Pakistan “tị nạnh” việc Australia bỏ lệnh cấm vận uranium với Ấn Độ
Pakistan đã lên tiếng nói rằng nước này cũng nên được phép tiếp cận uranium của Australia, sau khi nước này dỡ bỏ một lệnh cấm vận kéo dài nhiều năm về việc việc cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ.
Australia nắm giữ khoảng 40% lượng uranium của thế giới.
Công Đảng cầm quyền Thủ tướng Australia Julia Gillard hôm 4/12 đã bỏ phiếu thông qua đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ. New Delhi đã hoan nghênh cuộc bỏ phiếu này.
Video đang HOT
Phản ứng trước động thái trên, cao ủy của Pakistan tại Australia, ông Abdul Malik Abdullah, cho rằng nước ông cũng nên được đối xử công bằng.
Australia, quốc gia nắm giữ khoảng 40% lượng uranium của thế giới, đã xuất khẩu uranium sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ.
Nhưng Canberra đã cấm bán uranium cho các quốc gia không phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.
Thủ tướng Gillard đã thuyết phục đảng của bà rằng Ấn Độ đã và đang bị giám sát chặt chẽ bởi cộng đồng quốc tế nên việc bán uranium cho nước này là an toàn.
Phát biểu với đài phát thanh ABC của Australia, ông Abdul Malik Abdullah cho hay những lo ngại trong quá khứ về an ninh của ngành công nghiệp hạt nhân Pakistan giờ đây đã được loại trừ.
Ông Abdullah nói trường hợp ông AQ Khan, một nhà khoa học Pakistan bị cáo buộc chuyển giao các bí mật hạt nhân cho Iran và Libya, đã lùi vào dĩ vãng.
Ông cũng phủ nhận thông tin nói rằng Pakistan là một quốc gia không ổn định, không thể sở hữu uranium.
Chính phủ Australia chưa có phản ứng gì về những bình luận của ông Abdullah.
Theo Dân Trí
Australia sẽ dỡ bỏ việc cấm xuất urani cho Ấn Độ
Ngày 4/12, với 206 phiếu thuận và 185 phiếu chống, Công đảng cầm quyền tại Australia của Thủ tướng Julia Gillard đã thông qua đề xuất dỡ bỏ việc cấm xuất khẩu urani cho Ấn Độ sau một cuộc tranh luận gay gắt về những quan ngại môi trường và phổ biến hạt nhân.
Khai thác urani ở Australia. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Gillard cho rằng thật không hợp lý và không khôn ngoan khi bán urani cho các cường quốc đang lên như Trung Quốc mà không bán cho Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trên toàn cầu.
Mặc dù Australia xuất khẩu urani cho Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ, song Ấn Độ lại không được đưa vào danh sách khách hàng của nước này do New Delhi chưa ký Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, một yêu cầu mà Công đảng đưa ra từ trước tới nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cũng ủng hộ đề xuất nêu trên của Thủ tướng Gillard, nhấn mạnh rằng Ấn Độ vẫn tự nguyện tuân thủ những quy định quốc tế về kiểm soát hạt nhân vì mục đích dân sự.
Mặt khác, Ấn Độ cũng đã chấp nhận tách riêng các cơ sở hạt nhân mang tính quân sự và các cơ sở hạt nhân phục vụ dân sự, luôn tôn trọng những nguyên tắc an toàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) theo một hiệp định ký năm 2005 với Mỹ mà Thủ tướng Gillard coi đó là cơ sở tiền lệ cho quyết định nêu trên.
Dù không sử dụng năng lượng hạt nhân, Australia vẫn là nhà sản xuất urani lớn thứ ba trên thế giới sau Kazakhstan và Canada.
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Australia cũng là nước có trữ lượng urani lớn nhất thế giới, chiếm tới 23% trữ lượng toàn cầu./.
Theo TTXVN
Triều Tiên tuyên bố đạt bước nhảy vọt về hạt nhân Triều Tiên hôm nay tuyên bố đang đạt được tiến bộ lớn trong sản xuất uranium làm giàu thấp và khẳng định sẽ không chấp nhận đóng cửa chương trình này theo yêu cầu của Mỹ. Cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. "Việc xây dựng lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm và uranium làm giàu thấp để cung cấp nguyên liệu...