Pakistan triệu Đại sứ tại Iran về nước
Pakistan đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Iran và không cho phép phái đoàn ngoại giao Tehran trở lại Islamabad để bày tỏ phản đối việc Iran thực hiện cuộc không kích ở miền Tây nước này.
Một vụ phóng tên lửa trong cuộc diễn tập quân sự của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, hãng Mehrnews của Iran đưa tin nước này thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào cứ điểm của tổ chức Jaish al-Adl ở Pakistan, trong động thái mà Tehran cho là nhằm đáp trả hành động làm tổn hại an ninh quốc gia.
Lực lượng Iran thực hiện cuộc tấn công này vào cuối ngày 16/1 sau các cuộc tấn công khác ở Iraq và Syria để chống lại các tổ chức mà Tehran liệt vào danh sách khủng bố. Pakistan đã phản đối cuộc tấn công ở gần biên giới chung của 2 nước, coi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Iran coi tổ chức Jaish al-Adl, thành lập năm 2012, là khủng bố. Tổ chức này đã thực hiện một số cuộc tấn công trên lãnh thổ Iran trong vài năm gần đây.
Cùng ngày, Iraq cảnh báo có thể đình chỉ thỏa thuận an ninh giữa nước này và Iran. Kênh truyền hình Al Arabiya dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Thabet al-Abbasi cho rằng cuộc tấn công của Iran vào Erbil – khu vực bán tự trị của người Kurd ở Iraq – vi phạm thỏa thuận an ninh hai nước và thỏa thuận này có thể bị đình chỉ.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia’ al-Sudani cũng đã phản đối cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran, cho rằng động thái này có thể làm suy yếu quan hệ song phương. Bộ Ngoại giao Iraq đã nộp kiến nghị chính thức lên LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ để phản đối cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Iraq dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết Liên đoàn Arab (AL) sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn về cuộc tấn công của Iran vào thành phố Erbil. Tuy nhiên, tin trên không đề cập thời điểm cụ thể diễn ra cuộc họp này.
Mạng lưới đường ống khí đốt mở rộng toàn cầu, Trung Quốc góp 30.300 km
Top 10 quốc gia có nhiều đường ống đang được xây dựng nhất bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga, Pakistan, Mỹ, Nigeria, Italy, Argentina và Canada.
Các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên với tổng chiều dài 70.000 km hiện đang được xây dựng trên toàn cầu với chi phí ước tính khoảng 194 tỷ USD, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết hôm 8/1, dẫn dữ liệu từ một báo cáo của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM).
Báo cáo của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) cũng tiết lộ rằng phần lớn hoạt động phát triển mạng lưới đường ống rộng rãi này tập trung ở châu Á, với 83% các dự án đang triển khai có trụ sở tại châu lục này và chi phí 117,2 tỷ USD.
Theo dữ liệu từ báo cáo "Mở rộng đường ống dẫn khí đốt toàn cầu" của GEM, Trung Quốc và Ấn Độ đang đi đầu trong hoạt động này ở châu Á, được thúc đẩy bởi nỗ lực chuyển đổi từ than đá sang khí đốt tự nhiên và thiết lập các kết nối rộng rãi hơn.
Pakistan cũng đang tích cực xây dựng các đường ống để nâng cao năng lực nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Tổng chiều dài đường ống đang được xây dựng vào cuối năm 2023 đã tăng 18% so với năm trước.
Về phân bổ khu vực, châu Á dẫn đầu với 57.600 km đường ống đang được xây dựng, tiếp theo là châu Âu với 5.600 km, châu Mỹ với 4.700 km và châu Phi với 1.800 km.
Top 10 quốc gia có nhiều đường ống đang được xây dựng nhất bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga, Pakistan, Mỹ, Nigeria, Italy, Argentina và Canada.
Đường ống Yamal-Châu Âu dài 4.196 km, dẫn khí đốt từ Tây Siberia ở Nga qua Belarus, Ukraine và Slovakia tới Áo, là một trong những đường ống khí đốt dài nhất thế giới. Đường ống này đã ngừng hoạt động từ tháng 5/2022 theo sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ảnh: Energy Intelligence
Đặc biệt, Trung Quốc đang dẫn đầu các dự án đường ống với 30.300 km đang được xây dựng trong 150 dự án khác nhau. Ngoài đường ống Tân Cương (Xinjiang), các đường ống Sào Hồ-Giang Bắc (Chaohu-Jiangbei) và Hợp Phì-Trì Châu (Hefei Lubei-Chizhou Maya) đang được xây dựng ở nước này.
Nga cũng đang đóng góp đáng kể vào xu hướng toàn cầu này, với 2.900 km đường ống đang được xây dựng với chi phí 8,2 tỷ USD. Việc mở rộng mạng lưới đường ống, được dẫn đầu bởi gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom, nhằm cải thiện kết nối truyền tải trong nước và tăng cường năng lực xuất khẩu khí đốt qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) qua các điểm tiếp nhận trên bờ.
Việc Moscow "xoay trục" sang thị trường châu Á kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát cũng được coi là yếu tố giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Iran cũng đang xây dựng một đường ống dài 5.000 km với chi phí khoảng 18 tỷ USD. Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên IGAT 11 dài 1.200 km dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026.
Nước láng giềng của Iran là Pakistan đang xây dựng khoảng 1.800 km đường ống để nhập khẩu khí đốt với chi phí 3,7 tỷ USD.
Theo báo cáo, Đường ống Iran-Pakistan để nhập khẩu khí đốt từ Iran đã bị chậm trễ một thập kỷ. Đoạn qua Iran đã hoàn thành nhưng Pakistan đã tạm dừng xây dựng sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm 2014.
Trên toàn cầu, tổng chiều dài của các đường ống đã xây dựng và các đường ống được đề xuất trong giai đoạn dự án là 159.000 km.
Vụ nổ tại Iran: Số người thiệt mạng tăng lên 73 Hãng thông tấn bán chính thức Fars đưa tin số người thiệt mạng trong 2 vụ nổ gần nghĩa trang ở thành phố Kerman thuộc tỉnh cùng tên trong ngày 3/1 đã tăng lên 73 người và 173 người khác bị thương. Truyền thông Iran dẫn lời giới chức tỉnh cho rằng đây là vụ tấn công khủng bố. Hiện trường vụ nổ...