Pakistan – Trung Quốc: Ích gần, lợi xa
Pakistan đã bắt đầu chuyển giao cho Trung Quốc một vùng đất rộng gần 1.000 ha để đầu tư xây dựng một đặc khu kinh tế.
Cảng Gwadar mà Trung Quốc đầu tư xây dựng cho Pakistan từ năm 2007 – Ảnh: AFP
Mô hình hợp tác giữa hai nước ở đây là Trung Quốc bỏ ra 46 tỉ USD còn Pakistan cho Trung Quốc thuê vùng đất nói trên trong 43 năm.
Cách thức này cho tới nay đã được Trung Quốc vận dụng khá phổ biến ở châu Phi, nhưng chưa từng thấy ở châu Á về mặt quy mô như thế.
Video đang HOT
Vùng đất Pakistan chuyển giao thuộc vùng nghèo nhất và chậm phát triển nhất ở nước này, nhưng lại có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc. Nó ở gần một hải cảng mà Trung Quốc đầu tư xây dựng cho Pakistan từ năm 2007 và được phía Pakistan giao quyền vận hành và quản lý. Nó nằm trong cái gọi là “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” được thỏa thuận giữa hai nước.
Đặc khu kinh tế này sẽ giúp Pakistan phát triển kinh tế xã hội ở nơi chính phủ không có đủ năng lực tài chính để đầu tư phát triển. Cái ích gần này còn được đồng hành với cái lợi xa ở tầm chiến lược là tranh thủ và ràng buộc Trung Quốc vào quan hệ hợp tác với Pakistan.
Quan hệ của Pakistan với Trung Quốc càng bền chặt và tin cậy thì Pakistan càng có nhiều lợi thế và ưu thế trong quan hệ với các đối tác khác, đặc biệt với Ấn Độ.
Kết hợp hải cảng nói trên với đặc khu kinh tế này, Trung Quốc có được lối tiếp cận dễ dàng tới vùng biển Ả Rập, Trung Đông, vùng Vịnh, châu Phi và cả châu Âu. Cái ích trước mắt đối với Trung Quốc là rút ngắn nhiều ngàn ki lô mét đường vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Còn về lâu dài, cái lợi của Trung Quốc là ảnh hưởng ở Pakistan và cả khu vực.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc đầu tư 31 tỉ USD tại biên giới Lào
Tân Hoa xã ngày 20.10 cho hay Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư hơn 200 tỉ nhân dân tệ (khoảng 31,45 tỉ USD) vào đặc khu kinh tế thí điểm nằm tiếp giáp với biên giới Lào thuộc Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp ở tỉnh Vân Nam.
Khu vực biên giới Lào - Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tổng số tiền trên sẽ chi cho hơn 240 dự án thuộc các lĩnh vực như giao thông, giáo dục và năng lượng được triển khai tại đặc khu kinh tế Mãnh Lạp, theo tuyên bố của chính quyền Tây Song Bản Nạp.
Với diện tích 4.500 km2, đặc khu này đã được Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua hồi tháng 7, bao gồm khu phát triển kinh tế Ma Ham trên biên giới hai nước.
Theo tờ China Daily, đặc khu kinh tế thí điểm Mãnh Lạp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược Lào - Trung Quốc, thiết lập đầu mối giao thông kết nối Trung Quốc với bán đảo Đông Dương và tạo động cơ phát triển kinh tế cho khu vực biên giới. Hiện công trình xây dựng đã được khởi động đối với dự án đường sắt nối liền thành phố Ngọc Khê với Ma Ham, thuộc dự án đường sắt quốc tế liên tuyến Lào - Trung và công tác chuẩn bị xây dựng sân bay Mãnh Lạp đang được triển khai.
Theo tờ Vientiane Times dẫn lời Bộ trưởng Công chính - Vận tải Lào Bounchanh Sinthavong, dự án đường sắt kết nối thủ đô Vientiane với biên giới Trung Quốc, gần Luang Namtha, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11, với tổng chiều dài 417 km. Chi phí công trình này tương đương 75% GDP của Lào và được Trung Quốc cho vay trong 20 năm. Chính phủ Lào dự định dùng doanh thu từ mỏ bauxite và 3 mỏ potash để phần nào chi trả cho khoản vay này.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Tàu Ấn Độ bị ném bom ở vùng biển Ả rập Hai chiếc tàu của Ấn Độ bị máy bay lạ tấn công bằng bom ở ngoài khơi vùng biển Ả Rập, làm 7 người mất tích; hiện chưa rõ lực lượng nào đứng sau vụ tấn công này, hãng tin AP cho hay. Tàu cá của ngư dân Ấn Độ - Ảnh minh họa: Bloomberg Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 9.9 cho...