Panasonic phát triển phần mềm tìm kiếm điểm sạc cho người dùng ô tô điện
Công ty Panasonic đã phát triển một phần mềm cho phép người dùng ô tô điện có thể kết nối và dễ dàng tìm kiếm các điểm sạc dành cho xe điện một cách thuận tiện nhất.
Biểu tượng của Hãng sản xuất điện tử Panasonic Corp. Ảnh: Reuters
Phần mềm sẽ cung cấp dịch vụ chia sẻ vị trí sạc điện thông qua kết nối giữa lái xe với các điểm sạc hoặc người chủ sở hữu các địa điểm cho phép sạc điện.
Lái xe có thể sử dụng phần mềm để đặt lịch sạc, thanh toán tiền thông qua chức năng liên kết ngân hàng có trong phần mềm. Ngoài ra, phần mềm này cũng cho phép chủ sở hữu các điểm sạc điện có thể đăng ký và cung cấp dịch vụ cho người dùng.
Video đang HOT
Dự kiến Panasonic sẽ bắt đầu tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ điểm sạc từ cuối tháng 11/2022 và sẽ chính thức bắt đầu cung cấp dịch vụ cho người dùng kể từ đầu năm 2023.
Ông Atsushi Tamagawa, đại diện Panasonic, cho biết việc phổ biến xe ô điện sẽ không thể thực hiện chỉ với một công ty độc lập mà cần đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên. Phần mềm do công ty phát triển là một trong những nỗ lực cung cấp thêm tiện ích cao hơn cho người tiêu dùng từ đó khuyến khích sử dụng phương tiện này.
Để phát triển xe ô tô điện, chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng gấp 5 lần số điểm sạc như hiện này vào năm 2030. Ngoài các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn như ENEOS đang tăng cường triển khai các dịch vụ sạc điện, các khu trung tâm mua sắm và nhà ở tại Nhật Bản đang tăng cường xây dựng các điểm sạc để phục vụ nhu cầu người dùng./.
Siêu ứng dụng gặp sự cố, chục triệu người dùng Hàn Quốc 'đứng hình'
Hàng triệu người Hàn Quốc điêu đứng, cuộc sống đảo lộn do siêu ứng dụng KakaoTalk gặp sự cố, phải ngừng hoạt động trong vài ngày.
Thuật ngữ siêu ứng dụng (super app) chỉ nền tảng "tất cả trong một" khi tích hợp nhiều tính năng, tiện ích khác nhau như thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ, tra cứu thông tin hành chính hay giao kết bạn bè...
KakaoTalk là siêu ứng dụng tại Hàn Quốc với khoảng 47,5 triệu người dùng, chiếm 90% tổng dân số xứ Kim chi. Siêu ứng dụng này vốn được người Hàn Quốc dùng để nhắn tin, gọi đặt xe, xem bản đồ, chơi game, theo dõi thời tiết cũng như tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến, dịch vụ tài chính, ngân hàng di động.
Hôm 15-10, một đám cháy bùng phát tại tòa nhà SK C&C, nơi hai trong số các hãng công nghệ lớn nhất Hàn Quốc là Kakao và Naver Corp đặt trung tâm dữ liệu. Sự cố khiến toàn bộ các nền tảng và hệ sinh thái của cả hai đặt tại đây đã phải dừng hoạt động vài ngày.
Người dùng Hàn Quốc "đứng hình" khi siêu ứng dụng KakaoTalk gặp sự cố. Ảnh: AllKpop
Ảnh hưởng bởi hỏa hoạn khiến siêu ứng ụng KakaoTalk không thể hoạt động, dẫn tới làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Người dùng không thể trả tiền cho các vật dụng hàng ngày tại cửa hàng tiện lợi, đặt thực phẩm và hàng tạp hóa, khó đặt taxi theo thói quen, việc xem bản đồ bị vô hiệu hóa...
Thậm chí, việc không thể sử dụng siêu ứng dụng KakaoTalk còn khiến "bên thứ ba" chịu thiệt như chia sẻ của một số tài xế taxi cho biết họ mất hơn 90% thu nhập mỗi ngày.
"Có cảm giác như quay lại thời mạng 2G vậy" - một người dùng KakaoTalk của Hàn Quốc viết trên Twitter, trong khi người khác thừa nhận "cảm thấy khó chịu và buồn hơn khi chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào những ứng dụng như KakaoTalk".
Sự cố của KakaoTalk phần nào được khắc phục khi vào ngày 17-10 công ty cho biết, đã vận hành lại 12.000 trong tổng số 32.000 máy chủ tại trung tâm dữ liệu ở SK C&C.
Dẫu vậy, theo thông tin từ đài KBS, nhiều nhóm khách hàng đang chuẩn bị một vụ kiện tập thể chống lại Kakao, bất chấp việc Giám đốc điều hành (CEO) Namkoong Whon đã phải từ chức sau sự cố nhằm xoa dịu dư luận.
Bằng Hưng
YouTube nói gì khi ép người dùng trả phí để xem video 4K? YouTube mới đây đã đưa ra phản hồi mới nhất về một quyết định đã khiến nhiều người dùng tỏ ra bất bình. YouTube là dịch vụ video miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập. Tuy nhiên, YouTube vẫn có gói trả phí YouTube Premium với một số quyền lợi như loại bỏ quảng cáo, xem video ở nền...