử dụng hệ điều hành Android và có thể làm được mọi thứ giống như một chiếc camera ngoại trừ việc gọi điện thoại. Ở một góc khác, Sony (hãng vừa sản xuất máy ảnh không gương lật, linh kiện cho các hãng máy ảnh khác và cả smartphone) lại đang quảng bá dòng thiết bị QX - ống kính có thể tháo rời và cảm biến hình ảnh có thể gắn vào smartphone.
Mặc dù phản ứng của thị trường vẫn còn khá lẫn lộn nhưng Sony cho biết, doanh số của dòng sản phẩm này đã "cao hơn nhiều so với kỳ vọng".
Theo VNE
Tại sao Panasonic phải từ bỏ tấm màn plasma? Sự đột tử của Plasma khiến cho chúng ta không khỏi ngạc nhiên và hụt hẫng. Tại CES - triễn lãm hàng điện tử tiêu dùng năm nay, Panasonic mang tới những chiếc TV OLED mới nhất của mình với độ phân giải 4K. Chúng ta có thể nhận ra một điều rằng những chiếc TV Plasma không hề được nhắc đến. Thêm...