Palestine: Gập ghềnh con đường độc lập
Nhân kỳ họp thứ 66 Đại hội đồng Liên hợp quốc (20-9), Palestine dự kiến sẽ đệ đơn xin gia nhập Liên hợp quốc và đề nghị công nhận Nhà nước Palestine độc lập gồm cả các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh năm 1967.
Bước đi này của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas là quyết tâm của người Palestine sau khi các cuộc hòa đàm giữa Palestine và Israel bị đình trệ, các nhà trung gian hòa giải bất lực trước những khu định cư mới của người Israel không ngừng được mở rộng trên phần đất của người Palestine; trong đó có Tây và Đông Jerusalem.
Một nhà nước độc lập là mong ước cháy bỏng của người dân Palestine.
Hướng đến một Nhà nước độc lập là quyết tâm, khát vọng không chỉ của ban lãnh đạo mà còn là của toàn thể nhân dân Palestine. Do đó, thời gian qua, giới chức Palestine qua nhiều kênh: ngoại giao, đàm phán, diễn đàn quốc tế… đã tranh thủ vận động cho quyết tâm của họ. Ngày 28-8, trả lời phỏng vấn các báo Al-Doustour của Jordan và Al-Watan của Qatar, Tổng thống M.Abbas nhấn mạnh, đây là nguyện vọng của chính quyền Palestine và sẽ làm thay đổi vị thế pháp lý của Palestine.
Trước đó, ngày 27-8, ông M.Abbas đã yêu cầu Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton ủng hộ đề nghị gia nhập Liên hợp quốc của Palestine. Hồi trung tuần tháng 8-2011, ông M.Abbas đã công du tới Bosnia và Herzegovina thuyết phục các nước thành viên của Liên hợp quốc ủng hộ Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này. Mới đây, tuy không chính thức thừa nhận, nhưng giới quan sát cho rằng, sự kiện ngày 26-8, các nhóm vũ trang Palestine ở Dải Gaza đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn mới sau nhiều ngày xung đột đẫm máu với Israel, cũng là nhằm ủng hộ cho bước đi của ban lãnh đạo Palestine tại Liên hợp quốc trong những ngày tới…
Đến nay, Liên đoàn Arập (AL) đã tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của Palestine. Ngày 26-8, Bộ Ngoại giao Honduras thông báo chính thức công nhận Palestine là một Nhà nước độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Trước đó, Tổng thống El Salvador, Mauricio Funes, cũng công nhận Palestine là một Nhà nước độc lập. Tại Mỹ Latinh, các nước: Cuba, Venezuela, Nicaragua, Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Ecuador, Peru và Uruguay cũng đã công nhận Nhà nước Palestine. Dự kiến sẽ có từ 130 đến 140 nước bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết của Liên hợp quốc công nhận Nhà nước Palestine độc lập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên đường tiến đến độc lập trong những ngày tới của người dân Palestine đang vấp phải sự phản đối khá gay gắt của Mỹ và Israel. Nội các của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi thư tới nhiều lãnh đạo nước ngoài đề nghị bỏ phiếu chống lại đề nghị thành lập Nhà nước Palestine độc lập. Thủ tướng B.Netanyahu cũng đã gửi thư riêng cho khoảng 40 nhà lãnh đạo ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, cho rằng Palestine đơn phương yêu cầu công nhận Nhà nước Palestine độc lập sẽ phá hỏng tiến trình hòa bình Trung Đông. Thậm chí, ngày 26-8, Tổng lãnh sự Mỹ tại Jerusalem, Daniel Rubinstein còn cảnh báo nhà thương lượng hàng đầu của Palestine Saeb Erekat rằng, Mỹ sẽ ngừng mọi viện trợ tài chính cho Palestine nếu chính quyền xúc tiến kế hoạch yêu cầu Liên hợp quốc công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Washington coi các nỗ lực độc lập và trở thành thành viên Liên hợp quốc của Palestine là vô ích và cho rằng trước hết Palestine nên ký hiệp định hòa bình với Israel qua đàm phán.
Chỉ có đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel mới có thể giúp chấm dứt xung đột tại Trung Đông. Thế nhưng, các cuộc đàm phán đã không ít lần bị đình trệ do Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của người Palestine. Đây là điểm mấu chốt đã và đang làm thất bại các nỗ lực hòa bình trong khu vực.
Khát vọng của người dân Palestine là chính đáng và rõ ràng. Nhưng dẫu hiện có khoảng 130-140 nước – chiếm hơn 2/3 trong tổng số 192 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu ủng hộ – thì tất cả mới chỉ là dự kiến. Con đường độc lập phía trước của người dân Palestine trước kỳ họp quan trọng của thế giới chỉ còn tính bằng ngày; song còn quá nhiều việc phải làm để ước mơ cháy bỏng của dân tộc Palestine thành hiện thực.
Theo Hà Nội Mới
Palestine sẽ trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc?
Việc Palestine sẽ nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc làm phấn khích tất cả những người dân Palestine - những người từ nhiều thập kỷ nay phải sống trong sợ hãi dưới làn bom đạn, xung đột. Tuy nhiên, triển vọng của vấn đề đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và EU.
Ngoại trưởng Palestine Riyad ai-Malki cho hay, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ đệ đơn xin trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc của nhà nước Palestine.
Tổng thống Abbas sẽ nộp đơn trực tiếp cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào ngày khai mạc phiên họp tới của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2011. Tổng thư ký Ban Ki-moon sẽ chuyển đơn của Palestine lên Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Sở dĩ Palestine chọn thời điểm tháng 9 tới để nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc vì thời điểm đó Lebanon sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Liên Hiệp Quốc. Điều đó sẽ có ích cho chúng tôi vì trong vai trò của Chủ tịch Liên Hiệp Quốc, Lebanon có thể giành sự ưu ái cho Palestine. Điều này có vai trò quyết định, ông Riyad ai-Malki nhấn mạnh.
Palestine thông báo ý định này của mình vào tháng 7/2011 và loại trừ khả năng nối lại đàm phán với Israel trước kỳ họp hàng năm của Liên Hiệp Quốc.
Palestine muốn trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và việc thừa nhận nhà nước Palestine theo đường biên giới phân định ngày 4/6/1967 trước cuộc chiến tranh 6 ngày, tức là cả khu vực Cisjordanie, giải Gaza và Đông Jerusalem.
Việc Palestine nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và EU. Ảnh minh họa.
Vấn đề gia nhập Liên Hiệp Quốc của Palestine luôn vấp phải sự phản đối của Mỹ - đồng minh thân cận của Israel. Mỹ đe dọa sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng bảo an.
Để tránh hệ lụy này, Palestine có lẽ sẽ phải sử dụng đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để yêu cầu đại hội đồng chuyển quy chế của nước này từ quan sát viên sang quốc gia không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Palestine trong việc nước này sẽ có cơ hội trở thành thành viên đầy đủ của tất cả các cơ quan của Liên Hiệp Quốc như UNESCO, Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF - các cơ quan mà cho đến thời điểm này Palestine chỉ là quan sát viên.
Ngoại trưởng Palestine cho biết, hiện nay có trên 130 nước công nhận nhà nước Palestine theo đường biên giới năm 1967. Palestine quyết tâm đệ đơn lần này khi triển vọng nối lại đàm phán với Israel bế tắc từ gần một năm nay.
Để nối lại đàm phán, các quan chức Palestine yêu cầu phải phá bỏ các khu định cư, kể cả khu vực Đông Jerusalem, điều mà Israel bác bỏ ngay cả khi có nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế. Chính phủ Israel tỏ ra không bằng lòng với bước đi đơn phương của Palestine tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng hàng loạt các khu định cư mới tại Đông Jerusalem.
Về phía Israel, từ nhiều tuần nay tiến hành các hoạt động ngoại giao để làm thất bại ý định của phía Palestine do nếu Palestine giành được quy chế quốc gia và thành viên Liên Hiệp Quốc thì Israel sẽ khó khăn trong việc duy trì hiện trạng lãnh thổ có lợi cho mình và khó có thể phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng bảo an về lãnh thổ Palestine.
Ngoài việc cầm chắc sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề này, Israel còn phải ngăn cản các nước châu Âu công nhận và ủng hộ Palestine, điển hình là trường hợp của Pháp. Thứ 3 vừa qua, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố: &'Nếu tiến trình hòa bình có thể khởi động lại trong mùa hè năm nay thì Pháp sẽ để cho các bên liên quan tự giải quyết. Trong trường hợp ngược lại khi tiến trình hòa bình không có tiến triển gì cho đến tháng 9/2011 thì Pháp sẽ có trách nhiệm trong vấn đề cốt lõi là công nhận nhà nước Palestine'.
Việc Palestine đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc có thể sẽ dẫn tới hai kịch bản sau : một là một cuộc xung đột mới giữa Palestine và Israel với việc Israel tiếp tục xây dựng các khu tái định cư tại Đông Jerusalem và dẫn tới đụng độ với người dân Palestine.
Hai là, điều đó sẽ tạo ra những điều kiện đủ để tiến tới đàm phán thực chất giữa hai bên về vấn đề lãnh thổ. Kịch bản nào sẽ diễn ra sẽ đều phụ thuộc vào thái độ của các bên liên quan trực tiếp là Palestine và Israel và rộng hơn nữa là phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.
Theo Báo Đất Việt
Palestine sẽ nộp đơn xin gia nhập LHQ vào tháng 7 Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Palestine ngày 29/5, nhà đàm phán Saeb Erekat cho biết ban lãnh đạo Palestine sẽ đệ đơn xin gia nhập Liên hợp quốc vào tháng Bảy. Nhà đàm phán Saeb Erekat. (Nguồn: Getty) Theo ông Erekat, sau cuộc họp tại Doha (Qatar), Ủy ban giám sát của Liên đoàn Arập (AL) đã nhất trí ủng hộ...