Palo Alto Networks chi gần nửa tỉ USD mua lại CloudGenix
Hãng bảo mật Palo Alto Networks cho biết vừa đạt được thỏa thuận mua lại CloudGenix với giá 420 triệu USD.
Palo Alto Networks mua sắm khá nhiều trong hai năm qua
Theo TechCrunch, CloudGenix cung cấp hệ thống mạng diện rộng được định nghĩa bằng phần mềm (SD-WAN) giúp tăng khả năng an ninh. Công ty thực hiện điều này bằng cách thiết lập chính sách thực thi việc tuân thủ giao thức bảo mật trên các địa điểm phân tán. Điều này đặc biệt hữu ích cho các công ty có nhiều văn phòng chi nhánh hoặc lực lượng lao động phân tán nói chung.
Nikesh Arora, chủ tịch và giám đốc điều hành của Palo Alto Networks nói rằng việc mua lại này sẽ góp phần vào các giải pháp bảo mật dựa trên SASE của công ty. Ông nhấn mạnh “khi doanh nghiệp trở nên phân tán hơn, khách hàng muốn các giải pháp nhanh nhạy có thể hoạt động và áp dụng cho cả bảo mật và mạng. Sau khi kết thúc thương vụ này, nền tảng kết hợp của chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng một gói hoàn chỉnh của SASE thuộc loại tốt nhất, dễ triển khai, được quản lý trên nền tảng đám mây và được phân phối dưới dạng dịch vụ”.
Video đang HOT
CloudGenix được thành lập vào năm 2013 bởi Kumar Ramachandran, Mani Ramasamy và Venkataraman Anand. Tất cả đồng sáng lập này cũng sẽ tham gia Palo Alto Networks như một phần của thỏa thuận. Công ty hiện có 250 khách hàng và đã huy động được gần 100 triệu USD vốn đầu tư, theo dữ liệu của PitchBook.
CloudGenix là công ty thứ sáu mà Palo Alto Networks đã mua lại từ tháng 2.2019 với tổng giá trị khoảng 1,6 tỉ USD. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong quý 4 tùy thuộc vào sự chấp thuận theo các quy định.
Hiếu Trung
Tranh cãi quản lý dữ liệu riêng tư trong đại dịch Covid-19
Virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 đang mở ra môt vấn đề gây nhiều tranh cãi, đó là cơ chê kiêm soát dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Người dùng smartphone có thể mất quyền riêng tư khi bị kiểm soát
Những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain hay giao thức trực tuyến đã được triển khai theo nhiều cách khác nhau để phòng chống Covid-19. Nhưng quan trọng nhất là cách thức smartphone và các thiết bị cá nhân khác đã được sử dụng để quản lý cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Đây là đại dịch đầu tiên mà mọi người có thể truy cập thông tin từ smartphone của mình. Ở đó, mọi người kết nối với các luồng thông tin cập nhật về sự lây lan của căn bệnh cũng như các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, Covid-19 cũng cho chúng ta thấy cách smartphone được sử dụng làm hệ thống giám sát để hỗ trợ việc quản lý và kiểm soát người dân, như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang thực hiện.
Kết quả là, các dữ liệu này đã được chứng minh hỗ trợ hiệu quả cho công tác "lần theo đầu mối liên lạc" của các quốc gia, cung cấp chi tiết về hành trình di chuyển và tiếp xúc xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi virus, từ đó kiểm soát tốt hơn. Ví dụ tại Singapore dựa trên dữ liệu các ứng dụng phổ biến giúp người dùng chia sẻ phương tiện đi lại, còn tại Đài Loan kết hợp chức năng theo dõi của điện thoại di động với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế, nhập cư và hải quan để hạn chế sự lây lan của virus. Ngoài ra còn có sự ra đời nhanh chóng của các ứng dụng mà những công dân trong vùng dịch được yêu cầu sử dụng khi các biện pháp hạn chế đi lại và cách ly bắt đầu được áp dụng.
Tất cả điều này sẽ sử dụng dữ liệu cá nhân và các ứng dụng theo dõi để đối phó với dịch Covid-19 dẫn đến những cân nhắc nghiêm túc về mức độ minh bạch thông tin đối với cuộc sống của người dùng smartphone. Đặc biệt khi tại Trung Quốc, ứng dụng "Mã số Sức khỏe Alipay" được Alibaba phát triển yêu cầu người dân cài đặt trên điện thoại để đánh giá rủi ro và tình trạng cách ly của mỗi người, từ đó cho phép họ rời khỏi nhà hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay không.
Smartphone đang được sử dụng làm công cụ giúp các quốc gia kiểm soát dịch Covid-19
Vấn đề là "Mã số Sức khỏe Alipay" cũng chia sẻ dữ liệu với cảnh sát, thông báo cho các cơ quan chức năng về tình trạng cách ly và hành trình di chuyển của từng cá nhân. Chưa rõ độ chính xác của công nghệ ra sao nhưng nó có thể xem là tiền đề của các hình thức giám sát và kiểm soát, gây ra các vấn đề liên quan đến quyền con người và quyền công dân.
Nếu đây được coi là các hình thức quản lý xã hội khả thi trong tương lai, thì cần phải xem xét cách thức quản lý chặt chẽ những dữ liệu này, và những ai mới có thể đọc được thông tin. Tại châu Âu, cách thức này cho đến nay khá chắp vá và ít nhận được sự phối hợp từ mọi người. Hơn nữa, những người ủng hộ quyền riêng tư cảnh báo rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích đối với sức khỏe cộng đồng và hoạt động giám sát kỹ thuật số mà Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) luôn tìm cách ngăn chặn để bảo mật sự riêng tư.
Công nghệ kỹ thuật số có thể đóng một phần quan trọng trong việc quản lý tức thời tình trạng khẩn cấp hiện nay, nhưng một khi đại dịch lắng xuống, sẽ còn nhiều câu hỏi cần được đặt ra về những dữ liệu đang bị kiểm soát này.
Nội dung trên dựa trên phân tích được đưa ra bởi hai giáo sư đến từ Đại học Monash (Úc), gồm Mark Andrejevic thuộc Ngành nghiên cứu truyền thông và báo chí, Khoa Xã hội; và Neil Selwyn thuộc Khoa Giáo dục.
Phát hiện 23 phần mềm độc hại liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam Hãng bảo mật Kaspersky vừa phát hiện 23 phần mềm độc hại tại Việt Nam lợi dụng dịch Covid-19 để phát tán phần mềm độc hại, email lừa đảo. Một email được gửi từ "WHO" dẫn đến một trang web lừa đảo để lấy cắp dữ liệu của người dùng. Kaspersky cũng đã phát hiện 93 phần mềm độc hại liên quan đến...