Palestine: Hàng loạt cá đuối mắc cạn bí ẩn
Xác vài chục con cá đuối Mobula khổng lồ vừa dạt vào bờ biển TP.Gaza (Palestine) hôm 27/2. Ngư dân đã xẻ thịt chúng mang ra chợ.
Đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua, người dân địa phương nhìn thấy cá đuối Mobula trên bãi biển.
Cá đuối Mobula trông gần giống cá đuối Manta Rays. Chúng cùng một họ và có thể phát triển rộng tới hơn 5m.
Xác của vài chục con cá đuối mắc cạn trên bờ biển Palestine
Cá đuối nặng tối đa hơn 12 tấn. Giá của mỗi kg cá đuối trên thị trường địa phương là khoảng gần 100.000 đồng.
Các đuối Mobula có thể rộng rới 5m
Video đang HOT
Bob Rubin, chuyên gia về cá đuối ở trường Cao đẳng Santa Rosa tại California (Mỹ), cho biết cá đuối Mobula thường tụ tập thành từng đàn hàng nghìn con.
“Tôi thấy hiện tượng này rất lạ. Tôi từng làm việc ở vịnh California trong mấy năm, ở đó có rất nhiều cá đuối Mobula, nhưng tôi cũng chưa từng thấy nhiều cá đuối mắc cạn như vậy”, Rubin nói.
Ngư dân địa phương xẻ thịt cá mang đi bán
“Những con cá này có vết máu ở hai “cánh”, nên có thể chúng đã va vào tàu, tảng đá hoặc va vào nhau”.
Họ phải dùng cả xe ngựa để kéo cá
Rubin cho biết ông phải xem thức ăn trong dạ dày của chúng và xem tình trạng của mang thì mới có khả năng tìm ra chính xác nguyên nhân mắc cạn.
Một cảnh sát địa phương kiểm tra khu vực cá bị mắc cạn
“Tiếng ồn lớn dưới nước hoặc dòng điện cũng có thể khiến cá đuối mất phương hướng. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán của tôi”, Rubin nói.
Theo 24h
Mỹ: Tàu ngầm bị mù, tàu mặt nước thì... thong manh
Vừa qua, hải quân Mỹ đã xác định được nguyên nhân mắc cạn của tàu rà quét lôi Guardian là do bản đồ số sai lệch 8 hải lý (gần 15km).
Lúc 02h25 rạng sáng 17/01 vừa qua, tàu rà quét lôi USS "Guardian" của hải quân Mỹ đã bị mắc cạn tại rạn san hô ở Công viên hải dương quốc gia Tubbataha, một di sản thế giới ở biển Sulu, cách đảo Palawan khoảng 150km và Manila 640 km về phía Đông Nam. Đây là khu vực Mỹ và Philippines thường xuyên tập trận trong nhiều năm qua, có thể nói là khá quen thuộc với các tàu hải quân Mỹ, vậy mà không hiểu rại sao "Guardian" lại bị mắc cạn ở địa điểm này?
"Guardian" mắc cạn tại rạn san hô ở Công viên hải dương quốc gia Tubbataha
Khi gặp tai nạn, "Guardian" đang trên đường hành trình từ vịnh Subic đến Indonesia, may mắn là không thủy thủ nào bị thương vong và không có sự cố tràn dầu. Sang ngày 18/01, 79 thủy thủ trên tàu "Guardian" đã được di chuyển sang tàu điều tra hải dương "Bowditch" và một tàu vận tải Sealift-C của Bộ tư lệnh vận tải quân sự Mỹ đưa trở về căn cứ. Tiếp đó, "Guardian" đã được tàu khu trục DDG86 "Mastin" và tàu cứu hộ Salvor của hải quân Mỹ cùng với một tàu kéo của hải quân Phi giải cứu khỏi rạn san hô, trở về căn cứ để tu sửa. Sau đó, hải quân Mỹ bắt tay vào điều tra nguyên nhân của vụ việc trên.
Kết quả điều tra khiến mọi người kinh ngạc, nguyên nhân khiến "Guardian" đi vào và mắc cạn ở rạn san hô là do hệ thống bản đồ số của tàu đã xác định sai vị trí của rạn san hô này tới 8 hải lý (gần 15km), khiến tàu đi vào khu vực nguy hiểm mà không hề biết. Hiện Bộ tư lệnh hải quân Mỹ đã truyền đạt mệnh lệnh tới tất cả các tàu thuyền, cần phải thận trọng khi sử dụng bản đồ số, nhất định phải có và thường xuyên đối chiếu dữ liệu bản đồ số với các bản đồ in thông thường.
Triển khai công tác cứu hộ tàu rà quét lôi "Guardian"
Được biết, hệ thống bản đồ số của tàu rà quét lôi "Guardian" nói riêng và toàn bộ tàu hải quân Mỹ đều là sản phẩm của Cục tình báo địa lý không gian Quốc gia Mỹ (NGA). Đây là hệ thống đặc biệt quan trọng với dẫn đường trên biển của tàu thuyền, được ví như cặp mắt của các tàu nổi và tàu ngầm. Nó có nhiệm vụ xác định vị trí, phương hướng di chuyển và các tham số biển khác như: dòng hải lưu, độ sâu, vị trí các luồng lạch, các dải đá ngầm và rạn san hô..., hệ thống này sai sót sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Trong thời gian qua những tai nạn kiểu này không phải là hiếm đối với hải quân Mỹ, đặc biệt là đối với tàu ngầm.
Vào khoảng 5h sáng 10/01vừa qua, tàu ngầm tấn công USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles của Mỹ đã va chạm với một tàu nổi ở khu vực vịnh Ba Tư dẫn đến bị hỏng kính tiềm vọng. Tính cả vụ của Jacksonville thì từ tháng 5/2012 đến nay, tàu ngầm Mỹ đã 6 lần va chạm với các tàu mặt nước, bình quân cứ hơn 1 tháng lại xảy ra một vụ (vụ gần đây nhất là tàu ngầm USS Montpelier cũng thuộc lớp Los Angles va chạm với tàu khu trục Aegis USS San Jacinto ở bờ biển phía đông nước Mỹ ngày 14/10/2012). Đây là con số cao bất thường đối với những tàu ngầm được Mỹ coi là hiện đại nhất trên thế giới và nó cũng đứng đầu thế giới về các sự cố kiểu này.
Tàu ngầm hạt nhân USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles
Sau sự cố xác định vị trí sai lệch của hệ thống bản đồ số trên tàu tàu rà quét lôi "Guardian" vừa qua, có thể nhận thấy các hệ thống dẫn đường của hải quân Mỹ đang có những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến không xác định đúng vị trí thực và hướng di chuyển đúng của tàu gây ra liên tiếp các sự cố va chạm và mắc cạn. Hiện Nhà trắng đã yêu cầu Bộ tư lệnh hải quân Mỹ phải điều tra kỹ lưỡng vụ việc và phối hợp chặt chẽ với Cục tình báo địa lý không gian Quốc gia Mỹ (NGA) để rà soát, hiệu chỉnh lại những số liệu sai sót.
Theo ANTD
Tàu hải quân Mỹ mắc cạn ở Philippines Một tàu quét mìn của hải quân Mỹ hôm qua bị kẹt vào một dải san hô nổi tiếng ở biển Philippines, nhưng không làm ai bị thương. Tàu quét mìn USS Guardian (MCM-5). Ảnh: ABC News ABC News dẫn thông báo từ Hạm đội Bảy, hải quân Mỹ cho hay, tàu USS Guardian (MCM-5) va phải dải san hô trên lúc mờ...