Palestine có thể đồng ý quy chế LHQ phi thành viên
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas ngày 8/6 tuyên bố Palestine có thể chấp nhận quy chế nhà nước phi thành viên. Ông Abbas đưa ra tuyên bố này sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ chối trao cho Palestine quy chế thành viên chính thức của LHQ do Mỹ phủ quyết.
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Paris (Pháp) nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho Nhà nước Palestine tương lai, ông Abbas cho biết nếu Israel không nối lại tiến trình đàm phán hòa bình, “chúng tôi đề nghị Đại hội đồng LHQ trao quy chế phi thành viên, như trường hợp của Thụy Sĩ và Vatican.”
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng cần thúc đẩy việc công nhận Nhà nước Palestine, nhưng phải “thông qua một tiến trình đàm phán.” Ông nhấn mạnh rằng cần tìm mọi cách để nối lại cuộc đàm phán đã bị đình trệ quá lâu này.
Palestine đã nộp đơn xin được trao quy chế thành viên chính thức của LHQ hồi tháng 9/2011, nhưng đề nghị này đã bị ách tắc tại HĐBA, nơi Mỹ dọa phủ quyết bất cứ khuyến nghị nào ủng hộ nỗ lực của Palestine.
Mỹ và Israel khẳng định chỉ có đàm phán trực tiếp mới có thể tạo ra một thỏa thuận hòa bình cuối cùng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine về một thỏa thuận hòa bình vẫn bị đóng băng sau khi bị dừng lại hồi cuối năm 2010 vì Israel không ngừng các hoạt động xây dựng nhà định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của Palestine.
Cũng trong phát biểu tại Paris, Tổng thống Abbas cho biết sẵn sàng tiến hành đối thoại với Israel nếu Tel Aviv trả tự do cho các tù nhân và cho phép tái vũ trang lực lượng cảnh sát của Palestine.
Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ không có các cuộc đàm phán hòa bình đầy đủ nếu các hoạt động của Nhà nước Do thái xây dựng nhà định cư trên các vùng đất chiếm đóng của người Palestine không được ngừng hoàn toàn. Ông nhấn mạnh: “Nếu Thủ tướng Israel Benjamin Netayahu đồng ý, chúng tôi sẽ thiết lập một cuộc đối thoại, nhưng đó không phải là một cuộc thương lượng”.
Trong phản ứng của mình tại Jerusalem, người phát ngôn của ông Netayahu cho biết: “Israel luôn sẵn sàng nối lại hòa đàm ngay lập tức và không có điều kiện tiên quyết.” Ông không bình luận về việc liệu Israel có ý định thả tù nhân Palestine hay bàn giao vũ khí cho lực lượng cảnh sát Palestine trong tương lai hay không./.
Theo TTXVN
LHQ triển khai phái bộ đầy đủ tại Syria vào tuần tới
Ngày 23/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã quyết định việc triển khai phái bộ đầy đủ gồm 300 quan sát viên của tổ chức này để giám sát việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn tại Syria có thể được bắt đầu vào tuần sau.
Theo phó phát ngôn viên LHQ Eduardo del Buey, quyết định của ông Ban Ki-moon được đưa ra, theo tinh thần nghị quyết của Hội đồng Bảo an thông qua hôm 21/4 vừa qua, cho phép các quan sát viên tới Syria theo "từng giai đoạn" bắt đầu từ tuần sau.
Việc triển khai 30 quan sát viên đầu tiên dự kiến sẽ được hoàn tất trước cuối tháng 4 này và các nhóm quan sát viên còn lại sẽ nhanh chóng được triển khai sau đó.
LHQ hy vọng việc gia tăng quy mô phái bộ quan sát viên sẽ giúp chấm dứt được tình trạng bạo lực tại Syria, mà tổ chức này cho rằng hiện đang ở "thời điểm quyết định." Đây là bước đi tiếp theo sau khi Hội đồng Bảo an LHQ chính thức thông qua nghị quyết cho phép triển khai một phái bộ lên tới 300 quan sát viên không có vũ trang đến Syria trong thời hạn 90 ngày, để giám sát việc các bên tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ hôm 12/4 vừa qua.
Hiện Mỹ, Anh và Pháp đều tuyên bố sẽ kêu gọi HĐBA thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào Syria nếu như sứ mệnh của phái bộ quan sát viên nói trên thất bại. Tuy nhiên, Nga đã chỉ trích "những lời đe dọa và dự đoán tiêu cực" mà các nước phương Tây nhằm vào Syria. Thay vào đó, Mátxcơva cho rằng kế hoạch hòa bình 6 điểm mà đặc phái viên quốc tế Kofi Annan đề xuất, cần phải được ưu tiên.
Trong khi đó, truyền thông Syria cùng ngày dẫn lời giới chức nước này tuyên bố chính quyền Damascus cam kết thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình của ông Annan, đồng thời khẳng định đối thoại dân tộc là "con đường duy nhất" để đưa Syria thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, bất chấp cam kết của chính quyền Damascus, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tiếp tục gia tăng sức ép lên chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bằng nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn.
Ngày 23/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt Syria, bao gồm phong toả tài sản và cấm cấp thị thực đối với những công ty và cá nhân tham gia trong lĩnh vực công nghệ của chính quyền Damascus.
Còn tại Luxemburg, phiên họp ngoại trưởng 27 quốc gia thành viên EU cùng ngày cũng đã nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Syria. Đây là vòng trừng phạt thứ 14 của EU đối với Syria./.
Theo TTXVN
LHQ đã kéo dài thêm danh sách đen trừng phạt Iran Các quan chức ngày 20/4 cho biết Liên hợp quốc (LHQ) đã thêm hai cá nhân và một công ty Iran vào danh sách đen trừng phạt do liên quan đến hoạt động vận chuyển lậu vũ khí qua Nigieria. Cả hai cá nhân và một công ty trên đều có mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo...