Palestine kiện Mỹ lên Tòa án công lý quốc tế sẽ được gì?
Luận cứ mà Palestine đưa ra là việc Mỹ đặt Đại sứ quán tại Israel ở Jerusalem đã vi phạm một hiệp định quốc tế và do đó “phải dời đi”.
Cuối tuần qua, Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan pháp lý chính của Liên Hợp Quốc. Luận cứ mà Palestine đưa ra là việc Mỹ đặt Đại sứ quán tại Israel ở Jerusalem đã vi phạm một hiệp định quốc tế và do đó “phải dời đi”.
Biển chỉ đường tới đại sứ quán của Mỹ ở Jerusalem. Ảnh: AFP
Cụ thể, theo Tòa án Công lý quốc tế, Palestine nói rằng, Công ước Viena năm 1961 về Quan hệ ngoại giao yêu cầu các nước đặt đại sứ quán trên lãnh thổ của nước chủ nhà. Trong khi đó, dù Israel kiểm soát Jerusalem về mặt quân sự, song quyền sở hữu khu vực này vẫn là một vấn đề tranh cãi. Israel tuyên bố toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô không thể chia cắt của Israel. Song cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem, trong khi người Palestine luôn xác định Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai. Vì vậy, Palestine kiện Mỹ chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Avip tới Jerusalem hồi tháng 5 vừa qua là hành động bất hợp pháp.
Bước đi cực chẳng đã của Palestine
Video đang HOT
Đây là bước đi “cực chẳng đã” của Palestine khi bị dồn vào ngõ cụt. Palestine liên tục bị chính quyền của Tổng thống Donald Trump gây sức ép mạnh mẽ từ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem và đóng cửa các văn phòng PLO ở Washington, cắt giảm các lợi ích của Cơ quan Cứu trợ và Công tác Liên Hợp Quốc (UNRWA), ngừng viện trợ cho các bệnh viện ở Đông Jerusalem.v.v…
Người Palestine cảm giác họ gần như bị gạt sang một bên trong tiến trình hòa bình Trung Đông do Mỹ khởi sướng. Vì vậy, Palestine đệ đơn kiện chống lại Mỹ là quyền hợp pháp của họ và là sự kháng cự trong khả năng mà họ có thể làm, trong bổi cảnh kinh tế quá khó khăn, lãnh thổ bị chia cắt, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế suy giảm. Palestine muốn thực hiện quyền chủ quyền là một thành viên của Công ước Vienna, bảo vệ quyền lợi của nhân dân mình và là một trong nỗ lực để duy trì thành phố linh thiêng Jerusalem gắn với tinh thần, tôn giáo và văn hóa của nhà nước Palestine.
Người Palestine từ chối kế hoạch thế kỷ của Mỹ mặc dù vẫn chưa chính thức công bố và mong muốn triệu tập một hội nghị hòa bình quốc tế để thúc đẩy các cuộc đàm phán với thời gian cụ thể và tài liệu tham khảo cụ thể là một giải pháp hai nhà nước. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas còn tuyên bố sẽ đi đến Toàn án hình sự quốc tế (ICC) chống lại Israel.
Palestine sẽ càng gặp khó khăn
Trước hết phải khẳng định, dù Palestine có kiện ra tòa án quốc tế hay không thì Mỹ đang và sẽ tiếp tục tăng sức ép cả về chính trị lẫn tài chính, kinh tế. Bởi chính quyền Donald Trump muốn gây sức ép với chính quyền Palestine trong đàm phán và để họ chấp thuận thỏa thuận thế kỷ chấm dứt xung đột giữa Israel và Palestine mà Mỹ đang soạn thảo. Tuy nhiên, từ ép về chính trị tới ép về tài chính – một trong những nguồn thu chính để duy trì hoạt động của chính quyền Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza sẽ khiến Palestine càng gặp thêm rất nhiều khó khăn, nhất là khi họ phụ thuộc tới 80% từ nguồn viện trợ quốc tế.
Hàng trăm nhân viên Palestine tại Gaza và Bờ Tây bị sa thải khi Mỹ cắt viện trợ tài chính cho các tổ chức cứu trợ Liên Hiệp Quốc và Cơ quan tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc (UNRWA); người dân Palestine ở Gaza và Bờ Tây tiếp tục lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. Các chương trình nhân đạo và các dự án cơ sở hạ tầng ở Bờ Tây và Dải Gaza sẽ ảnh hưởng khi ngân sách năm 2018 trị giá 5 tỷ USD bị thâm hụt 1,2 tỷ USD. Mỹ cũng cắt giảm hỗ trợ tài chính cho lực lượng an ninh của chính quyền Palestine khoản trị giá 61 triệu USD khiến lực lượng an ninh phải sa thải bớt nhân viên và suy yếu lực lượng này. Đáng chú ý đây không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Mỹ cắt viện trợ cho người Palestine. Năm 2016 Mỹ đã cắt 221 triệu USD cấp cung hàng năm cho chính quyền Palestine trong tổng cộng 380 triệu USD, là một phần của ngân sách cho các tù nhân Palestine trong các nhà tù của Israel.
Nhiều chuyên gia cho rằng, dù bị sức ép và khó khăn nhưng các chính sách của Mỹ và các biện pháp trừng phạt này sẽ không mang lại hiệu quả. Trưởng đoàn PLO tại Mỹ Hossam Zumlot cho rằng việc sử dụng viện trợ nhân đạo và sử dụng nó như vũ khí chính trị sẽ không thành công.
Khả năng khôi phục Nhóm Bộ tứ để thúc đẩy hòa bình
Các cuộc đàm phán Palestine-Israel đã bị ngừng trệ từ tháng tư năm 2014 mà không đạt được bất kỳ kết quả đáng kể nào sau 9 tháng của cuộc đàm phán do Mỹ và châu Âu bảo trợ vì Israel từ chối ngừng hoạt động ở các khu định cư hay chấp nhận biên giới 1967 làm cơ sở để đàm phán và thả các tù nhân của Palestine trong các nhà tù của Israel. Tiến trình hòa bình càng bế tắc khi tháng mười hai năm 2017 Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn còn nhiều khó khăn và phức tạp. Jerusalem luôn luôn được coi là cơ sở cho giải pháp cuối cùng của hòa bình, vì nó là một trong những vấn đề phức tạp nhất của cuộc xung đột và một biểu tượng tôn giáo và chính trị quan trọng cho hàng tỉ người trên thế giới. Việc khôi phục được vai trò của Nhóm Bộ tứ trước đây gồm Nga, Mỹ, Liên Hợp Quốc và EU để thúc đẩy giải pháp đối thoại cho hòa bình Trung Đông là mong muốn của chính quyền Palestine. Các chuyên gia cũng cho rằng đấy là điều cần thiết để tạo thành một cơ chế quốc tế giám sát các cuộc đàm phán. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để kích hoạt vai trò của tất cả các bên quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu, vì châu Âu có tầm quan trọng về chính trị, địa lý và kinh tế để trở thành một đối tác quan trọng đối với hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và những nỗ lực quốc tế.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang tích cực soạn thảo thỏa thuận thế kỷ mà họ cho rằng có thể chấm dứt xung đột giữa Israel và Palestine. Nhưng nhiều người nghi ngờ sự thành công của thỏa thuận này và cho rằng đó chỉ là con bài chính trị của ông Donald Trump trước bầu cử, dù rằng không thể phủ nhận khả năng và vai trò của trọng của Mỹ trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine. Chính các quan chức Mỹ cũng đã từng cảnh báo rằng nếu không có một giải pháp hai nhà nước, Israel sẽ rủi ro trở thành một “nhà nước phân biệt chủng tộc” và những cuộc tranh luận còn kéo dài./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Palestine chuẩn bị thủ tục khởi kiện Mỹ lên Tòa án Công lý Quốc tế
Ngày 28/9, trong một thông cáo báo chí, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cho biết, Nhà nước Palestine đã bắt đầu các thủ tục khởi kiện Mỹ lên tòa án này về việc Mỹ chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv của Israel sang Jerusalem.
Thông cáo cho biết: "Hôm nay, Nhà nước Palestinengày đã tiến hành các thủ tục kiện Mỹ lên ICJ, cơ quan pháp lý chính của Liên Hợp Quốc, với cáo buộc Mỹ vi phạm Công ước Viên ngày 18/4/1961 về quan hệ ngoại giao".
Mỹ chính thức chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv của Israel sang Jerusalem vào ngày 14/5.(Nguồn: Getty)
Thông báo cũng cho biết thêm, Palestine cho rằng, Mỹ đã vi phạm Công ước Vienna khi chuyển Đại sứ quán từ Israel sang Jerusalem, đồng thời yêu cầu ICJ ra lệnh cho Mỹ rút Đại sứ quán của mình ra khỏi Jerusalem.
Vấn đề công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trở thành tâm điểm của giới truyền thông và chính trị trên toàn thế giới sau khi Mỹ chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv sang Jerusalem.
Theo baoquocte/Sputniknews
Palestine phản đối Mỹ làm trung gian duy nhất trong tiến trình hòa bình Trung Đông Người Palestine sẽ không chấp nhận Mỹ đóng vai trò là trung gian hòa giải duy nhất trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Đây là tuyên bố được Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đưa ra ngày hôm qua, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu tại Khóa họp 73...