Panama “làm căng” với Triều Tiên sau vụ bắt giữ tàu chở vũ khí
Chính phủ Panama vừa hủy thị thực nhập cảnh cấp cho hai nhà ngoại giao Triều Tiên dự định sẽ tới quốc gia Trung Mỹ này để giải quyết vụ tàu hàng bị bắt giữ do chở vũ khí của Cuba.
Tàu Triều Tiên Chong Chon Gang bị bắt giữ tại Panama vì trên tàu có chở nhiều vũ khí của Cuba.
Lệnh hủy được đưa ra ngay sau khi hai nhà ngoại giao Triều Tiên vừa nhận được giấy thị thực do Đại sứ quán Panama tại Cuba cấp để yêu cầu họ tới Panama “giải thích vụ tàu chở vũ khí và thanh tra tàu”.
“Thị thực của hai nhà ngoại giao Triều Tiên đã bị hủy do Bộ Ngoại giao đã không tham khảo Bộ Công cộng, cơ quan phụ trách điều tra vụ việc”, thông báo của Phủ Tổng thống Panama nêu rõ.
Trước đó, Ngoại trưởng Panama Fernando Núez đã chỉ thị cho Đại sứ quán tại Cuba cấp thị thực nhập cảnh cho hai nhà ngoại giao trên. Tuy nhiên, trước khi làm việc này Bộ Ngoại giao đã không tham khảo Bộ Công cộng, cơ quan phụ trách điều tra vụ tàu Triều Tiên chở vũ khí bị bắt giữ hồi tuần trước khi đang đi vào kênh đào Panama.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hãng tin EFE của Tây Ban Nha dẫn lời một quan chức giấu tên nước này cho biết việc hủy thị thực do những tuyên bố “phản cảm” của chính phủ Triều Tiên liên quan tới sự cố trên.
Trong khi đó, báo chí khu vực dẫn lời cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe cho biết số vũ khí và thiết bị quân sự trên tàu Triều Tiên có thể đang được chở tới Colombia và Ecuado.
Ông Uribe cho biết ông nhận được thông tin này từ một nguồn tin “hoàn toàn tin cậy”, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng Colombia điều tra thận trọng về vụ việc. Cựu Tổng thống Colombia cũng khẳng định sẽ chuyển toàn bộ thông tin vụ việc cho Văn phòng Chưởng lý vào thời điểm thích hợp để phục vụ công tác điều tra.
Cũng liên quan tới vụ bắt giữ tàu Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố Wasington không coi vụ việc này là vấn đề song phương với Cuba, mà sẽ tập trung điều tra theo hướng đây có phải là hành động vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên hay không.
Chính phủ Mỹ khẳng định sẽ thảo luận với Cuba trong thời gian sớm nhất về các vấn đề liên quan tới vụ việc này.
Theo Dantri
Hy vọng cho người nhập cư
Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải cách chế độ nhập cư đã hé mở thêm hy vọng cho hơn 11 triệu người nhập cư đang sinh sống "ngoài vòng pháp luật" tại quốc gia này.
Một cuộc tuần hành ở thành phố Atlanta ủng hộ cải cách luật nhập cư
Với 68 phiếu thuận và 32 phiếu chống, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama kiểm soát ngày 27-6 đã thông qua dự luật cải cách chế độ nhập cư. Dự luật dài tới 1.200 trang này nếu được Quốc hội thông qua và Tổng thống phê chuẩn sẽ cải cách sâu rộng chế độ nhập cư đồng thời cũng siết chặt an ninh các tuyến biên giới của nước Mỹ.
Dự luật yêu cầu người nhập cư không đủ giấy tờ phải đăng ký với chính quyền, qua khâu kiểm tra lý lịch, truy nộp thuế, các khoản lệ phí và tiền phạt để được sống và làm việc hợp pháp, sau vài năm thử thách có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch. Dự luật cũng yêu cầu siết chặt an ninh các tuyến biên giới, nhất là tuyến biên giới với Mexico, thông qua việc tăng chi tiêu 38 tỷ USD, bổ sung thêm 20.000 nhân viên an ninh, dựng thêm hàng rào, lắp đặt hệ thống giám sát điện tử và triển khai máy bay không người lái.
Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải cách chế độ nhập cư đã hé mở thêm cơ hội cho hơn 11 triệu người nhập cư, một trong những vấn đề gây tranh cãi lâu nay ở nước Mỹ. Dòng người nhập cư từ khắp thế giới dù có những đóng góp nhất định song cũng mang lại không ít phiền phức, đau đầu cho nước Mỹ.
Tình trạng nhập cư trái phép, chủ yếu từ Mexico và các nước Trung Mỹ, là thực trạng nhức nhối của nước Mỹ, tác động tiêu cực tới an ninh xã hội và kinh tế. Ước tính trong năm 2010, Mỹ đã phải chi 12 tỷ USD, bao gồm cả chi phí thực phẩm cho người nhập cư trái phép, trong khi hầu hết họ đều không nộp thuế thu nhập.
Với lợi thế chi phí rẻ cả về tiền lương và các khoản đóng góp khác, người nhập cư đã làm mất đi hàng triệu việc làm của công dân Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tội phạm liên quan đến người nhập cư cũng là một vấn đề nhức nhối, trong đó băng nhóm tội phạm có tên là "Phố 18" hoạt động gần khắp nước Mỹ đã thu nạp từ 30 - 50 nghìn thành viên, trong đó 80% là người Mexico và Trung Mỹ.
Thế nhưng, cũng không thể phủ nhận những đóng góp của người nhập cư cho nước Mỹ. Tổng thống Obama khẳng định người nhập cư nước ngoài có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Mỹ và đó là lý do để ông đề xuất cải cách nhập cư, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ cải cách luật nhập cư. Tổng thống Obama coi thông qua cải cách chế độ nhập cư để hợp thức hoá cho hàng triệu người nhập cư đang sinh sống bất hợp pháp hiện nay ở Mỹ là một ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa hiện đang chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ lại phản đối việc cho phép hơn 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp cuối cùng có thể trở thành công dân Mỹ. Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa John Boehner đã lên tiếng chỉ trích và tuyên bố dự luật của đảng Dân chủ vừa được Thượng viện thông qua "sẽ không qua được cửa Hạ viện".
Bởi thế, "giấc mơ Mỹ" của hơn 11 triệu người nhập cư, trong đó có hàng triệu người đến từ châu Á, có thể được thắp lên từ việc Thượng viện Mỹ đưa ra dự luật cải cách chế độ nhập cư song để trở thành hiện thực thì còn vô cùng khó khăn.
Theo ANTD
Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khi ranh giới bị xóa nhòa... Những ràng buộc và đan xen về lợi ích khiến mối quan hệ Mỹ - Trung khó có thể nhận biết rõ ràng đâu là vấn đề song phương, đâu là vấn đề khu vực và đâu là toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California. Theo kế hoạch, chương trình nghị sự 2...